Tiểu Luận Sử dụng thí nghiệm như thế nào trong giảng dạy Vật lý để giờ học có hiệu quả hơn?

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Như chúng ta biết thế giới đã bước sang thế kỷ 21 cùng với sự phát triển sâu rộng của khoa học kĩ thuật và công nghệ. Trước bối cảnh thế giới đang tiến gần đến một nền kinh tế trong phạm vi toàn cầu, sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin. Việt Nam cũng trên đà phát triển và xem giáo dục là công cụ mạnh nhất để theo kịp với các nước phát triển trên thế giới.
    Trong những năm gần đây, nghị quyết của Đại hội Đảng và nhiều văn kiện khác của nhà nước, của Bộ Giáo dục- Đào tạo đều nhấn manh việc đổi mới phương pháp là một nhiệm vụ quan trọng của tất cả các cấp học và bậc học ở nước ta, nhằm đào tạo những con người tích cực, tự giác, năng động sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 của ban chấp hành trung ương khóa VIII về những giải pháp chủ yếu trong giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học.
    Từng bước áp dụng những phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh , ”.
    Năm học 2007 – 2008 là năm thứ sáu thực hiện chủ trương của ngành Giáo dục Đào tạo là: Phải thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy từ phương pháp dạy học "cũ – thụ động ” thầy đọc – trò chép” sang phương pháp giảng dạy tích cực – chủ động, sáng tạo theo hướng “Phát huy trí lực của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm”. Cũng như hết thầy các thầy cô giáo khác trong 4 năm học qua nhóm giáo viên dạy Vật lý trường THCS Quang Trung chúng tôi tôi cũng đã trăn trở, tìm tòi, từng bước thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo yêu cầu của ngành giáo dục đề ra bởi chúng ta đều bết phương pháp giảng dạy là một trong những yếu tố cơ bản và quan trọng nhằm truyền đạt kiến thức tới học sinh đạt hiệu quả tốt nhất. Phương pháp giảng dạy phù hợp, khoa học sẽ là con đường giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả, phát huy trí lực của người học. Mỗi cấp học, mỗi bộ môn đều phải có một phương pháp giảng dạy phù hợp và phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện và đây cũng chính là một trong những yếu tố, động lực nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh hiện nay.
    Trước yêu cầu cấp bách đó, giáo viên bậc trung học cơ sở nói riêng và đội ngũ nhà giáo viên nói chung, luôn học hỏi tìm ra các biện pháp giảng dạy tốt nhất giúp học sinh tham gia một cách tích cực chủ động vào học tập phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh. Từ đó học sinh thấy thích được học môn học nói chung cũng như bộ môn Vật lý nói riêng và ham muốn khám phá tri thức nhân loại.
    Từ những suy nghĩ, trên tôi đã nghiên cứu trao đổi với các nhóm bộ môn cũng như với giáo viên dạy bộ môn Vật lý về vấn đề khai thác các thí nghiệm trong các giờ học vật lý, nhất là thí nghiệm vật lý 7. Đây là khối lớp mà bước đầu các em đã được làm quen với phương phát đổi mới trong dạy học, đó là điều kiện rất thuận lợi để có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh. Trong chuyên đề này tôi muốn đề cập đến việc sử dụng thí nghiệm như thế nào trong giảng dạy Vật lý để giờ học có hiệu quả hơn?
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...