Luận Văn Sử dụng phương pháp thống kê trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Sử dụng phương pháp thống kê trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh


    LỜI NÓI ĐẦU
    Từ khi chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước , nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều khởi sắc đáng mừng. Trong cơ chế thị trường, mọi thành phần kinh tế đều có quyền tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh và tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Để đảm bảo cạnh tranh thắng lợi, giúp cho doanh nghiệp đứng vững và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự đổi mới phù hợp với sự phát triển chung của xã hội và phải tự vươn lên, tự khẳng định mình. Chỉ có những doanh nghiệp tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh của mình một cách hiệu quả thì mới có thể tồn tại và phát triển. Vì thế hiệu quả sản xuất kinh doanh là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Không doanh nghiệp nào hoạt động lại không tính đến hiệu quả kinh doanh.
    Vì vậy, trong thời gian thực tập tại công ty kinh doanh vận tải lương thực, em đã chọn vấn đề " sử dụng phương pháp thống kê trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp" làm đề tài thực tập.
    Nội dung đề tài gồm 3 chương không kể lời nói đầu và kết luận.
    Chương I : những vấn đề lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
    Chương II : xác định hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp thống kê đánh giá và phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
    Chương III : vận dụng hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp thôngs kê để đánh giá, phân tích hiệu quả và kết quả sản xuất kinh doanh ở công ty kinh doanh vận tải lương thực.


    CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.
    I.Khái niệm, các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
    Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế đã và đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm đến. Khi bàn về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các nhà kinh tế đã đưa ra rất nhiều khái niệm khác nhau.
    -Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức độ hữu ích của sản phẩm sản xuất ra tức là giá trị sử dụng của nó : hoặc là doanh thu và nhất là lợi nhuận thu được sau quá trình kinh doanh.
    Quan điểm này lẫn lộn giữa hiệu quả với kết quả sản xuất kinh doanh, giữa hiệu quả với mục tiêu kinh doanh.
    -Hiệu quả sản xuất kinh doanh là sự tăng trưởng kinh tế được phản ánh qua nhịp độ tăng và các chỉ tiêu kinh tế.
    Quan điểm này là phiến diện trên giác độ biến động theo thời gian.
    Hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh tế quan trọng biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt được với chi phí nguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết quả kinh doanh đó.
    Từ nhận xét về các khái niệm của hiệu quả sản xuất kinh doanh ở trên, ta có một khái niệm tổng hợp và bao quát hơn :
    Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và
    trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh.
    * Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả của sản xuất kinh doanh :
    + Thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của doanh nghiệp :
    Thị trường là nơi diễn ra mọi hoạt động giao dịch buôn bán, là nơi xuất hiện các cuộc cạnh tranh găy gắt cả về giá cả, chất lượng mẫu mã, quy cách, chủng loại . sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần chiếm lĩnh được thị trường. Đó là yếu tố quyết định cũng là yếu tố phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
    Thị trường đầu vào ảnh hưởng tới tính liên tục và tính hiệu quả sản xuất. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cung ứng cho thị trường đầu ra của doanh nghiệp.
    Thị trường đầu ra của doanh nghiệp quyết định quá trình tái sản xuất mở rộng và hiệu quả kinh doanh. Muốn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu nhu cầu thị trường, thị hiếu khách hàng và khả năng của bản thân doanh nghiệp đối với các yếu tố đầu vào cảu sản xuất.
    + Nhân tố con người :
     
Đang tải...