Tiểu Luận Sử dụng phụ gia polymer bảo vệ bê tông cốt thép trong môi trường biển

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Bê tông cốt thép đã được phát minh và ứng dụng từ giữa thế kỷ 19. Song phải đến cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, nó mới được ứng dụng trong xây dựng các công trình biển. Ngày nay ở những nước phát triển, cùng với việc công nghiệp hoá ngành xây dựng, cơ giới hoá thi công với phương pháp thi công lắp ghép, cấu kiện bằng bê tông cốt thép và bê tông ứng suất trước được sử dụng hết sức rộng rãi, đặc biệt trong ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp với các loại cấu kiện có hình dáng kích thuớc và công dụng khác nhau như cột nhà, móng nền, dầm cầu chạy, tấm lợp, tấm tường
    Ở Việt Nam, bê tông cốt thép đã được người Pháp đưa vào sử dụng ngay từ những năm cuối của thế kỷ 19. Tuy nhiên phải sau năm 1960, khối lượng công trình bê tông cốt thép xây dựng trong môi trường biển mới tăng lên đáng kể. Qua hơn một thế kỷ sử dụng, độ bền (tuổi thọ) thực tế của các công trình bê tông cốt thép được các quốc gia trên thế giới tổng kết như sau:
    + Trong môi trường không có tính xâm thực, kết cấu bê tông cốt thép có thể làm việc bền vững trên 100 năm.
    + Trong môi truờng xâm thực vùng biển, hiện tượng ăn mòn cốt thép và bê tông dẫn đến làm nứt vỡ và phá huỷ kết cấu bê tông và bê tông cốt thép có thể xuất hiện sau 10- 30 năm sử dụng.
    Độ bền thực tế của kết cấu bê tông cốt thép phụ thuộc vào mức độ xâm thực của môi trường và chất lượng vật liệu sử dụng (cường độ bê tông, mác chống thấm, khả năng chống ăn mòn, chủng loại xi măng, phụ gia, loại cốt thép, chất lượng thiết kế, thi công và biện pháp quản lý, sử dụng công trình .)
    Quan điểm chung về chống ăn mòn cho kết cấu bê tông & bê tông cốt thép là: bảo vệ bê tông, lấy bê tông bảo vệ cốt thép. Ở Việt nam, vấn đề nghiên cứu ăn mòn và bảo vệ công trình đã được tiến hành từ năm 1970. Các đơn vị có bề dày trong lĩnh vực bảo vệ công trình bê tông cốt thép gồm: Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng, Viện Khoa học Công nghệ Giao thông Vận tải, Viện Khoa học Thuỷ Lợi, Viện Kỹ thuật nhiệt đới, Viện Khoa học vật liệu - TTKHTN&CNQG, Viện Kỹ thuật Quân sự, Truờng Đại học Bách khoa Hà Nội, Truờng Đại học Giao thông vận tải, Truờng Đại học Xây dựng Hà Nội, v.v .
    Song rất tiếc là cho tới nay các kết quả nghiên cứu đuợc ứng dụng vào thực tế xây dựng còn hạn chế. Tất cả các công trình ven biển đuợc xây dựng từ những năm 1960 đến nay đều áp dụng theo quy phạm xây dựng thông thuờng, ít chú ý đến vấn đề chống ăn mòn nhằm đảm bảo độ bền vững cho công trình, dẫn đến kết quả là tuổi thọ của nhiều công trình trong môi truờng biển thấp.
    Hiện nay, bên cạnh các công trình bền vững sau 40- 50 năm, hàng loạt các công trình BTCT ở Việt Nam có niên hạn sử dụng 10 - 15 năm đã bị ăn mòn và phá huỷ trầm trọng, đòi hỏi phải chi phí khoảng 40 - 70% giá thành xây mới cho việc sửa chữa bảo vệ chúng.Do đó vấn đề ăn mòn và bảo vệ bê tông cốt thép đang là đề tài cho các nhà xây dựng.
    Vì những lý do trên nên nhóm em chọn đề tài “Sử dụng phụ gia polymer bảo vệ bê tông cốt thép trong môi trường biển”- đây là một trong những phương pháp bảo vệ bê tông cốt thép tránh khỏi hiện tượng ăn mòn.



    MỤC LỤC

    1. GIỚI THIỆU CHUNG: 2

    1.1. Lý thuyết ăn mòn: 5
    1.1.1. Định nghĩa: 5
    1.1.2. Phân loại: 5
    1.2. Tình trạng ăn mòn bê tông cốt thép ở vùng biển Việt Nam: 5
    2. TÌM HIỂU VỀ BÊ TÔNG CỐT THÉP: 6
    2.1. Vật liệu cấu thành: 6
    2.2. Tính chất: 7
    3. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ ĂN MÒN BÊ TÔNG CỐT THÉP Ở VÙNG BIỂN 8
    3.1. Các nguyên nhân gây ăn mòn bê tông cốt thép: 8
    3.1.1. Sự xuống cấp của bê tông: 8
    3.1.2. Sự ăn mòn cốt thép: 10
    3.2. Cơ chế ăn mòn bê tông cốt thép: 11
    3.2.1. Cơ chế ăn mòn bê tông: 11
    3.2.2. Cơ chế ăn mòn cốt thép: 14
    4. KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG ĂN MÒN CỐT THÉP BẰNG BIỆN PHÁP SỬ DỤNG PHỤ GIA POLYME TRONG BÊ TÔNG: 15
    4.1. Các yếu tố ảnh hưởng của phụ gia đến tính chất cơ lý của bê tông: 15
    4.2. Khả năng bảo vệ chống ăn mòn của các loại phụ gia này tới cốt thép trong bê tông: 20
    4.3. Kết luận: 21
    5. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 22
    BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC THÀNH VIÊN NHÓM 12 23



    5. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

    1. Ăn mòn bê tông và bê tông cốt thép do tác động của môi trường. Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung.
    2. Mô hình dự báo tuổi thọ của kết cấu bê tông cốt thép. Thạc sĩ Đào Văn Dinh & Tiến Sĩ Bùi Trọng Cầu.
    3. Sử dụng Polymer trong bê tông cho các công trình xây dựng. T/C Phát Triển Khoa Học và Công nghệ, số 8/2005
    4. Sự xuống cấp của bê tông cốt thép. G.K. Glass, Fosroc Iternational, Staffordshire, UK, Vũ Việt Hưng biên dịch.
    5. Giảm độ thấm ion Clo trong bê tông bằng phụ gia khoáng hoạt tính hỗn hợp. Thạc Sĩ Nguyễn Tiến Trung- Viện Thủy Công.


    BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC THÀNH VIÊN NHÓM 12

    Nhóm Trưởng: Quách Lệ Trinh – 0932.762.798
    Họ tên Tốt Khá Trung bình Yếu
    Hà Thị Mỹ Tiên
    Trần Thu Trâm
    Nguyễn Bá Tín
    Đỗ Quốc Thương
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...