Tài liệu Sự giao thoa của tư tưởng nho giáo và phật giáo trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.Phật giáo và Nho giáo là hai học thuyết lớn của triết học nhân loại nói chung và triết học Phương Đông nói riêng. Hai học thuyết này đã ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng triết học Việt Nam. Sự ảnh hưởng ấy thể hiện trong trước tác của những nhà tư tưởng, trong sáng tác của những nhà văn, nhà thơ, trong lối sống, sinh hoạt của nhân dân ta hàng ngàn đời nay. Tuy nhiên, tùy vào từng giai đoạn lịch sử cụ thể với những điều kiện kinh tế khác nhau, các tư tưởng trên có biểu hiện riêng.


    Truyện Kiều là kiệt tác của văn học Việt Nam. Tác phẩm chứa đựng nhiều giá trị văn học và tư tưởng. Tiếp cận Truyện Kiều chúng ta sẽ hiểu hơn về xã hội Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động - giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX. Tiếp cận Truyện Kiều chúng ta cũng sẽ thấy rõ hơn những biểu hiện của tư tưởng Nho giáo và Phật giáo ở nước ta vào một giai đoạn lịch sử nhất định - giai đoạn cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX.


    2. Tư tưởng nho giáo, phật giáo

    2.1. Nho giáo


    Nho giáo là học thuyết tiêu biểu của triết học Trung Quốc cổ trung đại . Nho giáo do Khổng Tử sáng lập, xuất hiện vào khoảng thế kỉ thứ VI TCN, duới thời Xuân Thu. Những tư tưởng của Nho giáo được thể hiện trong hai bộ sách kinh điển: Tứ Thư và Ngũ Kinh. Tứ Thư có: Trung dung, Đại học, Luận Ngữ, Mạnh tử. Ngũ kinh có: thi, thư, lễ, dịch, xuân thu. Hệ thống kinh điển đó hầu như viết về chính trị, xã hội, ít viết về tự nhiên. Điều này cho thấy rõ xu hướng biện luận về xã hội, về chính trị đạo đức là những tưởng cốt lõi của Nho giáo.


    Học thuyết Nho giáo chứa nhiều nội dung nhưng ở đây chúng tôi chỉ bàn nội dung liên quan đến tác phẩm: Tư tưởng thiên mệnh. Nho giáo cho rằng con người và thế giới bên ngoài do trời sinh ra, số phận con người do trời định. Trời an bày địa vị của con người. Xuất phát từ tư tưởng này mà về sau vào thời nhà Hán, Đổng Trọng Thư nêu thuyết thiên nhân cảm ứng.


    Trong lịch sử phát triển của phong kiến Trung Quốc, Nho giáo có ảnh hưởng lớn về tư tưởng, nó được triều đình phong kiến vận dụng để xây dựng và củng cố quyền lực của nhà nước phong kiến. Nho giáo là cốt lõi của ý thức hệ phong kiến.


    2. 2. Phật giáo


    Đạo phật hình thành ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ VI TCN, người sáng lập là thái tử sidharta (Tất-Đại-Đa) . Đạo phật thực chất là một học thuyết về nỗi khổ và sự giải thoát. Đức phật từng dạy'' ta chỉ dạy một điều: khổ và khổ diệt. Cốt lõi của học thuyết này là tứ diệu đế (bốn chân lí kì diệu), gồm :


    Khổ đế: chân lí về bản chất nỗi khổ


    Nhân đế hay tập đế: là chân lí về nguyên nhân của nỗi khổ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...