Luận Văn Sử dụng ngôn ngữ cơ thể hiệu quả trong giao tiếp

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    Ai trong chúng ta cũng từng biết một người mà chỉ sau vài phút bước vào một căn phòng chật ních, đã có thể nói đúng về quan hệ giữa những người trong phòng và cảm giác của họ lúc ấy. Khả năng đọc được thái độ và cảm nghĩ qua hành vi của người nào đó là hệ thống giao tiếp đầu tiên mà con người sử dụng trước khi ngôn ngữ nói phát triển

    Ngày nay, hầu hết các nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng lời nói chủ yếu được dùng để chuyển tải thông tin, còn ngôn ngữ cơ thể được dùng để trao đổi thái độ giữa người với người và trong một số trường hợp, nó còn được dùng thay cho lời nói.
    Bất kể trong nền văn hóa nào thì lời nói cũng gắn bó chặt chẽ với động tác của người phát ngôn. Thậm chí, Birdwhistell còn cho rằng nếu được tập luyện đúng mức thì ta còn có thể hình dung một người đang thực hiện động thái gì thông qua giọng nói của họ hay nhận biệt người ta nói ngôn ngữ nào chỉ bằng cách quan sát điệu bộ.
    Ngôn ngữ cơ thể là sự phản ánh trạng thái cảm xúc của một người ra bên ngoài. Mỗi điệu bộ hoặc động thái đều có thể cho thấy cảm xúc của một người vào thời điểm đó.
    Thông qua đó chúng ta thấy ngôn ngữ cơ thể thật sự đóng một vai trò rất quan trọng trong việc truyền đạt thông tin. Chính vì vậy việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể giúp cho việc giao tiếp đạt nhiều thành công hơn.
    Trên cơ sở đó, chúng em viết bài này nhằm mục đích đề cao vai trò của việc vận dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp và việc nó đã được sử dụng hiện nay như thế nào để từ đó có những bí quyết riêng cho mình trong giao tiếp.
    Nội dung của bài này bao gồm 3 chương:
    - Chương 1: Cơ sở lý luận về việc vận dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp

    - Chương 2: Việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp hiện nay
    - Chương 3: Sử dụng ngôn ngữ cơ thể hiệu quả trong giao tiếp

    Trong quá trình viết bài chúng em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và biết áp dụng những kiến thức được lĩnh hội từ cô giáo bộ môn để áp dụng vào thực tế trong việc giao tiếp. Do năng lực còn hạn chế nên có những sai sót và hạn chế mong cô và bạn đọc thông cảm.
    Chúng em xin chân thành cảm ơn!


    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU

    MỤC LỤC Trang
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CƠ THỂ TRONG GIAO TIẾP 1
    1.1. Những vấn đề chung về giao tiếp. 1
    1.1.1. Khái niệm và bản chất của giao tiếp. 1
    1.1.1.1. Khái niệm 1
    1.1.1.2. Bản chất của giao tiếp. 1
    1.1.2. Chức năng, đặc điểm và vai trò của giao tiếp. 1
    1.1.3. Phong cách giao tiếp. 2
    1.1.3.1. Khái niệm 2
    1.1.3.2. Cấu trúc của phong cách. 2
    1.1.3.3. Ấn tượng bạn đầu. 3
    1.1.4. Các hình thức. 4
    1.1.4.1. Giao tiếp theo tính chính thức của cuộc giao tiếp. 4
    1.1.4.2. Giao tiếp theo tính chất tiếp xúc của cuộc giao tiếp. 4
    1.1.4.3. Giao tiếp theo phân loại vị thế. 5
    1.1.4.4. Giao tiếp theo khoảng cách tiếp xúc. 6
    1.1.4.5. Giao tiếp theo phương diện giao tiếp. 6
    1.2. Ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp. 7
    1.2.1. Khái niệm ngôn ngữ cơ thể. 7
    1.2.2. Các tín hiệu ngôn ngữ cơ thể. 7
    1.2.3. Vai trò của ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp. 8
    CHƯƠNG 2: SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CƠ THỂ TRONG GIAO TIẾP HIỆN NAY 9
    2.1. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp xã hội 9
    2.1.1. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể để “bắt chước” khi tạo mối quan hệ. 9
    2.1.2. Giao tiếp bằng mắt là nhân tố quan trọng quyết định thành công của giao tiếp xã hội 10
    2.1.3. Sử dụng ngôn ngữ bằng tay trong giao tiếp của người Khuyết tật 12
    2.2. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp kinh doanh. 15
    2.2.1. Sử dụng ngôn ngữ của đôi tay trong thuyết trình. 15
    2.2.2. Sử dụng ánh mắt trong giao tiếp kinh doanh. 16
    2.2.2.1. Ánh mắt của sếp trong việc giao tiếp với nhân viên. 17
    2.2.2.2. Sử dụng ánh mắt trong giao tiếp với khách hàng. 18
    2.2.3. Sử dụng nụ cười trong bán hàng. 19
    2.2.4. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong việc đàm phán. 20
    2.3. Đánh giá chung. 21
    2.3.1. Ưu điểm 21
    2.3.2. Nhược điểm 22
    2.4. Một vài biểu hiện của ngôn ngữ cử chỉ và ý nghĩa khác biệt. 23
    2.4.1. Khác biệt văn hóa dân tộc (quốc gia). 23
    2.4.2. Khác biệt văn hoá giới tính (nam - nữ). 24
    2.4.3. Khác biệt giữa các vị trí xã hội (giám đốc, nhân viên .). 25
    2.4.4. Ngôn ngữ cử chỉ trong gia đình và bạn bè. 26
    2.4.5. Những cử chỉ dễ bị lầm lẫn. 26
    PHẦN 3: SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CƠ THỂ HIỆU QUẢ TRONG GIAO TIẾP 28
    3.1. Cách đọc chính xác ngôn ngữ cơ thể để vận dụng trong giao tiếp. 28
    3.1.1. Phải hiểu các điệu bộ theo cụm 28
    3.1.2. Tìm kiếm sự phù hợp khi đọc ngôn ngữ cơ thể. 28
    3.1.3. Phải hiểu điệu bộ đó theo ngữ cảnh nào. 29
    3.2. Những điều cần tránh khi sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp. 29
    3.2.1. Thái độ và tư thế. 29
    3.2.2. Tay. 30
    3.2.3. Nét mặt 31
    3.2.4. Ánh mắt 31
    3.2.5. Trong giao tiếp với khách hàng, cần tránh 4 thái độ nào?. 32
    3.3. Sự phối hợp giữa ngôn ngữ cơ thể và ngôn ngữ nói 32
    3.3.1. Hiệu quả của sự phối hợp giữa ngôn ngữ cơ thể và ngôn ngữ nói 33
    3.3.2. Các hình thức phối hợp giữa ngôn ngữ cơ thể và ngôn ngữ nói 34
    3.3.2.1. Trong đàm phán, thương lượng. 34

    3.3.2.2. Trong quan hệ với khách hàng. 34
    3.3.2.3. Khi phỏng vấn và trả lời phỏng vấn xin việc. 35
    3.3.2.4. Khi nói chuyện trước công chúng. 36
    KẾT LUẬN 38
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...