Báo Cáo Sử dụng nghiệp vụ thị trường mở trong việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia ở việt nam hiện nay

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Sử dụng nghiệp vụ thị trường mở trong việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia ở việt nam hiện nay

    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="width: 90%"]A. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA
    I. Khái niệm :
    Theo điều 2 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 12/12/1997
    Chính sách tiền tệ quốc gia là một bộ phận của chính sách kinh tế - tài chính của nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân.
    II. Mục tiêu :
    Mục tiêu chính sách tiền tệ là mục tiêu mà ngân hàng Trung ương hoạch định phải đạt được trong suốt quá trình điều hành chính sách tiền tệ. Thông thường chính sách tiền tệ có hai loại mục tiêu chính: mục tiêu tiền tệ và mục tiêu kinh tế.
    1. Mục tiêu tiền tệ:
    Mục tiêu tiền tệ là một hệ thống các mục tiêu về phương diện tiền tệ cần đạt được bao gồm điều hòa khối tiền tệ, kiểm soát tổng số thanh toán bằng tiền (MV), bảo vệ giá trị quốc nội và quốc ngoại của đồng tiền bằng cách ổn định giá.
     Mục tiêu điều hòa khối tiền tệ: là mục tiêu nhằm giữ vững mối quan hệ cân đối giữa tiền và hàng. Nguyên tắc chung để đạt được mục tiêu này là giữ nguyên, tăng hay giảm khối lượng tiền tệ tùy theo tình hình các nền kinh tế tăng trưởng hay suy thóai. Thành phần của khối tiền tệ gồm có tiền giấy, tiền cắc do Ngân hàng Trung ương phát hành và bút tệ được sáng tạo ra từ ngân hàng thương mại. Do vậy để điều hòa khối tiền tệ ngoài việc kiểm sóat việc phát hành, ngân hàng Trung ương còn phải kiểm soát khối dự trữ của ngân hàng thương mại với tổng số tiền gởi mà nó huy động được.
     Mục tiêu kiểm soát tổng số thanh toán bằng tiền: việc kiểm soát khối tiền tệ đơn thuần như trên có nhược điểm là không lưu ý đến tốc độ lưu thông tiền tệ. Điều này làm cho việc kiểm sóat giá cả thiếu cơ sở vững chắc vì ngoài yếu tố khối tiền tệ còn có yếu tố tốc độ lưu thông tiền tệ tác động đến vật giá. Bởi vậy cần thiết phải kiểm soát tổng số thanh toán hay tổng số lượng tiền tệ dùng để chi trả trong các cuộc giao dịch và trong khoảng thời gian nhất định.
    Tuy nhiên, trong một quốc gia nếu như tổng số thanh toán qua ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trên tổng số thanh toán của các tầng lớp dân cư thì việc kiểm soát này tương đối dễ.Trái lại, nếu việc thanh toán giữa tầng lớp dân cư chủ yếu dùng tiền mặt, thực hiện chi trả ngoài ngân hàng, thì việc kiểm soát tổng số thanh toán bằng tiền rất khó. Do vậy, để kiểm soát tổng số thanh toán bằng tiền thì vấn đề quan trọng là phải phát triển hệ thống thanh toán qua ngân hàng đủ mạnh để thu hút dân chúng thực hiện hầu hết các khoản thanh toán qua ngân hàng. Trong những năm gần đây, do nỗ lực của hệ thống ngân hàng không ngừng cải thiện chất lượng dịch vụ thanh toán nên tỷ lệ thanh toán qua ngân hàng so với tổng số thanh toán bằng tiền trong toàn nền kinh tế đã gia tăng đáng kể.

    A. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA
    I. Khái niệm :
    II. Mục tiêu :
    III. Công cụ chính sách tiền tệ:
    1. Công cụ trực tiếp:
    2. Công cụ gián tiếp:
    2.1 Dự trữ bắt buộc
    2.2 Chính sách tái chiết khấu
    B. SỬ DỤNG NGHIỆP VỤ TTM ĐỂ THỰC THI CSTTQG
    1. Các nghiệp vụ trên thị trường mở :
    2. Sử dụng các nghiệp vụ mở để thực hiện CSTTQG
    C. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT :
    NHẬN XÉT
    ĐỀ XUẤT
    KẾT LUẬN
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     
Đang tải...