Luận Văn sử dụng vốn cố định ở Công ty dệt kim đông xuân Hà Nội

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    sử dụng vốn cố định ở Công ty dệt kim đông xuân Hà Nội


    Chương I: Tổng quan về Công ty dệt kim đông xuân Hà Nội
    - Chương II: Thực trạng quản lý vốn cố định tại Công ty dệt kim đông xuân Hà Nội.
    - Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn cố định tại Công ty dệt kim đông xuân Hà Nội.

    CHƯƠNG II
    THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNH
    TẠI CÔNG TY DỆT KIM ĐÔNG XUÂN HÀ NỘI

    I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNH
    1. Khái niệm đặc điểm của tài sản cố định trong doanh nghiệp
    Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải có các yếu tố: Sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động
    Tài sản cố định (TSCĐ) trong doanh nghiệp là những tư liệu lao động có giá trị lớn tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, còn giá trị của nó thì được chuyển dịch từng phần vào giá trị sản phẩm trong các chu kỳ sản xuất. Theo chế độ tài chính hiện hành của nước ta (Thông tư số 10 TC/CĐKT ngày 20 tháng 3 năm 1997) thì những tư liệu được coi là tài sản cố định phải đủ hai điều kiện sau:
    - Có thời gian sử dụng trên một năm
    - Có giá trị từ 5 triệu VNĐ trở lên
    Những tư liệu lao động không đủ các tiêu chuẩn quy định được coi là những công cụ nhỏ, được mua sắm bằng nguồn vố lưu động của doanh nghiệp.
    Đặc điểm chung của các loại tài sản cố định trong doanh nghiệp là tham gia vào chu kỳ sản xuất sản phẩm với vai trò là các công cụ lao động. Trong quá trình đó hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu của tài sản cố định không thay đổi. Song giá trị của nó lại được chuyển dịch dần từng phần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra. Bộ phận giá trị chuyển dịch này cấu thành một yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được bù đắp mỗi khi sản phẩm được tiêu thụ.
    2. Phân loại tài sản cố định trong doanh nghiệp
    Phân loại TSCĐ là việc phân chia toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp theo những tiêu thức nhất định, nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Thông thường có những cách phân loại chủ yếu sau:
    2.1. Phân loại theo hình thái biểu hiện:
    Theo cách phân loại này TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành hai loại:
    - TSCĐ có hình thái vật chất (TSCĐ hữu hình)
    - TSCĐ không có hình thái vật chất (TSCĐ vô hình)
    Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp thấy được cơ cấu đầu tư của TSCĐ. Hữu hình và vô hình từ đó lựa chọn các quyết định đầu tư hoặc điều chỉnh cơ cấu sao cho phù hợp và có hiệu quả nhất.
    2.2. Phân loại theo mục đích sử dụng
    Theo tiêu thức này toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành 3 loại:
    - TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh
    - TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi sự nghiệp an ninh quốc phòng
    - Các TSCĐ bảo quản hộ gửi hộ, cất giữ hộ nhà nước
    Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp thấy được cơ cấu TSCĐ của mình theo mục đích sử dụng của nó. Từ đó có biện pháp quản lý TSCĐ theo mục đích sử dụng sao cho có hiệu quả nhất.
    2.3. Phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế
    Căn cứ vào công dụng kinh tế của TSCĐ, toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp có thể chia thành các loại sau:
    - Nhà cửa, vật kiến trúc
    - Máy móc thiết bị
    - Phương tiện vận tải
    - Thiết bị dụng cụ quản lý
    - Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm
    - Các loại TSCĐ khác
    Cách phân loại này cho thấy công dụng cụ thể của từng loại TSCĐ trong doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý sử dụng TSCĐ và tính toán khấu hao TSCĐ chính xác.
    2.4. Phân loại theo tình hình sử dụng
    Căn cứ vào tình hình sử dụng người ta chia TSCĐ của doanh nghiệp ra thành các loại.
    - TSCĐ đang sử dụng
    - TSCĐ chưa cần dùng
     
Đang tải...