Báo Cáo Sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn từ năm 200

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1

    MỞ ĐẦU

    1.1. Cơ sở hình thành đề tài:

    Vốn luôn được coi là một trong những nhân tố quyết định cho quá trình sản xuất kinh doanh và tăng trưởng kinh tế của mỗi Quốc gia.

    Việt Nam đặt ra mục tiêu là thực hiện thành công quá trình CNH - HĐH đất nước, phấn đấu đến năm 2020 để Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Do đó, việc thu hút và sử dụng vốn trở thành chiến lược hàng đầu của đất nước.

    Nền kinh tế nước ta xuất phát từ một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu nên nguồn vốn trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư. Vì vậy, cần phải có nguồn vốn đầu tư nước ngoài nói chung và nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) nói riêng là rất quan trọng.

    Đầu tư cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại là nền tảng cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội. Một số công trình hạ tầng giao thông, cấp thoát nước được xây dựng bằng nguồn vốn ODA (chủ yếu là các thành phố lớn) đã tạo được những diện mạo mới trong nếp sống văn minh đô thị. Tuy nhiên, so với cả nước thì ĐBSCL thu hút vốn ODA còn khá khiêm tốn trong các dự án phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Khu vực ĐBSCL có nhiều thuận lợi nhưng chưa được đầu tư đúng mức để phát triển kinh tế xã hội. Hiện nay chủ trương chung ở khu vực là tập trung thu hút, sử dụng vốn ODA hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế.

    Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, nguồn cung cấp ODA không ngừng giảm sút sự cạnh tranh quốc tế trong việc thu hút sử dụng ODA diễn ra ngày càng gay gắt. Vì thế, việc phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng vốn ODA cho phát triển hạ tầng kỹ thuật ở ĐBSCL là hết sức cần thiết.

    Chính vì tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết của việc sử dụng vốn ODA cho phát triển ĐBSCL nên tôi quyết định chọn đề tài “Sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn từ năm 2001 - 2010” để làm chuyên đề năm ba. Ngoài việc mang lại tính kịp thời, hy vọng chuyên đề này sẽ đóng góp một phần vào các quyết định của các nhà tài trợ cũng như các nhà quản lý và sử dụng vốn ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở ĐBSCL.

    1.2. Mục tiêu nghiên cứu:

    - Phân tích tình hình sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở ĐBSCL.

    - Tìm ra nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong việc sử dụng vốn ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở ĐBSCL.

    - Khuyến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở ĐBSCL.

    1.3. Phạm vi nghiên cứu:

    Đề tài tập trung nghiên cứu việc sử dụng vốn ODA trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở ĐBSCL. Thực trạng sử dụng, những thành tựu và khó khăn tồn tại.

    Đề tài nghiên cứu ở khu vực các tỉnh ĐBSCL.

    Đề tài nghiên cứu trong giai đoạn từ 2001 - 2010.

    1.4. Ý nghĩa nghiên cứu:

    - Làm cơ sở cho việc ra quyết định của các nhà tài trợ đầu tư vốn ODA vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở ĐBSCL.

    - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở ĐBSCL.

    - Thấy được những bất cập trong công tác quản lý và sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở ĐBSCL.

    - Định hướng cho việc sử dụng vốn ODA trong tương lai.

    - Thấy được những thành tựu trong công tác quản lý và sử dụng vốn ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở ĐBSCL để thu hút ngày càng nhiều vốn ODA đầu tư vào khu vực.

    1.5. Phương pháp nghiên cứu:

    1.5.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu:

    Dựa trên các số liệu, dữ liệu thứ cấp:

    - Các thông tin về nguồn vốn ODA đầu tư vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở ĐBSCL trong giai đoạn từ năm 2001 - 2010 thông qua Bộ kế hoạch đầu tư.

    - Một số tạp chí chuyên ngành và qua Internet cũng như qua sách báo v.v

    - Những nghiên cứu của anh (chị) sinh viên trước đây.

    1.5.2. Phương pháp phân tích

    Các phương pháp phân tích cụ thể là phương pháp so sánh, thống kê, tổng hợp và khái quát hóa.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...