Tiểu Luận Sử dụng PP Biểu đồ hình chữ nhật để hướng dẫn HSTH giải các bài toán có 3 đại lượng

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. PHẦN MỞ ĐẦU
    I. Đặt vấn đề
    Trong chương trình Toán Tiểu học có rất nhiều dạng toán khó đối với học sinh. Mặc dù số lượng bài toán ở các dạng toán này không nhiều song đây là dạng toán có khả năng giúp học sinh rèn luyện và phát triền năng lực tư duy rất tốt. Các bài toán có 3 đại lượng, trong đó 1 đại lượng là tích của 2 đại lượng kia là một trong nhưng dạng toán như vậy. Trong quá trình dạy học sinh giải toán, khi gặp các bài toán dạng này hầu hết giáo viên đã sử dụng các phương pháp giải toán: phương pháp dùng sơ đồ đoạn thẳng, phương pháp chia tỉ lệ, phương pháp giả thiết tạm . Song thực tế cho thấy các phương pháp giải toán này khi áp dụng để giải các bài toán có 3 đại lượng nói trên đều bộc lộ những hạn chế nhất định, làm cho học sinh rất khó hiểu và lúng túng trong việc tìm ra mối quan hệ toán học giữa các đại lượng của bài toán. Do đó rất ít học sinh thực hiện giải một cách đầy đủ, rõ ràng và logic.
    Trước những khó khăn, vướng mắc của học sinh đã thôi thúc tôi trong nhiều năm qua luôn suy nghĩ,nghiên cứu để tìm ra phương pháp giải phù hợp, giúp học sinh giải dạng toán này dễ dàng hơn. Qua quá trình nghiên cứu, tìm tòi các phương pháp giải toán và vận dụng vào thực tế dạy học tôi thấy phương pháp “Biểu đồ hình chữ nhật” thật sự là phương pháp hiệu quả giúp học sinh có thể giải các bài toán có 3 đại lượng nói trên với nhiều thuận lợi hơn.
    II. Mục đích nghiên cứu
    Tìm phương pháp giải toán hữu hiệu, dễ hiểu nhất để hướng dẫn học sinh Tiểu học giải các bài toán có 3 đại lượng, trong một đại lượng là tích của 2 đại lượng kia.
    III. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Sử dụng phương pháp “Biểu đồ hình chữ nhật” để hướng dẫn học sinh giải các bài toán có 3 đại lượng: Bài toán chuyển động đều, bài toán về vòi nước chảy, bài toán về khối lượng công việc, bài toán về tính sản lượng công việc .
    IV. Phương pháp nghiên cứu
    Để thực hiện SKKN này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
    - Nghiên cứu, tìm hiểu các tài liệu tham khảo liên quan.
    - Phương pháp thực nghiệm.
    - Phương pháp điều tra, khảo sát, đối chiếu .
    - Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu tôi còn tham khảo ý kiến của bạn bè đồng nghiệp, của hội đồng khoa học cấp trường và cấp huyện.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...