Luận Văn Sử dụng nghiệp vụ thị trường mở trong việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia ở việt nam hiện nay

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA
    I. Khái niệm :
    Theo điều 2 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 12/12/1997
    Chính sách tiền tệ quốc gia là một bộ phận của chính sách kinh tế - tài chính của nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân.
    II. Mục tiêu :
    Mục tiêu chính sách tiền tệ là mục tiêu mà ngân hàng Trung ương hoạch định phải đạt được trong suốt quá trình điều hành chính sách tiền tệ. Thông thường chính sách tiền tệ có hai loại mục tiêu chính: mục tiêu tiền tệ và mục tiêu kinh tế.
    1. Mục tiêu tiền tệ:
    Mục tiêu tiền tệ là một hệ thống các mục tiêu về phương diện tiền tệ cần đạt được bao gồm điều hòa khối tiền tệ, kiểm soát tổng số thanh toán bằng tiền (MV), bảo vệ giá trị quốc nội và quốc ngoại của đồng tiền bằng cách ổn định giá.
    Ø Mục tiêu điều hòa khối tiền tệ: là mục tiêu nhằm giữ vững mối quan hệ cân đối giữa tiền và hàng. Nguyên tắc chung để đạt được mục tiêu này là giữ nguyên, tăng hay giảm khối lượng tiền tệ tùy theo tình hình các nền kinh tế tăng trưởng hay suy thóai. Thành phần của khối tiền tệ gồm có tiền giấy, tiền cắc do Ngân hàng Trung ương phát hành và bút tệ được sáng tạo ra từ ngân hàng thương mại. Do vậy để điều hòa khối tiền tệ ngoài việc kiểm sóat việc phát hành, ngân hàng Trung ương còn phải kiểm soát khối dự trữ của ngân hàng thương mại với tổng số tiền gởi mà nó huy động được.
    Ø Mục tiêu kiểm soát tổng số thanh toán bằng tiền: việc kiểm soát khối tiền tệ đơn thuần như trên có nhược điểm là không lưu ý đến tốc độ lưu thông tiền tệ. Điều này làm cho việc kiểm sóat giá cả thiếu cơ sở vững chắc vì ngoài yếu tố khối tiền tệ còn có yếu tố tốc độ lưu thông tiền tệ tác động đến vật giá. Bởi vậy cần thiết phải kiểm soát tổng số thanh toán hay tổng số lượng tiền tệ dùng để chi trả trong các cuộc giao dịch và trong khoảng thời gian nhất định.
    Tuy nhiên, trong một quốc gia nếu như tổng số thanh toán qua ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trên tổng số thanh toán của các tầng lớp dân cư thì việc kiểm soát này tương đối dễ.Trái lại, nếu việc thanh toán giữa tầng lớp dân cư chủ yếu dùng tiền mặt, thực hiện chi trả ngoài ngân hàng, thì việc kiểm soát tổng số thanh toán bằng tiền rất khó. Do vậy, để kiểm soát tổng số thanh toán bằng tiền thì vấn đề quan trọng là phải phát triển hệ thống thanh toán qua ngân hàng đủ mạnh để thu hút dân chúng thực hiện hầu hết các khoản thanh toán qua ngân hàng. Trong những năm gần đây, do nỗ lực của hệ thống ngân hàng không ngừng cải thiện chất lượng dịch vụ thanh toán nên tỷ lệ thanh toán qua ngân hàng so với tổng số thanh toán bằng tiền trong toàn nền kinh tế đã gia tăng đáng kể.
    Ø Bảo vệ giá trị quốc nội của đồng tiền: Giá trị quốc nội của đồng tiền chính là sức mua đối nội của nó được đánh giá thông qua giá cả hàng hóa trong nước. Do đó, muốn bảo vệ giá trị quốc nội của đồng tiền, chính sách tiền tệ phải nhằm vào mục tiêu ổn định vật giá nói chung. Mức vật giá gia tăng, sức mua đồng tiền giảm từ đó tác hại đến giá trị quốc nội của đồng tiền.Mức vật giá giảm, sức mua đồng tiền tăng điều này có lợi hay hại còn tùy nguyên nhân hay hoàn cảnh dẫn đến sự sụt giảm giá cả. Nếu giá cả hàng hóa giảm do năng suất chung tăng là điều đáng mừng. Nhưng nếu vật giá chung giảm do mức cầu trên thị trường giảm lại là điều đáng lo.Vì vật giá giảm sức mua của đồng tiền tuy có tăng nhưng chỉ là tạm thời. Nếu quá trình sụt giảm giá cả kéo dài dễ dẫn đến tình trạng suy thoái kinh tế.Tình hình này có thể khiến cho sản xuất lỗ dẫn đến thu hẹp quy mô sản xuất và thất nghiệp trầm trọng.
    Ø Ổn định giá trị quốc ngoại của đồng tiền: Giá trị quốc ngoại của đồng tiền chính là sức mua đối ngoại của nó được đo lường bởi tỷ giá hối đoái thả nổi. Thực chất tỷ giá hối đoái chính là giá cả của đối ngoại của đồng tiền. Bởi vậy sự biến động tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến sức mua đồng tiền, từ đó tác động ít hay nhiều đến hoạt động của nền kinh tế tùy theo mức độ hướng ngoại của nền kinh tế đó. Do vậy,chính sách tiền tệ cũng cần nhắm đến mục tiêu ổn định tỷ giá hối đoái để góp phần vào việc ổn định nền kinh tế nói chung.

    2. Mục tiêu kinh tế
    Mục tiêu kinh tế của chính sách tiền tệ là hệ thống các mục tiêu cuối cùng mà nền kinh tế phải đạt được nhờ việc áp dụng chính sách tiền tệ đem lại. Đó là các mục tiêu: tăng trưởng kinh tế; tăng mức nhân dụng và giảm thiểu những thăng trầm chu chuyển kinh tế.
    Ø Mục tiêu tăng trưởng kinh tế: Khối tiền tệ tăng hay giảm đều có tác động mạnh đến lãi suất và số cầu tổng quát, từ đó tác động đến sự gia tăng đầu tư sản xuất và cuối cùng tác động lên tổng sản lượng quốc gia, tức tác động lên sự tăng trưởng của nền kinh tế. Bởi vậy, chính sách tiền tệ phải nhằm vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế thông qua việc tăng hay giảm khối lượng tiền tệ thích hợp.
    Ø Mục tiêu tăng mức nhân dụng: khi gia tăng đầu tư sản xuất và gia tăng sản xuất, các xí nghiệp thu dụng thêm nhiều nhân công. Để đạt mục tiêu này chính sách tiền tệ nhằm vào việc mở rộng và gia tăng khối tiền tệ để vừa làm cho sức tiêu thụ tăng lên, vừa làm cho nhà sản xuất mở rộng đầu tư nhằm thu hút thêm nhân công.
    Ø Mục tiêu giảm thiểu những thăng trầm chu kỳ kinh tế: Trong kinh tế thị trường, sự phát triển kinh tế thường biến chuyển qua nhiều giai đọan mang tính chất chu kỳ, có lúc tăng trưởng, có lúc ngừng trệ và có lúc suy thoái. Những thăng trầm mang tính chất chu kỳ đó có thể giảm bớt về cường độ hoặc rút ngắn về thời gian nhờ vào một chính sách tiền tệ thích hợp. Cụ thể là mở rộng khối tiền tệ trong giai đoạn suy thoái để sớm chuyển sang giai đoạn phục hưng, tiết chế khối tiền tệ thế nào để vừa chống lạm phát vừa không xảy ra tình trạng ngưng trệ và sớm chuyển sang giai đoạn tăng trưởng kinh tế với một tỷ lệ lạm phát có thể chấp nhận được.
    III. Công cụ chính sách tiền tệ:
    1. Công cụ trực tiếp:
    Đây là công cụ tác động trực tiếp vào khối lượng tiền trong lưu thông. Công cụ trực tiếp được áp dụng phổ biến ở các nước trong thời kỳ hoạt động tài chính được điều tiết chặt chẽ là hạn mức tín dụng. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà NHTW buộc các tổ chức tín dụng phải tôn trọng khi cấp tín dụng cho nền kinh tế. Bên cạnh hạn mức tín dụng, NHTW có thể điều tiết trực tiếp các mục tiêu trung gian thông qua việc ấn định lãi suất hoặc tỷ giá.
    2. Công cụ gián tiếp:
    2.1 Dự trữ bắt buộc
    Là số tiền mà các NHTM buộc phải duy trì trên một tài khoản tiền gửi không hưởng lãi tại NHTW. Nó được xác định bằng một tỷ lệ phần trăm nhất định trên tổng số dư tiền gửi tại một khoảng thời gian nào đó. Mức dự trữ bắt buộc được quy định khác nhau căn cứ vào thời hạn tiền gửi, vào quy mô và tính chất hoạt động của NHTM.
    2.2 Chính sách tái chiết khấu
    Bao gồm các quy định và điều kiện cho vay của NHTW đối với các NHTM. NHTW cho vay ngắn hạn trên cơ sở chiết khấu các chứng từ có giá ngắn hạn: chủ yếu là tín phiếu kho bạc và thương phiếu.
    2.3 Nghiệp vụ thị trường mở
    Nghiệp vụ thị trường mở là các hoạt động của NHTW trên thị trường mở thông qua việc mua bán các chứng khoán (giấy tờ có giá). Các hoạt động này ảnh hưởng trực tiếp đến dự trữ của các NHTM và ảnh hưởng gián tiếp đến các mức lãi suất. Trong tiểu luận này nhóm sẽ nghiên cứu việc sử dụng nghiệp vụ thị trường mở trong việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...