Tiến Sĩ Sử dụng vạt đùi trước ngoài trong tạo hình vùng mũi mặt

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015


    1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
    Do cơ chế gây bệnh đa dạng nên tổn thương ở vùng mũi mặt có thể
    xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau như mất phần mềm, mất một phần
    khung nâng đỡ hay toàn bộ chiều dày vùng mũi mặt. Chính vì thế
    phẫu thuật viên cần phải đánh giá tình trạng bệnh nhân và cân nhắc
    thật cẩn trọng để đưa ra quyết định thích hợp không chỉ đáp ứng
    được yêu cầu chức năng mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ nhằm cải
    thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.
    Các phương pháp như khâu trực tiếp, ghép da dày toàn bộ, vạt da kế
    cận để điều trị cho các tổn thương mất chất tương đối đơn giản ở
    vùng mũi mặt, không thể thực hiện trong các trường hợp tổn thương
    mất chất rộng vì vạt không đủ lớn. Ứng dụng vạt từ xa hay vạt tự do
    được xem là một bước tiến lớn trong lĩnh vực tạo hình.
    Khả năng tạo vạt có kích thước lớn, có thể xẻ vạt, độ dày linh hoạt là
    những ưu điểm thuyết phục các nhà tạo hình thế giới sử dụng vạt
    ALT như lựa chọn đầu tay trong tạo hình các tổn thương phức tạp.
    Tại Việt Nam, vạt ALT chỉ mới dừng lại ở việc tái tạo các vùng tổn
    thương giản đơn, có cấu trúc hai chiều. Với mong muốn đánh giá
    hiệu quả của vạt ALT trong phẫu thuật tạo hình các chi tiết có cấu
    trúc ba chiều ở vùng mũi mặt đồng thời tìm ra giải pháp khắc phục
    những tồn tại của vạt ALT chúng tôi tiến hành đề tài “Sử dụng vạt
    đùi trước ngoài trong tạo hình vùng mũi mặt ” với các mục tiêu
    như sau:
    1. Đánh giá đặc điểm tổn thương và chỉ định phương pháp tạo
    hình mất chất mô mềm rộng vùng mũi mặt.
    2. Đánh giá tính chất của vạt đùi trước ngoài trong tạo hình tổn
    thương mất chất mô mềm rộng vùng mũi mặt.
    3. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật tổn thương phức tạp
    vùng mũi mặt bằng vạt đùi trước ngoài có làm mỏng bằng kĩ
    thuật vi phẫu tích.
    2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
    Khuôn mặt là sự kết hợp hài hoà giữa các cơ quan có tính hai chiều
    và ba chiều trong không gian nên chỉ một thay đổi nhỏ cũng có thể
    ảnh hưởng đến đường nét và tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Hơn nữa
    do tính chất da đặc trưng khác hẳn so với các vùng khác trên cơ thể



    nên việc lựa chọn kỹ thuật và vật liệu để tái tạo vùng mũi mặt luôn là
    một thách thức lớn đối với các nhà tạo hình. Trước đây, phẫu thuật
    viên thường sử dụng các loại vạt tự do để tái tạo những tổn khuyết
    có diện tích rộng ở vùng mũi mặt, nhưng vì không thể điều chỉnh
    được độ dày mỏng theo yêu cầu thiết kế, nên để đạt được mục đích
    điều trị, bệnh nhân phải trải qua rất nhiều cuộc phẫu thuật. Điều này
    không chỉ kéo dài thời gian và chi phí điều trị mà còn ảnh hưởng
    nhiều đến sức khỏe và tâm lý của người bệnh. Do điều kiện kinh tế
    khó khăn, mặc dù rất mong muốn được tạo hình để khôi phục thẩm
    mỹ và chức năng nhưng đa số bệnh nhân khó đeo đuổi điều trị đến
    cùng vì không có khả năng chi trả viện phí cho nhiều lần phẫu thuật.
    Khi sử dụng vạt đùi trước ngoài với kĩ thuật làm mỏng vi phẫu tích
    để tạo hình các tổn khuyết phức tạp ở vùng mũi mặt, nhóm nghiên
    cứu đã thành công khi hầu hết bệnh nhân đều hài lòng với kết quả
    điều trị chỉ sau một lần phẫu thuật duy nhất.
     
Đang tải...