Tiểu Luận sử dụng tài liệu văn học trong giờ học sử.

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

    1. Cơ sở lý luận:

    Tại kỳ họp của Quốc hội khoá X năm 2000, Quốc hội X đã thông qua Nghị quyết số 40/2000/QH10 về vấn đề đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Tiếp đó ngày 11/6/2001 Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg về đổi mới giáo dục phổ thông. Trong đó nhấn mạnh mục tiêu của chương trình đổi mới giáo dục phổ thông là nhằm thay đổi cách dạy và học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh. Một trong những phương pháp để tích cực hoá hoạt động dạy và học đó là việc dạy học liên môn.

    Dạy học liên môn là 1 trong những nguyên tắc quan trọng của dạy học ở trường phổ thông nói chung, môn lịch sử nói riêng. Nó góp phần bổ sung lượng kiến thức các môn học khác cho bài học, giúp học sinh hứng thú say mê học tập, góp phần nâng cao hiệu quả bài học.

    Mặt khác, bộ môn lịch sử cung cấp cho học sinh những tri thức ở nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc và thế giới (cả tri thức về khoa học xã hội và khoa học tự nhiên). Do đó việc dạy học liên môn là dùng các kiến thức ở các bộ môn khác bổ sung, hỗ trợ làm sáng rõ hơn kiến thức mà học sinh đang được học trong môn học, cụ thể ở đây là bộ môn lịch sử và việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịc sử. Từ cơ sở đó tôi mạnh dạn xin trình bày 1 số kinh nghiệm về sử dụng tài liệu văn học trong giờ học sử.


    2. Cơ sở thực tiễn:

    “Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ; lịch sử loài người mà chúng ta học là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay” (SGK Lịch sử 6 – trang 3 – NXB Giáo dục năm 2002).

    Như vậy, qua khái niệm trên chúng ta đều thấy rằng: Việc học lịch sử có nét đặc trưng riêng, có cái khó riêng. Đó là người học không thể tri giác trực tiếp; không thể “sờ” hay làm thí nghiệm trong phòng thí nghiệm mà buộc phải tư duy, phải trừu tượng hoá, khái quát hoá để dựng lại những gì đã diễn ra trong quá khứ, thông qua các sự kiện, niên đại, nhân vật .Để làm được điều đó ngoài việc sử dụng các nguồn tư liệu sử học (hiện vật, văn tự cổ ) thì việc sử dụng các tác phẩm văn học cũng có tác dụng rất lớn trong việc “dựng lại” lịch sử.

    Bên cạnh đó, việc dạy và học lịch sử ở nhiều trường phổ thông hiện nay đang gặp nhiều khó khăn. Đó là tình trạng đại bộ phận học sinh đang dần “xa lánh” môn lịch sử, không còn hứng thú với việc học tập môn lịch sử. Đây là thực trạng đáng buồn. Bởi vì, sử học ở trường phổ thông có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm và hình thành nhân cách của học sinh.

    Tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng trên, theo tôi có nhiều nguyên nhân (gia đình – xã hội – nhà trường). Trong đó 1 nguyên nhân quan trọng dẫn tới hiện tượng trên đó là: Giáo viên dạy sử còn để giờ dạy sử quá khô khan, nặng nề nên thiếu sự thu hút đối với học sinh. Do đó, để khắc phục hiện tượng này, theo tôi ngoài việc đổi mới phương pháp, tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan thì chúng ta nên sử dụng nhiều hơn nữa nguồn tài liệu văn học trong giờ học lịch sử để làm bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...