Thạc Sĩ Sử dụng phương pháp phân tích cơ sở, phân tích kỹ thuật để dự báo giá vàng trên thế giới nhằm xây dự

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sỹ thương mại: Sử dụng phương pháp phân tích cơ sở, phân tích kỹ thuật để dự báo giá vàng trên thế giới nhằm xây dựng chiến lược quản trị rủi ro trong kinh doanh vàng tại Việt Nam

    1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG --------------------------------- PHẠM THỊ BÍCH SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CƠ SỞ, PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ĐỂ DỰ BÁO GIÁ VÀNG TRÊN THẾ GIỚI NHẰM XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH VÀNG TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : Thương mại Mã số : 60.34.10 LUẬN VĂN THẠC SỸ THƯƠNG MẠI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Mai Thu Hiền Hà Nội - 2010
    2. LỜI CẢM ƠN Trước tiên tôi xin cảm ơn cô giáo TS. Mai Thu Hiền - Khoa tài chính ngân hàng trường Đại học Ngoại thương Hà Nội đã tận tình giúp tôi định hướng nghiên cứu và góp ý chỉnh sửa trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin cảm ơn tới toàn thể các thầy, cô giáo đã truyền đạt và giúp tôi có thêm những kiến thức chuyên môn chuyên sâu về chuyên ngành Thương mại quốc tế trong suốt hai năm học tập và nghiên cứu tại khoa sau đại học trường Đại học ngoại thương. Xin chân thành cảm ơn những người bạn của tôi đã giúp đỡ tôi rất nhiều về kiến thức thực tế để giúp tôi nghiên cứu đề tài này. Đây là đề tài về một lĩnh vực mới tại Việt Nam, chưa có một công trình nghiên cứu trước đó cộng với nguồn thông tin và khả năng nghiên cứu còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng từ các thầy cô và những người quan tâm đến đề tài để hoàn thiện và áp dụng hiệu quả đề tài vào thực tiễn. Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2010 Tác giả luận văn Phạm Thị Bích
    3. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CƠ SỞ, PHÂN TÍCH KỸ THUẬT VÀ CÁC PHƯƠNG THỨC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ VÀNG . 4 1.1 Tổng quan về thị trường vàng thế giới . 4 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường vàng . 4 1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng . 7 1.2 Một số lý thuyết cơ bản về phương pháp phân tích cơ sở 11 1.2.1 Khái niệm và đặc điểm. 11 1.2.2 Các yếu tố cơ bản trong phân tích cơ sở 11 1.2.3 Nội dung chính của phân tích cơ sở . 12 1.3 Lý thuyết cơ bản về phương pháp phân tích kỹ thuật 18 1.3.1 Khái niệm và các giả định sử dụng trong phương pháp phân tích kỹ thuật . 18 1.3.2 Các lý thuyết cơ bản của phân tích kỹ thuật . 20 1.3.3 Nội dung chính của phân tích kỹ thuật . 22 1.4 Rủi ro và các phương thức quản trị rủi ro trong đầu tư vàng . 35 1.4.1 Các rủi ro thường gặp trong đầu tư vàng 35 1.4.2 Các phương thức cơ bản để quản trị rủi ro 38 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CƠ SỞ VÀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT TRONG DỰ BÁO GIÁ VÀNG THẾ GIỚI ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH VÀNG TẠI VIỆT NAM 43
    4. 2.1 Tình hình thị trường vàng thế giới 43 2.1.1 Nguồn cung vàng trên thị trường . 44 2.1.2 Cầu về vàng trên thị trường . 47 2.1.3 Biến động giá vàng thế giới . 50 2.2 Thực trạng thị trường vàng Việt Nam trong thời gian gần đây . 52 2.2.1 Các chủ thể tham gia thị trường . 52 2.2.2 Khung pháp lý quản lý hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam 56 2.2.3 Đánh giá thực trạng Việt Nam trong năm 2008-2009 . 62 2.3Thực trạng quản trị rủi ro trong kinh doanh vàng tại Việt Nam . 65 2.3.1 Các rủi ro liên quan đến đầu tư vàng . 65 2.3.2 Các biện pháp quản trị rủi ro đã sử dụng trong kinh doanh vàng tại Việt Nam . 70 2.3.3 Thực trạng áp dụng phương pháp phân tích cơ sở và phân tích kỹ thuật trong dự báo giá vàng tại Việt Nam . 73 2.3.4 Đánh giá các biện pháp quản trị rủi ro đã sử dụng trong kinh doanh vàng tại Việt Nam 77 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CƠ SỞ VÀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT TRONG DỰ BÁO GIÁ VÀNG THẾ GIỚI ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH VÀNG TẠI VIỆT NAM 80 3.1 Xu hướng phát triển thị trường vàng trên thế giới và Việt Nam . 80 3.1.1 Thị trường vàng thế giới hiện nay và triển vọng 80 3.1.2 Xu hướng phát triển thị trường vàng Việt Nam 83 3.2 Một số giải pháp triển khai áp dụng phương pháp phân tích cơ sở và phân tích kỹ thuật trong dự báo giá vàng tại Việt Nam 92 3.2.1 Xây dựng hệ thống phân tích cơ sở và phân tích kỹ thuật phù hợp với thị trường vàng Việt Nam . 92
    5. 3.2.2 Giải pháp về nguồn cung cấp thông tin đầu vào cho hai phương pháp phân tích cơ sở và phân tích kỹ thuật . 95 3.2.3 Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn để sử dụng hai phương pháp phân tích cơ sở và phân tích kỹ thuật 95 3.3 Giải pháp xây dựng chiến lược quản trị rủi ro dựa trên hai phương pháp phân tích cơ sở và phân tích kỹ thuật trong dự báo giá vàng . 96 3.3.1 Áp dụng phương pháp phân tích cơ sở và phân tích kỹ thuật để xây dựng hệ thống dự báo giá vàng cập nhật thường xuyên với độ chính xác cao . 96 3.3.2 Áp dụng phương pháp phân tích kỹ thuật và phân tích cơ sở trong dự báo giá để hỗ trợ xây dựng và phát triển các hợp đồng phái sinh 96 3.3.3 Nâng cao vai trò của phương pháp phân tích và dự báo giá trong quản trị rủi ro. 98 3.4 Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý 98 KẾT LUẬN . 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Tên Tiếng Anh Tiếng Việt IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế OTC Over the counter Phi tập trung NHTW Ngân hàng trung ương ETFs Exchange-traded funds Các quĩ đầu tư GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm nội dịa Organization of Petroleum OPEC Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ Exporting Countries FED Federal Reserve System Cục dự trữ liên bang Mỹ SGDV Sàn giao dịch vàng CTCP Công ty cổ phần PTKT Phân tích kỹ thuật $ USD Đô la Mỹ
    7. DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ BẢNG TÊN BẢNG TRANG Thu nhập vàng hàng năm tại thị trường vàng thế Hình 1.1 7 giới Hình 1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng thế giới 8 Hình 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng Việt Nam 10 Hình 1.4 Biểu đồ thanh 23 Hình 1.5 Biểu đồ giá đỡ 23 Hình 1.6 Đường xu thế 24 Hình 1.7 Kênh 25 Hình 1.8 Kênh (phá vỡ đường xu thế) 26 Hình 1.9 Kênh mới 27 Hình 1.10 Kênh (xu thế giảm) 27 Hình 1.11 Mức kháng cự và hỗ trợ 28 Hình 1.12 Sóng Elliot 30 Hình 1.13 Đồ thị khối lượng 32 Hình 1.14 Đường trung bình động 33 Cung - cầu vàng trên toàn thế giới giai đoạn Biểu 2.1 43 2007-2009 Thống kê nguồn cung vàng thế giới từ các mỏ Biểu 2.2 46 vàng giai đoạn 2001-2008 Đồ thị giá vàng trung bình năm giai đoạn 1990- Biểu 2.3 50 2009 Biểu 2.4 Giá vàng thế giới năm 2008 51 Biểu 2.5 Giá vàng thế giới năm 2009 52 Đồ thị giá, đường MACD, Bollingerband (7 kỳ), Hình 3.1 đường xu hướng từ 10/04/2010 đến 04/05/2010 93
    8. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây thị trường vàng thế giới đã có những đợt biến động mạnh về giá, chủ yếu theo sự lên xuống của đồng USD và những diễn biến trên thị trường tài chính. Vàng được coi là nơi tránh bão an toàn số một trong mắt các nhà đầu tư trong bối cảnh lạm phát leo thang, đồng USD trượt giá và sự đổ vỡ của các thể chế tài chính lớn. Vàng đã chiếm một vị trí đặc biệt đối với các nhà đầu tư trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đi xuống. Để thành công trong quá trình đầu tư vào mặt hàng biến động giá mạnh như vàng cần có phương pháp dự báo giá. Thực tế, dự báo biến động giá vàng là công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm cũng như mức độ tư duy. Các phương pháp được dùng phổ biến trong thị trường ngoại hối trong đó có thị trường vàng là phương pháp sử dụng chuỗi thời gian, mô hình kinh tế lượng, phân tích theo dòng chu chuyển lệch, phân tích cơ sở và phân tích kỹ thuật trong đó phương pháp phân tích cơ sở và phân tích kỹ thuật dễ tiếp cận hơn. Việc sử dụng phương pháp phân tích kỹ thuật và phân tích cơ sở trong việc dự báo giá vàng nhằm quản trị rủi ro sẽ hiệu quả và phổ biến cho mọi đối tượng từ nhà đầu tư đến các sàn giao dịch, các nhà kinh doanh và quản lý nhà nước. Do đó áp dụng phương pháp phân tích kỹ thuật, phân tích cơ sở một cách phù hợp nhất trong quá trình đầu tư và kinh doanh vàng trên thị trường hiện nay là một yêu cầu cấp thiết. Hiện nay tại Việt Nam hai phương pháp phân tích cơ sở và phân tích kỹ thuật còn ít được áp dụng, chưa được biết đến nhiều và chưa rộng rãi nên việc nghiên cứu đề tài này sẽ là một hướng đi mới và hiệu quả trong việc đầu tư vàng cho các nhà đầu tư, cho các sàn giao dịch, nhà nước và nền kinh tế Việt Nam. Chính vì những lý do trên việc nghiên cứu đề tài: "Sử dụng phương pháp phân tích cơ sở, phân tích kỹ thuật để dự báo giá vàng trên thế giới nhằm xây dựng chiến lược quản trị rủi ro trong kinh doanh vàng tại Việt Nam" trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, phân tích thực trạng áp dụng hai phương pháp phân tích cơ sở, phân tích kỹ thuật, thực trạng quản trị rủi ro trong đầu tư vàng tại Việt Nam, đánh
    9. 2 giá xu hướng phát triển thị trường vàng trong tương lai từ đó tìm kiếm những giải pháp để áp dụng hai phương pháp này nhằm đưa ra giải pháp quản trị rủi ro đầu tư vàng tại Việt Nam mang tính cấp thiết, có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu Hiện nay trên thế giới và Việt Nam đã có những đề tài đi sâu nghiên cứu về hai phương pháp phân tích cơ sở và phân tích kỹ thuật nhưng chủ yếu ứng dụng trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán. Đã có rất nhiều các trang web riêng về đầu tư vàng qua đó đưa ra những bài phân tích và dự báo xu hướng giá vàng thế giới hàng ngày, tuy nhiên những nghiên cứu này mới là những nghiên cứu riêng lẻ mà chưa hệ thống hoá về hai phương pháp này nhằm đưa ra những biện pháp cho quản trị rủi ro trong đầu tư vàng. Vì vậy, có thể khẳng định đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu một cách chi tiết và đầy đủ về hai phương pháp phân tích cơ sở và phân tích kỹ thuật nhằm đưa ra các biện pháp quản trị rủi ro trong lĩnh vực đầu tư vàng tại Việt Nam. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài Đề tài nhằm mục đích đi sâu nghiên cứu về hai phương pháp phân tích cơ sở và phân tích kỹ thuật trong dự báo giá vàng để quản trị rủi ro trong đầu tư vàng. Qua đó thấy được những khó khăn, tồn tại và hướng hoàn thiện để triển khai áp dụng hai phương pháp này và dựa vào đó xây dựng chiến lược quản trị rủi ro trong đầu tư vàng tại Việt Nam. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nói trên, đề tài có các nhiệm vụ cụ thể sau đây: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hai phương pháp phân tích kỹ thuật, phân tích cơ sở và vấn đề quản trị rủi ro trong lĩnh vực đầu tư vàng. - Phân tích, nhận xét tình hình quản trị rủi ro và việc sử dụng phương pháp phân tích cơ sở và phân tích kỹ thuật trong đầu tư kinh doanh vàng tại Việt Nam. Từ đó rút ra được những khó khăn và tồn tại khi áp dụng hai phương pháp trên trong việc quản trị rủi ro trong đầu tư kinh doanh vàng tại Việt Nam
    10. 3 - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm triển khai áp dụng hai phương pháp phân tích cơ sở và phân tích kỹ thuật từ đó xây dựng chiến lược quản trị rủi ro dựa trên hai phương pháp trên trong đầu tư vàng tại Việt Nam. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là việc áp dụng phương pháp phân tích cơ sở và phân tích kỹ thuật trong dự báo giá vàng trên thế giới để xây dựng chiến lược quản trị rủi ro trong đầu tư vàng tại Việt Nam trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2010 6. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá, về phương pháp phân tích cơ sở và phân tích kỹ thuật trong dự báo giá vàng 7. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mục lục, lời mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dụng của luận văn được chia thành 3 chương chính sau đây: Chương 1: Lý luận cơ bản về phương pháp phân tích cơ sở, phân tích kỹ thuật và các phương thức quản trị rủi ro trong đầu tư vàng Chương 2: Thực trạng áp dụng phương pháp phân tích cơ sở và phân tích kỹ thuật trong dự báo giá vàng thế giới để xây dựng chiến lược quản trị rủi ro trong kinh doanh vàng tại Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp triển khai áp dụng phương pháp phân tích cơ sở và phân tích kỹ thuật trong dự báo giá vàng thế giới để xây dựng chiến lược quản trị rủi ro trong kinh doanh vàng tại Việt Nam
    11. 4 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CƠ SỞ, PHÂN TÍCH KỸ THUẬT VÀ CÁC PHƯƠNG THỨC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ VÀNG 1.1 Tổng quan về thị trường vàng thế giới 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường vàng 1.1.1.1 Sự ra đời của vàng Vàng cùng với bạc, đồng là ba kim loại đầu tiên được tìm thấy đầu tiên trên thế giới, năm 5000 trước công nguyên. Vàng được xem là kim loại quý, biểu tượng của quyền lực và sự giàu có. Vàng có sức chịu đựng oxi hóa cao, lâu bị hư hao. Vàng là đồng tiền quốc tế cổ nhất và đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống tiền tệ của hầu hết các quốc gia trong vòng hơn 2000 năm qua. Hệ thống bản vị vàng quốc tế chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian tương đối ngắn - từ những năm 1870 đến khi Thế chiến I nổ ra năm 1914. Nó tạo ra cơ sở để hình thành nên thời kỳ kinh tế tăng trưởng tương đối ổn định và thịnh vượng, trong đó lạm phát nhìn chung là thấp và tương đối ổn định. Tuy nhiên chế độ ấy không hoàn hảo; có những độ trễ không thể tránh khỏi trong phản ứng của sản lượng khai thác mỏ đối với các tác nhân kích thích về giá. Đồng đôla ấn định theo vàng được đổi ở mức 20,67 USD lấy 1 troy ounce, tỷ lệ này vẫn được giữ trong những năm chiến tranh và sau chiến tranh, nhưng vào năm 1934, đồng Đôla được định giá lại ở mức 35 USD đổi 1 troy ounce. Sau Chiến tranh thế giới II, cốt lõi của hệ thống tiền tệ Bretton Woods được hình thành, đó là đồng Đôla nên được gắn cố định với vàng ở mức 35 USD đổi lấy 1 troy ounce còn các đồng tiền khác được xác định giá trị theo đồng Đôla với tỷ giá cố định và có thể điều chỉnh. Tuy nhiên, mức giá cố định 35 USD/troy ounce trở thành phi thực tế qua thời gian, một phần do lạm phát và cơn sốt vàng do hậu quả của cuộc chiến tranh với Việt Nam. Mức cố định 35 USD/troy ounce đã được thay thế vào năm 1968 bởi một
    12. 5 hệ thống hai tầng với thị trường tự do (chợ đen) và thị trường chính thức qua “gold window (cửa sổ vàng)”, nhưng vàng trao đổi trên thị trường tự do vẫn phải theo mức ấn định (mặc dù thực tế không diễn ra như vậy). Khi Mỹ cuối cùng từ bỏ hệ thống vào năm 1971, giá ấn định cuối cùng trước khi đóng cửa các “gold window”(cửa sổ vàng) là 42,22 USD/troy ounce và ngày nay Mỹ chính thức định giá mức dự trữ vàng của nước mình ở mức giá đó. Khi hệ thống Bretton Woods sụp đổ vào đầu những năm 1970, vàng không còn là xương sống chính thức của hệ thống tiền tệ quốc tế và dưới những quy tắc của IMF các quốc gia không thể đảm bảo đồng tiền của mình bằng vàng. Mặc dù vậy vàng vẫn còn những chức năng tiền tệ nhất định và được chính thức sử dụng làm tài sản dự trữ của các Ngân hàng trung ương. 1.1.1.2 Vai trò quan trọng của vàng Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, vai trò và chức năng tiền tệ của vàng vẫn không hề bị phai mờ, thậm chí vàng ngày càng có nhiều ứng dụng và đóng vai trò quan trọng hơn trong đời sống kinh tế và đời sống tinh thần của con người. Vai trò quan trọng và thường thấy của vàng gắn liền với chức năng tiền tệ: vàng được sử dụng làm dự trữ tại các Ngân hàng trung ương. Vào cuối năm 2004, các Ngân hàng trung ương trên thế giới và các tổ chức chính thức nắm giữ khoảng 19% tổng trữ lượng vàng trên mặt đất với chức năng dự trữ. Không chỉ được sử dụng làm tài sản dự trữ trong kho của các ngân hàng trung ương, vàng còn được sử dụng làm tài sản tiết kiệm truyền thống và rất phổ biến ở nhiều quốc gia, đặc biệt các các nước Á Đông. Vàng được sử dụng làm tiết kiệm có thể dưới dạng đồ trang sức như dây chuyền, nhẫn, vòng, lắc, khuyên tai, hoặc dạng thanh (cây) vàng. Ngoài chức năng dự trữ và tiết kiệm, vàng còn có các ứng dụng khá rộng rãi trong sản xuất công nghiệp. Vàng được sử dụng để sản xuất mạch tích hợp, vi xử lý, dùng để mạ trong sản xuất các thiết bị, sử dụng trong ngành công nghiệp vũ trụ, dùng để sản xuất đồng hồ, sản xuất các thiết bị bán dẫn, thậm chí dùng cả trong sản xuất vũ khí . Sẽ có có thể kể hết những ứng dụng đa dạng của vàng trong công nghiệp.
    13. 6 Một ứng dụng phổ biến khác của vàng đó là được sử dụng trong nha khoa. Ngoài ra vàng còn được sử dụng trong y tế dùng để chữ một số bệnh như viêm khớp, ung thư, một số bệnh ở mắt. Rất nhiều các dụng cụ phẫu thuật, thiết bị trợ giúp và thiết bị điện tử được sản xuất ra có sử dụng một hàm lượng nhỏ vàng. 1.1.1.3 Sự phát triển của thị trường vàng thế giới Hai trong số những trung tâm giao dịch vàng quan trọng nhất trên thế giới là thị trường vàng London và New York. Thị trường vàng London (London bullion market - thị trường vàng thỏi London) là một trong số những thị trường lâu đời nhất trên thế giới và là thị trường lớn nhất xét về khía cạnh giao dịch vàng vật chất. Các thành viên của Hiệp hội thị trường vàng London "London Bullion Market Association" (LBMA) thực hiện giao dịch vàng và bạc trên thị trường này. Hầu hết những thành viên đều là các ngân hàng quốc tế lớn, thương gia và những nhà chế tạo vàng. Giao dịch toàn cầu về vàng và bạc khối lượng lớn được diễn ra trên thị trường OTC. Cho đến nay London vẫn là trung tâm lớn nhất thế giới xét trên khía cạnh giao dịch OTC, xếp sau đó là thị trường New York, Zurich và Tokyo. Mặc dù các thị trường giao dịch vàng vật chất có mặt ở khắp nơi trên thế giới, nhưng hầu hết các giao dịch bán buôn OTC đều được thanh toán qua London. Sàn giao dịch vàng tương lai dành cho những thương gia Mỹ là chi nhánh Comex của Sàn giao dịch hàng hóa New York (NYMEX). Sàn giao dịch này bắt đầu giao dịch các hợp đồng tương lai vàng vào ngày 31 tháng 12 năm 1974, vào ngày đầu tiên các công dân Mỹ được cho phép sở hữu vàng sau thời kỳ cấm đoán kéo dài trên 40 năm. Thị trường vàng thế giới: giá vàng thực sự được xác định 2 lần/ngày ở London. Tại đây, 1 nhóm ngân hàng cùng nhau “thiết lập” giá vàng, hay nói cách khác, quyết định giá vàng tại từng thời điểm cụ thể khi họ quyết định giá. Tất nhiên giá thay đổi theo giờ và biến động lên hoặc xuống tùy thuộc vào những ảnh hưởng khác nhau và những sự am hiểu về giá trị của vàng. Lý do cho việc thiết lập là để tạo ra tính ổn định và giá ổn định cho họat động của ngân hàng. Có thể xem như là
    14. 7 một định hướng cho một ngày giao dịch. Giá được thiết lập có thể được xác định theo đồng Bảng Anh và sau đó được chuyển đổi sang tiền tệ của thị trường của quốc gia khác. Thông thường, trên toàn thế giới giá vàng được tính theo USD và Euro. Nguồn: Công ty dịch vụ tài chính quốc tế London (IFSL), 2008 Hình 1.1. Thu nhập vàng hàng năm tại thị trường vàng thế giới Những thị trường vàng quan trọng khác trên thế giới nằm ở Tokyo, Sydney, Hong Kong, Thượng Hải, Singapore, Dubai và Zurich [33] 1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng 1.1.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng thế giới Có rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng thế giới trong đó có những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp như giá dầu mỏ, giá USD, nguồn cung, cầu trên thị trường vàng, tâm lý của người đầu tư, ngoài ra còn các yếu tố ảnh hưởng gián tiếp lên giá vàng thông qua ảnh hưởng trực tiếp lên các yếu tố trên. Yếu tố cung cầu là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp lên bất kỳ hàng hóa nào trong đó có giá vàng. Xu hướng vàng trên thế giới tăng kể từ khi ra đời đến này cho thầy nguồn cung vàng ngày càng giảm đi trong đó nhu cầu lại tăng lên. Nguồn cung phụ thuộc vào sản lượng khai thác, vàng phế liệu và lượng vàng bán của các tổ chức và
    15. 8 các ngân hàng trung ương. Nguồn cầu phụ thuộc vào nhu cầu về vàng trang sức, vàng trong công nghiệp và nha khoa và vàng đầu tư. Biến động của USD tác động lên giá vàng: do USD là đồng tiền mạnh, các nước hầu hết đều dự trữ USD để giao dịch xuất nhập khẩu và giá vàng thường tính bằng USD. Khi nền kinh tế Mỹ không ổn định, đồng USD mất giá, thế giới mua vàng để bảo toàn vốn của mình (lấy USD mua vàng, đợi đến khi vàng tăng giá, bán ra để thu lại USD) do đó nhu cầu mua vàng tăng và vàng tăng giá. Thiên tai, sự Tình hình chính trị Tình hình kinh tế kiện khác Dầu Tài sản tài chính, Sản lượng bất động sản khai thác Vàng trang sức Cung Giá vàng Cầu Vàng phế liệu Vàng trong CN và nha khoa Tâm lý USD Bán vàng Vàng đầu tư của các tổ -Bán lẻ chức và - ETFs (quĩ đầu tư) NHTW - GLD option (giao dịch tự chọn) - Future Exchange (Comex) (Giao dịch tương lai) Hình 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng thế giới Tình hình kinh tế trong đó có: khi lãi suất tiền gửi USD tăng, nhà đầu tư gửi USD để hưởng lãi suất tiết kiệm thay vì dùng USD để mua vàng do đó nhu cầu mua vàng giảm, vàng giảm giá. Khi lãi suất USD giảm, nhà đầu tư dùng USD để mua vàng (và các phương tiện đầu tư khác) thay vì gửi USD để hưởng lãi suất tiết kiệm, nhu cầu đầu tư vàng tăng, vàng tăng giá. Lạm phát của Mỹ tác động lên giá vàng: lạm phát của Mỹ tăng, đồng USD mất giá, nhu cầu vàng tăng, vàng tăng giá. Chỉ số
    16. 9 của nền kinh tế Mỹ tác động lên giá vàng: chỉ số của nền kinh tế Mỹ không tốt, đồng USD mất giá, giá vàng tăng. Chỉ số Dini chỉ sức mạnh của đồng USD, tỷ lệ nghịch với giá vàng. Giá EUR, giá dầu tỷ lệ thuận với vàng và tỷ lệ nghịch với USD. Theo các chuyên gia từ quỹ đầu tư vàng và chuyên gia cao cấp từ Hiệp hội đầu tư vàng thế giới thì họ đưa ra một tỷ giá vàng/giá dầu = 15 là hợp lý với giá trị thực, dầu tăng 1 USD thì vàng tăng khoảng 6-8 USD. Giá dầu tác động đến giá vàng: dầu mỏ là một loại hàng hóa thiết yếu, là tác nhân chính của phát triển kinh tế, ảnh hưởng đến các ngành dịch vụ, công nghiệp .Khi giá dầu tăng do ảnh hưởng của các yếu tố thiên tai, tình hình kinh tế và chính trị, lạm phát tăng, Chính phủ sẽ đưa ra các chính sách để kiềm chế lạm phát, tăng lượng dự trữ vàng (để thanh toán các khoản nợ quốc gia bằng vàng thay vì đồng tiền chung phổ biến USD) nhằm đảm bảo cho đồng tiền quốc gia, nguồn cung vàng giảm trên thị trường tự do, vàng tăng giá [24, tr.30-32] 1.1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng trong nước tại Việt nam  Thị trường vàng thế giới Đơn vị yết giá (thông thường): USD/ounce 1 ounce = 1 troy ounce = 0.83 lượng 1 lượng = 1.20556 ounce  Thị trường vàng trong nước Đơn vị yết giá: VND/lượng Công thức quy đổi giá vàng từ đơn vị tính USD/Oz thành đơn vị tính VND/lượng: Giá vàng quy đổi (VND/lượng) = Giá vàng thế giới (USD/Oz) * 1.20556 * Tỷ giá USD/VND Giá vàng Việt Nam qui đổi phụ thuộc trực tiếp vào giá vàng thế giới và tỷ giá USD/VND, giá vàng Việt Nam cũng còn phụ thuộc vào cung cầu tại thị trường Việt Nam, ảnh hưởng của thị trường chứng khoán, kinh tế vĩ mô tại Việt Nam (hình 1.3)
    17. 10 Theo công thức giá vàng của Việt Nam thì giá vàng Việt Nam tỷ lệ thuận với giá vàng thế giới và tỷ giá USD/VND, giá vàng Việt Nam phụ thuộc vào giá vàng thế giới và giá vàng thế giới là yếu tố chính cho sự biến động giá của vàng Việt Nam. Kinh tế vĩ mô Thị trường Chính sách chứng khoán của Chính Phủ Yếu tố thời vụ USD/VND Nhập Khẩu Bất động sản Cung Giá vàng Việt Nam Cầu Giá vàng thế giới Hình 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng Việt Nam Chính sách của Chính phủ tác động trực tiếp đến nhập khẩu vàng ảnh hưởng đến nguồn cung vàng, nếu lượng nhập khẩu bị hạn chế dẫn đến nguồn cung giảm, giá vàng trong nước tăng và ngược lại. Chính sách của Chính Phủ cũng ảnh hưởng trực tiếp lên giá vàng bằng việc đưa ra các chính sách về hoạt động kinh doanh vàng. Tình hình kinh tế vĩ mô thể hiện qua chỉ số GDP, GDP tăng nhu cầu đầu tư vào thị trường vàng tăng, giá vàng tăng giá và gược lại. Yếu tố mùa vụ ảnh hướng đến giá vàng Việt Nam vì nó ảnh hưởng đến nhu cầu, thường vào mùa cưới thì nhu cầu vàng tăng mạnh, giá vàng tăng. Cùng với yếu tố mùa vụ còn có thị trường bất động sản cũng ảnh hưởng đến cầu về vàng tại Việt Nam. Khi thị trường bất động sản phát triển mạnh, nhu cầu đầu tư cho vàng sẽ giảm vì mọi người sẽ đầu tư vào bất động sản nhiều hơn, giá vàng giảm, nếu thị trường
    18. 11 bất động sản bị đóng băng, tiền đầu tư sẽ được chuyển sang thị trường vàng, nhu cầu vàng tăng, giá vàng tăng. Thị trường chứng khoán và thị trường vàng có thể song song phát triển như là một hình thức đa dạng hóa đầu tư. Khi thị trường chứng khoán đi xuống, nhà đầu tư sẽ chuyển sang kinh doanh vàng vì an toàn hơn, nhu cầu đầu tư về vàng sẽ tăng lên, giá vàng tăng. Khi thị trường chứng khoán đi lên, các nhà đầu tư sẽ ít để ý đến thị trường vàng hơn, nhu cầu về vàng giảm, giá vàng sẽ đi xuống. [24, tr.73-74] 1.2 Một số lý thuyết cơ bản về phương pháp phân tích cơ sở 1.2.1 Khái niệm và đặc điểm. 1.2.1.1 Khái niệm Phương pháp phân tích cơ sở là phương pháp nghiên cứu những biến động của giá cả và xu hướng thị trường bằng cách phân tích các chỉ số kinh tế vĩ mô, tình hình kinh tế thế giới và chu kỳ kinh doanh (gọi là các yếu tố cơ bản) Phương pháp phân tích cơ sở dựa vào những phân tích về “những nhân tố cơ bản” như GDP, đầu tư, tiết kiệm, sản lượng, lạm phát, cán cân thanh toán Những phân tích này chỉ mang tính định tính nhằm xác định tác động của nhân tố này đến xu hướng biến động của giá vàng. Đây là một phương pháp được sử dụng rất phổ biến bởi các nhà kinh doanh ngoại tệ trên các thị trường tài chính phát triển, bên cạnh phương pháp phân tích kỹ thuật. [8] [23] 1.2.1.2 Đặc điểm Phương pháp phân tích cơ sở nghiên cứu tất cả các yếu tố có liên quan ảnh hưởng đến giá vàng, chiều hướng tác động của các yếu tố đó đến giá vàng. 1.2.2 Các yếu tố cơ bản trong phân tích cơ sở - Các chỉ số phân tích thị trường vĩ mô: GDP, CPI, IP, PPI, DGO, ECI - Chính sách kinh tế vĩ mô - Kinh tế thế giới - Chu kỳ kinh doanh - Phân tích thị trường tài chính: giá dầu mở và giá USD
    19. 12 1.2.3 Nội dung chính của phân tích cơ sở 1.2.3.1 Phân tích chỉ số kinh tế về GDP Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): là tổng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất hoặc trong nước hay ở nước ngoài. GDP chỉ ra tốc độ phát triển (hay thụt lùi) của nền kinh tế quốc gia và được xem là chỉ tiêu tổng quát nhất về sản lượng và sự tăng trưởng của nền kinh tế. [8, tr.58] Tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hoá và dịch vụ được sản xuất trong lãnh thổ của nền kinh tế trong một khoảng thời gian xác định, thường là một năm. GDP thường được sử dụng như một thước đo cho tình trạng của một nền kinh tế bởi nó phản ánh năng suất của quốc gia. GDP bao gồm chi tiêu cá nhân, đầu tư, xuất khẩu ròng và chi tiêu chính phủ. Hiệu ứng chung: GDP là một chỉ tiêu hết sức quan trọng cho thấy thị trường tiền tệ trong đó có thị trường vàng cũng biến động hết sức sôi động cùng chiều với sự biến động của GDP. Chỉ số này thực sự phản ánh một nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định, bởi vậy bất kỳ sự tăng lên nào cũng phản ánh tình trạng khoẻ mạnh của nền kinh tế trong tất cả những khía cạnh được xem xét. Do đó, sức sống của nền kinh tế mạnh được phản ánh một cách hiệu quả bởi một đồng tiền mạnh và có cầu tiền lớn. Theo dõi diễn biến giá vàng trên thị trường, nhất là trong thời kỳ nền kinh tế đang trong giai đoạn hồi phục sau khủng hoảng hiện nay, sau khi báo cáo GDP của Mỹ cho thấy kinh tế Mỹ tăng trưởng khả quan hơn lần đầu tiên trong năm nay. Điều này cho thấy đồng USD đã có sức mạnh trở lại, giá vàng có xu hướng giảm ngược lại với xu hướng đồng USD giảm giá, các nước có xu hướng dự trữ vàng và dầu mỏ thay cho USD làm cho giá vàng tăng mạnh 1.2.3.2 Phân tích chỉ số tiêu dùng CPI CPI là tên viết tắt tiếng Anh của Consumer price index (Chỉ số giá tiêu dùng). Trong rất nhiều trường hợp các quốc gia còn dùng CPI như đại diện cho thông số về lạm phát, mặc dù không phải bao giờ cũng đúng, hoặc chỉ phản ánh tương đối. Giá cả của hàng hoá dịch vụ luôn luôn biến động theo thời gian, tuy
    20. 13 nhiên nếu như giá cả thay đổi quá nhanh chóng, nó có thể là một cú sốc đối với nền kinh tế. Chỉ số giá tiêu dùng là thước đo mức giá trung bình mà người tiêu dùng thành thị tại Mỹ (chiếm 80% dân số) trả cho một rổ hàng hoá và dịch vụ. Chỉ số này thể hiện sự thay đổi giá của hơn 200 chủng loại. CPI cũng bao gồm nhiều phí và thuế khác nhau liên quan trực tiếp tới giá cả của các loại hàng hoá và dịch vụ xác định. Chỉ số CPI của Mỹ tăng lên quá cao sẽ phản ảnh nền kinh tế suy yếu, đồng USD sẽ bị suy yếu theo, các nước sẽ có xu hướng bán USD để dự trữ vàng, nhu cầu về vàng tăng, giá vàng tăng. Tại mỗi một nước, CPI tăng cao cũng làm kinh tế suy yếu, nhu cầu dự trữ vàng tránh lạm phát và mất giá tiền sẽ tăng cao làm giá vàng tăng. [8, tr.59] 1.2.3.3 Phân tích chỉ số sản xuất công nghiệp IP (industrial product) - Chỉ số sản xuất công nghiệp: là một thước đo sự thay đổi trong sản xuất của các nhà máy, hầm mỏ, và công ty công ích quốc gia cũng như là một thước đo năng lực sản xuất công nghiệp nên còn gọi là hệ số sử dụng năng lực. Khu vực sản xuất chiếm ¼ nền kinh tế. Tỷ lệ sử dụng năng lực công nghiệp cho ta một dự đoán năng lực sử dụng của các nhà máy là bao nhiêu. Khi chỉ số này giảm cho thấy sự tăng trưởng chậm chạp của nền kinh tế. Lúc đó, Ngân hàng trung ương sẽ giảm mức lãi suất để thúc đẩy nền kinh tế, điều này kéo theo sự giảm giá của đồng USD, đầu tư và niềm tin vào vàng sẽ tăng lên đẩy giá vàng tăng. [8, tr58] 1.2.3.4 Phân tích các chỉ số khác: PPI, Durable goods order, ECI (Employer Cost Index), RS (Retail sales), Housing starts PPI (Product Price Index) - chỉ số của nhà sản xuất, là thước đo sự thay đổi giá cả trong khu vực sản xuất. Nó đo lường sự thay đổi trung bình trong giá cả mà những nhà sản xuất nội địa nhận được. PPI thường được dùng để phân tích nền kinh tế cho những hàng hoá hoàn chỉnh, hàng hoá trung gian, hàng thô. Chỉ số này tăng cho thấy tỷ lệ lạm phát tăng. Nhu cầu hàng hoá cũng như giá cả sẽ tăng lên, nhà đầu

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...