Thạc Sĩ Sử dụng phương pháp graph trong dạy học toán ở trường THPT nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của h

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    MỞ ĐẦU



    1. Lý do chọn đề tài


    - Luật Giáo dục nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã quy định: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” (Luật Giáo dục 2005).
    - Nghị quyết hộ i nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (khoá VIII, 1997) khẳng định: “Phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học”.
    - Đổi mới phương pháp dạy học là một nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh.
    - Nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh không chỉ là định hướng mà còn đòi hỏi cần nghiên cứu xác định nguyên tắc, quy trình vận dụng của những phương pháp dạy học tích cực. Việc kết hợp các phương pháp truyền thống với các phương pháp dạy học đặc thù như phương pháp mô hình hoá, phương pháp graph là một giải pháp tốt.
    - Công nghệ dạy học hiện đại đã trở thành một xu thế chung của thế giới

    trong việc đổi mới giáo dục.

    - Graph là một chuyên ngành toán học hiện đại đã được ứng dụng vào nhiều ngành khoa học khác nhau như: khoa học, kỹ thuật, kinh tế học, hoá học . Bởi vì graph toán học là phương pháp khoa học có tính khái quát cao, có tính ổn định vững chắc để mã hoá các mối quan hệ của các đối tượng được nghiên cứu.

    - Việc vận dụng phương pháp graph trong dạy học toán học nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn học này ở trường THPT, được xem như là một trong những tiếp cận mới vừa bổ sung vào hệ thống các phương pháp dạy học truyền thống, vừa làm phong phú thêm kho tàng các phương pháp dạy học toán học. Theo hướng này, có nhiều tác giả đã thành công trong việc nghiên cứu và vận dụng lý thuyết graph vào dạy học một số môn học ở trường phổ thông và đã có những kết quả bước đầu. Năm 1980, tác giả Trần Trọng Dương đã nghiên cứu đề tài: “Áp dụng phương pháp graph và algorit hoá để nghiên cứu cấu trúc và phương pháp giải, xây dựng hệ thống về lập công thức hoá học ở trường phổ thông”. Năm 1984, Phạm Tư với sự hướng dẫn của giáo sư Nguyễn Ngọc Quang đã nghiên cứu đề tài: “Dùng graph nội dung của bài lên lớp để dạy và học chương Nitơ- Phôtpho ở lớp 11 trường trung học phổ thông”. Năm 1987, Nguyễn Chính Trung đã nghiên cứu: “Dùng phương pháp graph lập chương trình tối ưu để dạy môn sử”. Trong dạy học sinh học ở trường phổ thông, Nguyễn Phúc Chỉnh là người đầu tiên đ i sâu nghiên cứu về lý thuyết graph và ứng dụng lý thuyết graph trong dạy học Giải phẫu - Sinh lý người (năm 2005).
    - Đối với phương pháp graph trong dạy học toán, các chuyên gia Hoàng Chúng và Vũ Đình Hoà đã có một số định hướng nhưng chưa có học viên cao học nào nghiên cứu một cách chi tiết.
    - Xuất phát từ lí do trên chúng tôi chọn đề tài: “Sử dụng phương pháp graph trong dạy học toán ở trường THPT nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh”, với mục tiêu vận dụng một phương pháp dạy học có nhiều tiềm năng phát huy năng lực nhận thức của học sinh, góp


    MỤC LỤC


    Trang phụ Trang

    Lời nói đầu

    Các ký hiệu viết tắt

    MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề 1

    2. Mục đích nghiên cứu 3

    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

    4. Giả thuyết khoa học 3

    5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3

    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 4

    7. Phương pháp nghiên cứu 4

    7.1. Nghiên cứu lý luận 4

    7.2. Thực nghiệm sư phạm 4

    8. Cấu trúc luận văn 4

    CHưƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

    1.1. Nhu cầu và định hướng đổi mới PPDH 6

    1.1.1. Nhu cầu đổi mới PPDH 6

    1.1.2. Định hướng đổi mới PPDH 7

    1.2. Đặc điểm môn toán trong trường phổ thông và quan điểm

    đổi mới phương pháp dạy học Toán 8

    1.2.1. Đặc điểm môn Toán 8

    1.2.2. Quan điểm chung về đổi mới phương pháp dạy

    học môn toán ở trường THPT 9

    1.3. Chuyển hoá graph toán học thành graph dạy học 11

    1.3.1. Một số khái niệm cơ bản của lý thuyết graph 11


    1.3.2. Cơ sở triết học của việc ứng dụng graph trong dạy

    học: tiếp cận cấu trúc hệ thống 22

    1.3.3. Cơ sở tâm lý học nhận thức của việc áp dụng

    phương pháp graph trong dạy học 22

    1.3.4. Tổng quan về việc nghiên cứu graph trong dạy

    học 25

    1.4. Ứng dụng của phương pháp graph trong dạy học 28

    1.4.1. Sử dụng phương pháp graph trong dạy học 28

    1.4.2. Chuyển hoá graph thành phương pháp graph dạy

    học 29

    1.4.3. Những ứng dụng của graph trong dạy học 29

    1.4.4. Ý nghĩa của việc sử dụng graph trong dạy học 34

    CHưƠNG II: VẬN DỤNG LÝ THUYẾT GRAPH VÀO DẠY HỌC TOÁN Ở TRưỜNG THPT
    2.1. Graph dạy học toán học 36

    2.1.1. Graph nội dung 36

    2.1.2. Graph hoạt động 42

    2.1.3. Mối quan hệ giữa graph nội dung và graph hoạt

    động 54

    2.2. Một số ví dụ về thiết kế graph trong dạy học toán 55

    2.2.1. Thiết kế một số graph của một số nội dung

    trong chương trình toán THPT 55

    2.2.2. Thiết kế graph một số chuyên đề toán học 62

    2.2.3. Vận dụng lý thuyết graph vào việc giải bài tập

    toán học 66

    2.3. Sử dụng graph trong dạy học toán ở trường THPT 70


    2.3.1. Một số nguyên tắc khi sử dụng graph trong dạy

    học toán ở trường THPT 70

    2.3.2. Sử dụng graph trong quá trình dạy học 71

    2.3.3. Một số tình huống sử dụng graph nôi dung

    trong quá trình dạy học 72

    CHưƠNG III. THỰC NGHIỆM Sư PHẠM

    3.1. Mục đích, nhiệm vụ, nguyên tắc, nội dung thực nghiệm 79

    3.1.1. Mục đích thực nghiệm 79

    3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm 79

    3.1.3. Nguyên tắc thực nghiệm 79

    3.1.4. Nội dung thực nghiệm 79

    3.2. Hình thức và kế hoạch tiến hành thực nghiệm 79

    3.2.1. Hình thức tiến hành thực nghiệm 79

    3.2.2. Kế hoạch tiến hành thực nghiệm 80

    3.2.3. Giáo án thực nghiệm 80

    3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm 88

    3.3.1. Về nội dung tài liệu thực nghiệm 88

    3.3.2. Về phương pháp giảng dạy 89

    3.3.3. Về kết quả thực nghiệm 90

    3.4. Kết luận chung về thực nghiệm sư phạm 97

    KẾT LUẬN 98

    PHỤ LỤC 99


    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT



    GD & ĐT : Giáo dục và đào tạo

    GV : Giáo viên

    HS : Học sinh

    PT : Phương trình

    PPDH : Phương pháp dạy học

    SGK : Sách giáo khoa

    TB : Trung bình

    THPT : Trung học phổ thông
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...