Thạc Sĩ Sự gắn kết cộng đồng trong phương thức kinh doanh đa cấp tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Sự gắn kết cộng đồng trong phương thức kinh doanh đa cấp tại Việt Nam


    PHẦN MỞ ĐẦU​ ​ I.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Với chủ trương của Đảng và Nhà nước ta coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa; những năm gần đây các loại hình kinh doanh mới mẻ và đi kèm với nó là những nghề nghiệp mới ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Về mặt kinh tế, các loại hình nghề nghiệp mới này ra đời đáp ứng yêu cầu của thị trường và lợi ích chính đáng của người lao động, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân. Chúng ta có thể thấy rõ vai trò to lớn của các công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần ngoài quốc doanh .cũng như các loại hình dịch vụ mới trong việc thay đổi cơ cấu nền kinh tế cũng như cải thiện đời sống của người lao động. Tuy nhiên, thu nhập và mức sống chưa phải là những chỉ tiêu đầy đủ để đánh giá sự phát triển lành mạnh và bền vững của nền kinh tế. Người ta ngày càng quan tâm nhiều hơn đến chỉ số phát triển con người, có nghĩa là sự phát triển hoàn thiện, tự do, lành mạnh của nhân cách dưới hệ thống kinh tế ấy cũng như mối gắn kết hoà hợp của cá nhân với cộng đồng mà anh ta chung sống. Từ lý thuyết “tha hoá” của nhà triết học- xã hội học kinh điển C.Mác cách đây 1 thế kỷ đến khái niệm “đoàn kết xã hội” của Durkheim và luận điểm “Phát triển là quyền tự do” của nhà kinh tế học đoạt giải Nobel năm 1998 Amartya Sen đều thể hiện mối quan tâm chung rất to lớn đến điều này.
    Vậy những nghề nghiệp mới nảy sinh trong xã hội ta những năm qua tác động về mặt xã hội tới người lao động như thế nào? Chúng ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về định hướng giá trị, đời sống tinh thần của người lao động nhưng chưa có một công trình nào coi nghề nghiệp là biến số độc lập trọng tâm để lý giải những vấn đề ấy. Đặc biệt chúng ta cũng chưa có các công trình nghiên cứu cụ thể nào về một loại hình nghề nghiệp để xem xét những hệ quả toàn diện của nó tới người lao động bên cạnh vấn đề thu nhập. Đây là mảng trống trong xã hội học lao động ở nước ta.
    Trên cơ sở thực tế đó, tôi đã chọn nghiên cứu tác động của một loại nghề nghiệp rất mới ở nước ta: kinh doanh đa cấp, hay còn gọi là kinh doanh hệ thống, kinh doanh theo mạng ( network marketing/ multi level marketing) tới tính gắn kết cộng đồng của những người tham gia vào mô hình kinh doanh này
    II. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
     
Đang tải...