Tiểu Luận Sử dụng thiết bị dạy học Hoá học và ứng dụng công nghệ thông tin góp phần đổi mới phương pháp dạy họ

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
    Việc đào tạo con người có trình độ khoa học, đủ sức tiếp cận với sự phát triển của thế giới là việc làm cần thiết và cực kỳ quan trọng đối với nền Giáo dục của mỗi đất nước.
    Đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay, để phát triển Giáo dục thì không còn cách nào khác là chúng ta phải cải cách Giáo dục trên nhiều phương diện như mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy, phương tiện dạy học Tất cả cùng mục đích nâng cao hiệu quả tiếp thu kiến thức, phát huy tính tích cực chủ đạo và năng lực sáng tạo của học sinh. Do vậy chương trình sách giáo khoa mới đòi hỏi giáo viên tham gia giảng dạy phải thực sự nắm bắt và đổi mới phương pháp dạy học.
    Qua giảng dạy bộ môn Hoá học ở trường THCS, tôi thấy việc dạy bộ môn Hoá học gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:
    1, Về thuận lợi
    Hệ thống SGK hoá học ở bậc THCS được soạn thảo phù hợp với phương pháp dạy học mới hiện nay, phù hợp với trình độ của học sinh. Với nội dung và phương pháp dạy học mới đã góp phần tích cực Giáo dục học sinh các kỹ năng:
    - Thu thập, xử lý, truyền đạt thông tin.
    - Sử dụng các dụng cụ thí nghiệm phổ biến.
    - Giải thích các hiện tượng hoá học đơn giản.
    - Bước đầu biết áp dụng, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
    - Vận dụng được kiến thức hoá học để giải một số bài tập hoá học phù hợp trình độ học sinh cấp THCS.
    - Phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh. Tạo cho học sinh thói quen tự lực, chủ động khám phá tri thức mới.
    - Giáo dục tình cảm, thái độ của học sinh, tạo hứng thú học tập bộ môn. Xây dựng ý thức áp dụng kiến thức học tập được vào cuộc sống, giáo dục thái độ trung thực, thắng thắn, tỉ mỉ, chính xác, tinh thần làm việc tập thể.
    Đi đôi với nội dung và phương pháp giảng dạy được đổi mới thì nhà trường đã trang bị khá đầy đủ các thiết bị dạy học cần thiết cho mỗi bài học. Bản thân tôi đã được học tập cả về việc đổi mới phương pháp dạy học và cách sử dụng thiết bị dạy học trong giờ học. Do vậy các giờ học tôi đã thực hiện được vai trò chỉ đạo hướng dẫn, vai trò phát triển được sự chủ động sáng tạo tiếp thu kiến thức của học sinh.
    2, Về khó khăn:
    - Học sinh: Chưa hoàn toàn có thói quen học tập tự chủ, sáng tạo. Đối tượng học sinh trong lớp không đồng đều: Có đối tượng rất tích cực, năng động, tư duy nhanh nhạy, dễ tiếp thu kiến thức. Nhưng nhiều đối tượng học sinh có sự ỳ rất lớn, chưa hoàn toàn cuốn hút theo hoạt động chung, thụ động, thiếu tích cực trong học tập.
    - Phương pháp dạy học mới đòi hỏi trang thiết bị dạy học đầy đủ, cơ sở vật chất phù hợp với phương tiện dạy học hiện đại Hiện nay, các trường học đã được trang bị khá đầy đủ dụng cụ thí nghiệm cho các môn học nhưng một số dụng cụ như giấy quỳ tím, một số húa chất . chưa có độ chính xác cao. Hệ thống tranh vẽ của môn hoá học còn ít, độ bền của một số dụng cụ TN chưa thật tốt như ống hút, ống nghiệm Điều đó thực sự gây nhiều khó khăn cho giáo viên dạy môn hoá học.
    Chương trình kiến thức hoá học với lượng kiến thức không nhỏ, đòi hỏi kỹ năng thực hành của học sinh nhiều và lượng bài tập hoá học học sinh phải giải khá nhiều có bài khó nhưng số lượng giờ học chỉ có 2 tiết/tuần đối với cả hoá 8 và hoá 9, nên giáo viên rất khó khăn khi tổ chức chữa bài tập để rèn kỹ năng giải BT cho học sinh.
    - Khó khăn mà giáo viên hoá học thường xuyên gặp là hầu hết các bài dạy đều đòi hỏi giáo viên phải tổ chức được các nhóm học sinh trong lớp làm được thí nghiệm mà mỗi bài học yêu cầu. Nhiều giờ dạy thời gian cho thí nghiệm mất nhiều dẫn đến việc phân bố thời gian rèn kiến thức khác bị ảnh hưởng.
    - Bộ môn hoá học cùng với một số bộ môn ít giờ khác đa số vẫn bị học sinh coi là bộ môn phụ, học sinh ít khi chuyên tâm vào học tập mà chủ yếu lao vào học các bộ môn nhiều tiết / tuần.
    - Trước những khó khăn như vậy, tôi đã phải cố gắng làm sao cho mỗi giờ dạy của mình vừa dạy đúng phương pháp tổ chức tốt nhóm học sinh thực hành thành công, đảm bảo lượng kiến thức học sinh cần tiếp thu được và cuốn hút học sinh trong mỗi giờ học .Đặc biệt qua mỗi giờ dạy, mỗi năm giảng dạy tôi phải tự rút ra cho mình những kinh nghiệm để ngày càng nâng cao chất lượng giảng dạy môn hoá học.
    Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi muốn viết một số kinh nghiệm về việc "sử dụng thiết bị dạy học Hoá học và ứng dụng công nghệ thông tin góp phần đổi mới phương pháp dạy học Hoá học để nâng cao chất lượng giảng dạy.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...