Tiến Sĩ Sử dụng một số phụ phẩm nông nghiệp để vỗ béo bò tại huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ
    Đề tài: Sử dụng một số phụ phẩm nông nghiệp để vỗ béo bò tại huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Các chữ viết tắt dùng trong luận án vi
    Danh mục các bảng viii
    Danh mục các đồ thị x
    Danh mục các sơ đồ xi
    MỞ ĐẦU 1
    1 Tính cấp thiết của đề tài 1
    2 Mục tiêu đề tài 3
    3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
    CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    1.1 ĐẶC ĐIỂM TIÊU HOÁ CỦA GIA SÚC NHAI LẠI 4
    1.1.1 Sơ lược cấu tạo bộ máy tiêu hoá của gia súc nhai lại 4
    1.1.2 Hệ vi sinh vật dạ cỏ 5
    1.1.3 Quá trình tiêu hóa các thành phần của thức ăn ở gia súc nhai lại 9
    1.1.4 Carbohydrate phi cấu trúc (Non structural carbohydrate - NSC) trong dinh dưỡng bò 17
    1.2 Nguyên lý của phương pháp sinh khí in vitro - gas production trong việc đánh giá khả năng tiêu hoá thức ăn ở dạ cỏ 20
    1.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng thịt bò 23
    1.3.1 Một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của bò 24
    1.3.2 Khả năng sản xuất thịt của bò 24
    1.3.3 Một số yếu tố ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng thịt bò 28
    1.4 Tình hình nghiên cứu sử dụng phụ phẩm nông công nghiệp để vỗ béo bò 33
    1.4.1 Sơ lược về phụ phẩm nông công nghiệp 33
    1.4.2 Tiềm năng nguồn phụ phẩm nông công nghiệp 34
    1.4.3 Sử dụng phụ phẩm nông công nghiệp để nuôi bò 35
    CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 46
    2.1 Vật liệu nghiên cứu 46
    2.2 Nội dung nghiên cứu 46
    2.3 Địa điểm nghiên cứu 46
    2.4 Phương pháp nghiên cứu 47
    2.4.1 Phương pháp chung cho các thí nghiệm 47
    2.4.2 Phương pháp nghiên cứu cho các thí nghiệm cụ thể 48
    2.4.3 Phương pháp xử lý số liệu 60
    CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 61
    3.1 Tiềm năng nguồn phụ phẩm nông công nghiệp làm thức ăn cho bò tại huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk 61
    3.1.1 Tình hình phát triển đàn bò và sử dụng nguồn phụ phẩm nông công nghiệp làm thức ăn cho bò tại huyện Ea Kar 61
    3.1.2 Sản lượng phụ phẩm nông công nghiệp tại huyện Ea Kar 66
    3.1.3 Thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng và đặc điểm tiêu hóa in vitro của một số phụ phẩm nông nghiệp chính sử dụng vỗ béo bò 70
    3.2 Sử dụng lõi ngô trong khẩu phần vỗ béo bò thịt 79
    3.2.1 Ảnh hưởng của tỉ lệ lõi ngô khác nhau đến lượng khí sinh ra và đặc điểm sinh khí in vitro của các khẩu phần vỗ béo bò (Thí nghiệm 1a) 79
    3.2.2 Ảnh hưởng của các tỉ lệ lõi ngô khác nhau trong khẩu phần đến tăng khối lượng, hiệu quả sử dụng thức ăn, khả năng sản xuất và chất lượng thịt của bò vỗ béo (Thí nghiệm 1b) 82
    3.3 Sử dụng thân cây ngô trong khẩu phần vỗ béo bò thịt 95
    3.3.1 Ảnh hưởng của các tỉ lệ thân cây ngô khác nhau đến lượng khí sinh ra và đặc điểm sinh khí in vitro của các khẩu phần vỗ béo bò (Thí nghiệm 2a) 95
    3.3.2 Ảnh hưởng của các tỉ lệ thân cây ngô khác nhau trong khẩu phần đến tăng khối lượng và hiệu quả sử dụng thức ăn của bò vỗ béo (Thí nghiệm 2b) 97
    3.4 Sử dụng vỏ quả ca cao trong khẩu phần vỗ béo bò thịt 104
    3.4.1 Ảnh hưởng của các tỉ lệ vỏ ca cao khác nhau đến lượng khí sinh ra và đặc điểm sinh khí in vitro của các khẩu phần vỗ béo bò (Thí nghiệm 3a) 104
    3.4.2 Ảnh hưởng của các tỉ lệ vỏ ca cao khác nhau trong khẩu phần đến tăng khối lượng và hiệu quả sử dụng thức ăn của bò vỗ béo (Thí nghiệm 3b) 106
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 115
    1 Kết luận 115
    2 Đề nghị 116
    Những công trình khoa học đã công bố liên quan đến luận án 117
    Tài liệu tham khảo 118
    Phụ lục 135


    MỞ ĐẦU
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Trong những năm qua, ngành chăn nuôi bò nước ta phát triển mạnh, số lượng đàn bò tăng nhanh đạt 6,34 triệu con vào năm 2008 (Tổng cục Thống kê, 2009), chăn nuôi bò đang chuyển dần sang sản xuất hàng hoá và thật sự đã mang lại lợi ích kinh tế, góp phần xoá đói giảm nghèo cho người dân.
    Nước ta có nguồn phụ phẩm nông công nghiệp rất dồi dào (47 triệu tấn mỗi năm) nhưng sử dụng chúng làm thức ăn chăn nuôi vẫn còn rất thấp chỉ khoảng 18% (Cục Chăn nuôi, 2008). Trong khi đó, thức ăn cho chăn nuôi bò còn bị thiếu hụt trầm trọng, đặc biệt là vào mùa khô nên tiềm năng của các giống bò cao sản chưa được phát huy đã làm giảm năng suất vật nuôi.
    Tây Nguyên là khu vực có nhiều tiềm năng để phát triển chăn nuôi bò thịt. Từ năm 1992 đến nay Chính phủ đã có chủ trương phát triển đàn bò ở Tây Nguyên, Quyết định 168/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về định hướng phát triển Tây Nguyên đã khẳng định: “Tây Nguyên có nhiều tiềm năng và thế mạnh hơn hẳn các vùng khác của cả nước để chăn nuôi gia súc lớn theo hướng sản xuất hàng hóa và chất lượng cao, nhất là bò thịt, bò sữa”. Định hướng phát triển của Cục Khuyến nông Khuyến lâm (2001) cũng đã xác định “Xây dựng một số vùng chăn nuôi bò thịt chất lượng cao ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, .”
    Với diện tích đồng cỏ rộng lớn và tập trung, cùng với một số lượng lớn phụ phẩm từ nông công nghiệp như rơm, ngọn mía, cây ngô, bã sắn, hạt bông, rỉ mật, vỏ quả ca cao, vỏ quả cà phê, quả cao su . sẽ là nguồn thức ăn rất tốt cho chăn nuôi trâu bò. Mặc dù vậy, việc nuôi dưỡng đối với bò thịt hiện nay vẫn dựa vào thức ăn xanh tự nhiên, phương thức nuôi quảng canh, chưa chú trọng vỗ béo bò trước khi giết thịt nên khả năng cho thịt và chất lượng thịt còn hạn chế chỉ thích ứng với tiêu thụ của thị trường trong nước.
    Huyện Ea Kar nằm phía Đông của tỉnh Đắk Lắk có tổng diện tích tự nhiên là 103.747ha. Trong đó, đất nông nghiệp: 85.013ha (chiếm 82%), đất chưa sử dụng có thể dùng vào chăn nuôi đại gia súc: 11.299ha (chiếm 10,8%). Có khoảng 85 - 90% đất nâu đỏ Bazan, đây là loại đất rất phù hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày như: cà phê, ca cao, điều và các loại cây hoa màu như: ngô, đậu đỗ các loại, mía, sắn tạo nên thế mạnh của vùng trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi. Ea Kar có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa mưa thường đến sớm (tháng 4) và kết thúc muộn (tháng 11) và lượng mưa chiếm trên 90% lượng mưa hằng năm. Nhiệt độ bình quân năm là 23,7[SUP]o[/SUP]C (UBND huyện Ea Kar, 2006). Điều kiện tự nhiên của huyện Ea Kar rất phù hợp cho việc phát triển chăn nuôi bò và phát triển mạnh các loại cây trồng có thể cho phụ phẩm làm thức ăn chăn nuôi. Từ 2004 đến 2006 tổng đàn bò bình quân của huyện Ea Kar là khá lớn: 26.259 con, chiếm 15,4% đàn bò cả tỉnh. Tốc độ phát triển đàn bò hằng năm đạt 112,6% (Cục Thống kê Đắk Lắk, 2007).
    Với áp lực thiếu thức ăn do tăng đàn trong khi đồng cỏ ngày càng bị thu hẹp thì vấn đề sử dụng phụ phẩm nông công nghiệp làm thức ăn cho bò càng được chú trọng và được đặt lên hàng đầu hiện nay.
    Tuy nhiên, phụ phẩm nông nghiệp thường nghèo chất dinh dưỡng, hàm lượng protein thấp, xơ cao (20 - 35% tính theo chất khô), tỉ lệ tiêu hoá thấp (Nguyễn Hữu Tào, Lê Văn Liễn, 2005). Do đó để sử dụng chúng một cách có hiệu quả cần phối hợp với các nguyên liệu khác một cách phù hợp nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao là hết sức cần thiết hiện nay cả về mặt lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành đề tài:Sử dụng một số phụ phẩm nông nghiệp để vỗ béo bò tại huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk”.
    2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
    - Đánh giá tiềm năng một số phụ phẩm nông công nghiệp làm thức ăn cho bò tại huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk làm cơ sở để quy hoạch phát triển chăn nuôi bò tại địa phương.
    - Xác định tỉ lệ một số loại phụ phẩm trong khẩu phần nhằm vỗ béo bò thịt phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật tại địa phương.
    3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
    - Xác định được tiềm năng một số phụ phẩm nông nghiệp chính làm thức ăn vỗ béo bò tại địa phương thông qua trữ lượng, thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần phát triển chăn nuôi bò một cách bền vững.
    - Xác định được tỉ lệ phụ phẩm nông nghiệp phù hợp trong khẩu phần vỗ béo bò thông qua sử dụng phương pháp sinh khí in vitro - gas production và thử nghiệm trên bò.
    - Đề xuất một số khẩu phần vỗ béo phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật tại địa phương.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    TIẾNG VIỆT
    1. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2008). Quy hoạch phát triển ca cao các tỉnh phía Nam (Việt Nam) đến năm 2015 và định hướng nghiên cứu đến năm 2020. Báo cáo Hội thảo tại TP. HCM.
    2. Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn, Vương Ngọc Long (2001). Khả năng sinh trưởng của bê lai giữa tinh bò đực Charolais, Abondance, Tarentaise với bò Lai Sind. Báo cáo khoa học Chăn nuôi - Thú y 1999 - 2000, TP. Hồ Chí Minh 10 - 12 tháng 4 năm 2001.
    3. Đinh Văn Cải, Phạm Văn Quyến (2007). Hiệu quả vỗ béo của các nhóm bò lai F1 giống thịt. Tạp chí Khoa học kỹ thuật chăn nuôi, số 5 [99] - 2007, trang: 9 - 12.
    4. Cục Chăn nuôi (2008). Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020. Báo cáo dự thảo.
    5. Cục Khuyến nông và Khuyến lâm (2001). Định hướng phát triển chăn nuôi 2000 - 2005 - 2010. Báo cáo Hội nghị tổng kết chăn nuôi năm 2001.
    6. Cục Khuyến nông và Khuyến lâm (2005). Chăn nuôi bò thịt: tính năng sản xuất thịt của bò.
    7. Cục Thống kê Đắk Lắk (2007). Niên giám thống kê 2006.
    8. Vũ Chí Cương, Vũ Văn Nội, Graeme Mc Crabb, Phạm Kim Cương, Nguyễn Thành Trung, Đinh Văn Tuyền, Đoàn Thị Khang (2001). Nghiên cứu sử dụng rỉ mật trong nuôi dưỡng bò thịt. Báo cáo Khoa học Chăn nuôi - Thú y, phần thức ăn và dinh dưỡng, TP. HCM ngày 10 - 12/4/2001, trang: 13 - 20.
    9. [B]Vũ Chí Cương, Đặng Vũ Hoà, Vũ Văn Nội, Graeme Mc Crabb, Phạm Kim Cương, Nguyễn Thành Trung (2001). Ảnh hưởng của nguồn thức ăn thô trong khẩu phần vỗ béo có hàm lượng rỉ mật cao đến tăng trọng và hiệu quả sử dụng thức ăn của bò thịt. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, trang: 48 - 50.
    10. [B]Vũ chí Cương và Nguyễn Xuân Trạch (2005). Nâng cao kỹ năng di truyền sinh sản và lai tạo giống bò thịt nhiệt đới. NXB Nông nghiệp, Hà Nội - 2005, trang: 37 - 43.
    11. [B]Vũ Chí Cương, Phạm Kim Cương, Nguyễn Thành Trung, Phậm Hùng Cường, Nguyễn Thiện Trường Giang, Lưu Thị Thi (2005). Ảnh hưởng các mức lõi ngô trong khẩu phần có hàm lượng rỉ mật cao đến tỉ lệ phân giải chất khô [I]in sacco bông gòng, môi trường dạ cỏ và tăng trọng bò lai Sind vỗ béo. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, số 18 - 2005, trang: 43 - 46.
    12. [B]Vũ Chí Cương, Phạm Kim Cương, Phạm Thế Huệ và Phạm Hùng Cường (2007). Ảnh hưởng của các nguồn xơ khác nhau trong khẩu phần vỗ béo bò lai Sind tại Đắk Lắk. Tạp chí KHCN chăn nuôi, số 4 - 2/2007, trang: 36 - 42.
    13. [B]Vũ Chí Cương (2008). Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ nhằm phát triển chăn nuôi bò thịt và xác định một số bệnh nguy hiểm đối với bò để xây dựng biện pháp phòng dịch tại Tây Nguyên. Báo cáo tại Hội nghị “Tổng kết chương trình nghiên cứu KHCN phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng Tây Nguyên giai đoạn 2003 - 2006” tại TP. Buôn Ma Thuột, ngày 18/3/2008.
    14. [B]Lê Đăng Đảnh, Lê Minh Châu, Hồ Mộng Hải (2006). Chăn nuôi bò thịt. NXB Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh - 2006.
    15. [B]Nguyễn Quốc Đạt, Nguyễn Thanh Bình, Đinh Văn Tuyền (2008). Khả năng tăng trọng và cho thịt của bò lai Sind, Brahman và Droughtmaster nuôi vỗ béo tại TP. Hồ Chí Minh. Tạp chí KHCN chăn nuôi, số 15 tháng 12/2008, trang: 32 - 39.[/B][/B][/B][/B][/I][/B][/B][/B]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...