Thạc Sĩ Sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả dạy học phương trình và bất phương trì

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    MỞ ĐẦU



    Xuất phát từ nhu cầu xã hội đòi hỏi ngành giáo dục đào tạo ra những con người mới với đầy đủ những phẩm chất và năng lực phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đào tạo ra những con người có tính tự giác cao, tích cực, chủ động và sáng tạo trong lao động, sản xuất và chiến đấu.
    Đứng trước nhu cầu cấp bách đó của xã hội, luật giáo dục nước ta đã chỉ rõ: Phương pháp (PP) giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh (HS), phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; cần phải bồi dưỡng PP tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; cần phải đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS.
    [12]

    Trong những năm gần đây, nền giáo dục nước ta đã có những thay đổi đáng kể, đặc biệt là trong đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), một mặt nhằm hạn chế những vấn đề còn tồn tại mà PPDH cũ đem lại, mặt khác phát huy tính tích cực của những PP này. Trên cơ sở đó, chúng ta đã và đang áp dụng các PPDH tích cực (xu hướng dạy học không truyền thống) nhằm đạt được hiệu quả trong dạy học. Song trên thực tế, còn không ít GV vẫn dạy theo kiểu sử dụng đơn điệu 1 – 2 PP trong một tiết dạy, trong đó phần nhiều là thuyết trình, có kèm theo vấn đáp một cách hình thức. Do vậy việc nghiên cứu và tìm ra một số biện pháp phối hợp các PP trong dạy học là vô cùng quan trọng và có ý nghĩa đối với mỗi GV.
    Đối với môn Toán, phương trình (PT) và bất phương trình (BPT) đại số là một trong những khái niệm cơ bản, quan trọng của Toán học. Chính vì thế, việc nghiên cứu PT và BPT đòi hỏi phải có cái nhìn tổng quát, sáng tạo của người nghiên cứu nó. Việc dạy học phần PT và BPT lớp 10 - trung học phổ thông (THPT) trong thực tế còn một số tồn tại: Nặng về truyền đạt kiến thức từ thầy sang trò theo một chiều, nặng về thuyết trình, giảng giải. HS lĩnh hội kiến thức thụ động, chủ yếu nhờ vào giáo viên (GV), sự giao lưu giữa GV - HS - môi trường chưa được coi trọng, HS giúp đỡ nhau trong việc lĩnh hội các kiến thức còn nhiều hạn chế.
    Nhằm khắc phục được tình trạng trên, GV phải đổi mới trong cách dạy học. Một trong những hướng đổi mới là biết cách phối hợp các PPDH truyền thống cũng như không truyền thống trong bài giảng của mình.
    Với những lý do cơ bản trên và qua thực tế giảng dạy ở trường THPT, tôi chọn đề tài nghiên cứu:

    Sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả dạy học phương trình và bất phương trình ở lớp 10-THPT”.





    MỤC LỤC


    Nội dung Trang
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn 4

    1.1. Cơ sở lý luận 4
    1.1.1 Về phương pháp dạy học 4
    1.1.2. Quan hệ giữa các phương pháp dạy học 16
    1.1.3. Phối hợp các phương pháp dạy học 17
    1.2. Cơ sở thực tiễn 21
    1.2.1. Tình hình dạy học nội dung “Phương trình và bất phương 21
    trình” ở lớp 10-THPT
    1.2.2. Việc sử dụng phối hợp các PPDH của GV ở trường THPT 25
    1.3. Kết luận chương 1 26
    Chương 2: Một số biện pháp sư phạm phối hợp các PPDH để tổ 27
    chức dạy nội dung “PT, BPT” ở lớp 10-THPT

    2.1. Nguyên tắc phối hợp các PP dạy học vào môn Toán 27
    2.2. Một số biện pháp sư phạm phối hợp các PPDH để tổ chức 27
    dạy học nội dung PT và BPT ở lớp 10-THPT
    2.2.1. Phối hợp vận dụng phương pháp vấn đáp (đàm thoại) và 27
    dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
    2.2.2. Lựa chọn và phối hợp một số phương pháp dạy học căn cứ 41
    vào nội dung kiến thức
    2.2.3. Lựa chọn và phối hợp một số phương pháp dạy học căn cứ 72
    vào đối tượng HS
    2.2.4. Lựa chọn và phối hợp một số phương pháp dạy học căn cứ 78
    vào điều kiện phương tiện dạy học
    2.2.5. Phối hợp một số phương pháp dạy học để tổ chức cho HS 82
    phát hiện sai lầm, tìm nguyên nhân và sửa chữa
    2.2.6. Khai thác vận dụng phương pháp hướng dẫn HS tự học 88
    2.3. Kết luận chương 2 91
    Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 92
    3.1. Mục đích thực nghiệm 92
    3.2. Nội dung thực nghiệm 92
    3.3. Tổ chức thực nghiệm 102
    3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm 103
    3.5. Kết luận chương 3 106
    KẾT LUẬN 107
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...