Luận Văn Sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề để nâng cao hiệu quả chương trình hóa vô

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề để nâng cao hiệu quả chương trình hóa vô cơ lớp 11 ở trường trung học phổ thông


    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI . 9
    II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU . 10
    III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI . 10
    V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 11
    VI. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI . 11
    NỘI DUNG 12
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN . 12
    1.1. Cơ sở phương pháp luận quá trình dạy học . 12
    1.1.1. Những vấn đề cơ bản về nhận thức 12
    1.1.2. Quá trình dạy học theo quan điểm nhận thức luận 12
    1.2. Xu thế đổi mới và phát triển phương pháp dạy học hiện nay 13
    1.2.1. Những nét đặc trưng của xu hướng đổi mới PPDH trên thế giới 13
    1.2.2. Một số định hướng đổi mới và phát triển PPDH ở Việt Nam hiện nay . 14
    1.3. Một số mô hình đổi mới PPDH hiện nay ở Việt Nam . 16
    1.3.1. Dạy học lấy học sinh làm trung tâm . 16
    1.3.2. Đổi mới PPDH theo hướng hoạt động hoá người học . 18
    1.4. Dạy học phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề - một tổ hợp PPDH có tác dụng
    hoạt động nhận thức và hình thành năng lực giải quyết vấn đề cho HS . 20
    1.4.1. Cơ sở lý luận 20
    1.4.2. Đặc điểm và bản chất của dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề . 22
    1.4.3. Bài toán nêu vấn đề và giải quyết vấn đề và cấu trúc của nó . 24
    1.4.4. Tình huống có vấn đề . 25
    1.4.5. Các mức độ của dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề 29
    1.5. Thực trạng việc sử dụng PPDH ở các trường THPT 30
    CHƯƠNG 2: SỬ DỤNG DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ VÀ GIẢI QUYẾT VẤN
    ĐỀ TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HOÁ VÔ CƠ LỚP 11 Ở
    TRƯỜNG PHỔ THÔNG NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC TRONG
    HỌC TẬP VÀ HÌNH THÀNH NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO
    HỌC SINH . 32
    5
    2.1. Những vấn đề cơ bản của chương trình hoá học vô cơ lớp 11 ở trường THPT 32
    2.1.1. Vị trí và nhiệm vụ của chương trình . 32
    2.1.2. Nội dung và cấu trúc của chương trình hoá học vô cơ lớp 11 ở trường THPT . 33
    2.2. Sử dụng dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề trong các bài giảng về chất . 35
    2.2.1. Sử dụng dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề trong các bài có thí nghiệm
    hoá học 36
    2.2.2. Sử dụng dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề trong các bài không có thí
    nghiệm hoá học . 49
    2.3. Sử dụng dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề trong các bài giảng luyện tập -tổng kết . 54
    2.3.1. Đặc điểm về nội dung và cấu trúc của các bài luyện tập – tổng kết 54
    2.3.2. Xây dựng và giải quyết các tình huống có vấn đề trong các bài luyện tập -tổng kết 55
    2.4. Một số giáo án minh hoạ theo hướng sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề
    và giải quyết vấn đề tích cực hoá hoạt động người học 55
    CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM . 74
    3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 74
    3.2. NHIỆM VỤ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 74
    3.3. KẾ HOẠCH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM . 74
    3.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 75
    3.4.1. Kết quả kiểm tra 75
    3.4.2. Nhận xét chung: . 82
    KẾT LUẬN 83
    I. Kết luận 83
    II. Kiến nghị 84
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 85


    MỞ ĐẦU
    I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Nhân loại bước vào thế kỷ 21, thế kỷ của khoa học kỹ thuật phát triển, nền
    kinh tế cạnh tranh cao, tri thức và kỹ năng của con người được xem là yếu tố quyết
    định sự phát triển xã hội. Trong xã hội mới đòi hỏi con người phải có trí tuệ, phải có
    tri thức, phải có năng lực hành động, tính sáng tạo, tự lực và có trách nhiệm, có kỹ
    năng, kỹ xảo, khả năng thích ứng và tự điều chỉnh. Để đào tạo con người đáp ứng
    được nhu cầu xã hội, hòa nhập với nền giáo dục trên thế giới, phục vụ nhu cầu ngày
    càng cao của sự phát triển xã hội, nghị quyết Đại hội Đảng IX đã khẳng định: “Sự
    cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng
    lực đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, làm chủ kiến thức,
    tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay, đổi mới và tổ chức thực nghiệm nghiêm chỉnh
    chế độ thi cử”.
    Hiện nay, quá trình giải quyết các vấn đề thực tiễn đòi hỏi con người phải có
    kiến thức và phương pháp tư duy độc lập, sáng tạo. Nhà trường phổ thông phải
    trang bị kiến thức cơ bản và rèn luyện năng lực tư duy độc lập, sáng tạo thông qua
    quá trình học tập của các em - học có hướng dẫn của giáo viên và tự học của học
    sinh. Muốn vậy, cần phải có sự đổi mới về nội dung lẫn phương pháp dạy học.
    Vì vậy việc áp dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề là
    một trong những giải pháp tốt để nâng cao hiệu quả dạy học theo các quan điểm chỉ
    đạo của Đảng và Nhà nước đã đề ra. Bản chất của dạy học nêu vấn đề phù hợp với
    xu thế hiện đại về định hướng cải cách phương pháp, trong đó “ nhấn mạnh đến việc
    bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề”. Đây còn là phương pháp giải quyết một mâu
    thuẫn ngày càng gay gắt giữa khối lượng kiến thức cần truyền thụ và quỹ thời gian
    dành cho dạy học trong nhà trường không thay đổi.
    Như vậy, với dạy học phát hiện vấn đề đã hình thành cho học sinh “một năng
    lực hết sức quý báu, đó là năng lực tự học, tự đào tạo không những để học tốt trong
    nhà trường, mà còn để tự học suốt đời sau khi ra trường”.
    10
    Phương pháp dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề đã có quá trình hình
    thành và phát triển khá lâu. Đã có nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm
    nghiên cứu về lý luận dạy học và ứng dụng phương pháp dạy học này vào các môn
    học cụ thể. Vì vậy, trong quá trình học tập ở trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng và
    đợt kiến tập sư phạm mà tôi quyết định chọn đề tài: “ Sử dụng phương pháp dạy
    học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề để nâng cao hiệu quả chương trình hóa học
    vô cơ lớp 11 ở trường trung học phổ thông”.
    Tôi chọn đề tài này với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp
    nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới PPDH để nâng cao hiệu quả dạy học ở
    trường phổ thông.
    II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Sử dụng có hệ thống phương pháp dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
    trong giảng dạy chương trình hóa vô cơ lớp 11 nhằm nâng cao hiệu quả theo hướng
    hoạt động hóa nhận thức và hình thành năng lực giải quyết vấn đề cho HS.
    III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
    1. Hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết có liên quan đến việc sử dụng dạy học
    nêu vấn đề và giải quyết vấn đề để nâng cao hiệu quả dạy học hóa học ở trường
    THPT: Cơ sở phương pháp luận của quá trình dạy học; xu thế đổi mới và phát triển
    phương pháp dạy học hiện nay; một số mô hình đổi mới PPDH hiện nay ở Việt
    Nam; dạy học phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề - một tổ hợp PPDH có tác dụng
    hoạt động nhận thức và hình thành năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh; thực
    trạng việc sử dụng PPDH ở các trường THPT.
    2. Xây dựng các bài giảng về hóa học sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn
    đề và giải quyết vấn đề trong dạy học chương trình hóa vô cơ lớp 11 ở trường phổ
    thông nhằm phát huy tính tích cực trong học tập và hình thành năng lực giải quyết
    vấn đề cho học sinh: Những vấn đề cơ bản của chương trình hóa học vô cơ lớp 11 ở
    trường THPT; sử dụng dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề trong các bài giảng
    về chất; sử dụng dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề trong các bài giảng luyện
    tập – tổng kết; một số giáo án minh họa theo hướng sử dụng phương pháp dạy học
    nêu vấn đề và giải quyết vấn đề tích cực hóa hoạt động người học.
    11
    3. Thực nghiệm sư phạm để xác định hiệu quả và tính khả thi của những đề
    xuất. Từ đó rút ra những biện pháp thực tiễn nhằm giúp cho sinh viên khoa hóa học
    mạnh dạn dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề trong tập giảng cũng như thực
    tập sư phạm và đưa vào giảng dạy cho HS ở các trường phổ thông.
    V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
    1. Phân tích và tổng hợp lý thuyết: Nghiên cứu cở sở khoa học của đề tài, các
    phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại, xu hướng đổi mới và phát triển
    PPDH hiện nay, một số mô hình đổi mới PPDH ở Việt Nam, dạy học nêu vấn đề và
    giải quyết vấn đề .
    2. Nghiên cứu giáo trình và tài liệu giáo khoa hóa học, sách giáo viên, sách
    bài tập và các tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài.
    3. Trò chuyện, trao đổi, tìm hiểu việc sử dụng PPDH nêu vấn đề và giải
    quyết vấn đề ở trường THPT.
    4. Thực nghiệm sư phạm
    5. Dùng toán học thống kê để xử lý các kết quả thực nghiệm sư phạm.
    VI. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
    1. Áp dụng có hệ thống PPDH phức hợp nêu vấn đề và giải quyết vấn đề vào
    các bài học nghiên cứu tài liệu mới trong chương trình hóa vô cơ lớp 11 ở trường
    THPT.
    2. Đề xuất nguyên tắc xây dựng tình huống có vấn đề và quy trình dạy HS
    giải quyết vấn đề khi dạy và học các nội dung.


    NỘI DUNG
    CHƯƠNG 1:
    TỔNG QUAN
    1.1. Cơ sở phương pháp luận quá trình dạy học
    1.1.1. Những vấn đề cơ bản về nhận thức
    a) Nhận thức cảm tính: (trực quan sinh động) Là giai đoạn nhận thức trực
    tiếp các sự vật hiện tượng ở mức độ thấp, chưa đi vào bản chất. Giai đoạn này có
    các mức độ cảm giác, tri giác và biểu tượng.
    b) Nhận thức lý tính: (tư duy trừu tượng) Là giai đoạn cao của quá trình nhận
    thức. Dựa vào những tài liệu cảm tính phong phú đã có trong giai đoạn đầu và trên
    cơ sở thực tiễn lặp đi lặp lại nhiều lần, nhận thức chuyển lên một giai đoạn cao hơn.
    Khi đó trong đầu óc con người nảy sinh ra một loạt các hoạt động tư duy như: Phân
    tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa và khái quát hóa tạo ra khái niệm rồi vận
    dụng khái niệm để phán đoán, suy lý hình thành hệ thống lý luận.
    1.1.2. Quá trình dạy học theo quan điểm nhận thức luận [10]
    a) Tiếp cận hệ thống:
    Là một bộ phận triết học của duy vật biện chứng. Nó xem xét bản chất triết
    học của khái niệm “hệ thống” là đối tượng nghiên cứu của các khoa học trong đó có
    khoa học giáo dục.
    Tiếp cận hệ thống là cách thức xem xét đối tượng như một hệ thống toàn vẹn
    và phát triển trong quá trình tự sinh thành và lớn lên của nó thông qua việc giải
    quyết những mâu thuẫn bên trong, những mối liên hệ và tác động phức tạp qua lại
    bên trong giữa các nhân tố tạo nên hệ; qua đó mà phát hiện ra được bản chất tích
    hợp, tính toàn vẹn và lôgic phát triển nội tại của đối tượng coi như một hệ toàn vẹn.
    Ví dụ: Dùng tiếp cận hệ thống để nghiên cứu một hệ toàn vẹn đó là “ bài lên
    lớp”.
    b) Tiếp cận phức hợp:
    Tiếp cận phức hợp là hệ phương pháp áp dụng vào việc nghiên cứu một đối
    tượng khi ta dựa trên nhiều học thuyết khác nhau, do đó phát hiện được những nét
    khác nhau về bản chất cơ bản của đối tượng.
    13
    Ví dụ: Khi nghiên cứu cấu tạo phân tử N2
    bằng thuyết liên kết hóa trị VB và
    thuyết obitan phân tử MO, người ta hiểu rõ hơn về đối tượng này.
    c) Hệ toàn vẹn:
    Hệ toàn vẹn là hệ mà các thành tố của nó tác động qua lại với nhau theo một
    cách nhất định, theo một quy luật riêng, nhờ đó mà sinh thành ra một phẩm chất
    mới, một chất lượng mới của hệ trước đó chưa hề có và cũng không phải là tổng số
    các tính chất của các thành tố lấy riêng rẽ.
    Ví dụ: Bài lên lớp là một hệ toàn vẹn gồm bốn thành tố là mục đích, nội
    dung, phương pháp và kết quả. Thầy cô giáo khéo léo kết hợp các thành tố trên thì
    sẽ làm xuất hiện một phẩm chất mới của hệ mà trước đó chưa hề có, đó là thầy cô
    đã truyền đạt tốt, HS tiếp nhận và vận dụng tốt kiến thức vừa được thu, bài lên lớp
    có chất lượng cao. Bài lên lớp sẽ thất bại nếu nó là phép cộng lộn xộn của các thành
    tố. Ví dụ nội dung và phương pháp không phù hợp với nhau mà bị ghép lại với
    nhau.
    1.2. Xu thế đổi mới và phát triển phương pháp dạy học hiện nay [10].
    1.2.1. Những nét đặc trưng của xu hướng đổi mới PPDH trên thế giới
    Trong thời gian gần đây, các tài liệu giáo dục và dạy học của nhiều nước trên
    thế giới đều chú ý đến mối quan hệ giữa dạy học và phát triển. Dạy học không
    những trang bị cho học sinh kiến thức khoa học mà còn nhằm phát triển năng lực trí
    tuệ, năng lực sáng tạo.
    Do tác động của kinh tế thị trường và nước ta gia nhập tổ chức thế thương
    mại thế giới WTO, vai trò của giáo dục ngày càng được đề cao và được xem như
    một động lực trực tiếp nhất để bồi dưỡng nhân lực, thúc đẩy sự phát triển của nền
    kinh tế xã hội. Do tác động đó, nhà trường muốn tồn tại và phát triển thì phải đổi
    mới cách dạy học cả về mục tiêu, nội dung, phương pháp và cả kiểm tra – đánh giá,
    trong đó phương pháp là yếu tố cuối cùng quyết định chất lượng đào tạo. Từ đó,
    xuất hiện những hệ dạy học thích hợp với quá trình đào tạo phân hóa, cá thể hóa cao
    độ như hệ dạy học “tự học có hướng dẫn” đòi hỏi tỷ trọng tự lực cao của người học,
    đồng thời cả sự điều khiển sư phạm thông minh, khéo léo của người thầy. Các
    PPDH hiện đại được phát sinh từ khi tiếp cận khoa học hiện đại, như tiếp cận hệ


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Hồ Ngọc Đại (1983), Tâm lí học, Nhà xuất bản Giáo dục.
    2. Lê Văn Năm, Vũ Ngọc Tuấn (1998), Nâng cao hiệu quả giảng dạy các bài sản
    xuất hóa học nêu vấn đề, kỷ yếu Hội nghị các trường ĐHSP lần thứ 2.
    3. Lê Xuân Trọng, Trần Quốc Đắc, Phạm Tuấn Hùng, Đoàn Việt Nga, Lê Trọng
    Tín, Sách giáo viên hóa học 11 nâng cao, NXBGD Việt Nam – 2010.
    4. Lê Xuân Trọng, Trần Quốc Đắc, Phạm Tuấn Hùng, Đoàn Việt Nga, Lê Trọng
    Tín, sách giáo khoa hóa học 11 nâng cao, NXBGD – 2007.
    5. Ngô Đức Thức, phát triển tư duy của học sinh qua hệ thống câu hỏi, bài tập hoá
    học nguyên tố phi kim ở trường THPT, luận văn thạc sĩ, trường Đại học Sư phạm
    Huế - 2002.
    6. Nguyễn Cương, giáo trình phương pháp dạy học hóa học, NXB trường Đại Học
    Sư Phạm Hà Nội – 2007.
    7. Nguyễn Cương (1999), PPDH và thí nghiệm hóa học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
    8. Nguyễn Đức Vận , Hỏi đáp hóa học vô cơ trung học phổ thông, NXBGD –
    2009.
    9. Nguyễn Ngọc Bảo, phát triển tính tích cực, tính tự lực của học sinh trong quá
    trình dạy học, NXBGD – Đào tạo giáo viên.
    10. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Lý luận dạy học đại cương, tập II, trường cán bộ
    quản lý giáo dục trương ương, Hà Nội.
    11. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lý luận dạy học, tập I, NXB Giáo dục, Hà Nội.
    12. Nguyễn Ngọc Quang - Nguyễn Cương – Dương Xuân Trinh, Lí luận dạy học
    hoá học, NXBGD – 1997.
    13. Nguyễn Thị Sửu, Lê Văn Năm (1995), sử dụng thực nghiệm nêu vấn đề trong
    việc tích cực hóa hoạt động dạy học hóa học ở trường phổ thông, Thông báo khoa
    học ĐHSP – ĐHQG Hà Nội.
    14. Nguyễn Thị Phụng, sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề - ơrixtic để nâng
    cao hiệu quả dạy học chương oxi – lưu huỳnh lớp 10 ở trường THPT, khóa luận tốt
    nghiệp, trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng – 2006.
    86
    15. Nguyễn Xuân Trường (2005), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ
    thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.
    16. Trần Bá Hoành, Cao Thị Thắng, Phan Thị Lan Hương (2003), Áp dụng dạy và
    học tích cực trong môn hóa học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
    17. Trương Duy Quyên, Từ Sỹ Chương, Thiết kế bài giảng hóa học lớp 11 nâng
    cao, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội – 2007.
    18. Vũ Anh Tuấn, Nguyễn Hải Châu, Đặng Thị Oanh, Cao Thị Thặng, Hướng dẫn
    thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn hóa học lớp 11, NXBGD Việt Nam – 2010.
    19. Vũ Văn Tảo (1995), Một số định hướng trong phương pháp giảng dạy: “Dạy
    học giải quyết vấn đề”, Thông tin khoa học giáo dục.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...