Thạc Sĩ Sử dụng một số phần mềm tin học và phương pháp dạy học phức hợp để thiết kế bài giảng điện tử phần h

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Sử dụng một số phần mềm tin học và phương pháp dạy học phức hợp để thiết kế bài giảng điện tử phần hóa hữu cơ lớp 11 chương trình cơ bản

    Information

    MS: LVHH-PPDH036
    SỐ TRANG: 120
    NGÀNH: HÓA HỌC
    CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    NĂM: 2010



    Information

    GIỚI THIỆU LUẬN VĂN


    Chương 1
    CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
    1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
    1.1.1. Đổi mới phương pháp và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
    Đổi mới phương pháp và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học có
    thể nói là một trong những vấn đề giáo dục được quan tâm nhiều nhất hiện
    nay. Vấn đề này đã thu hút nhiều sự quan tâm của hầu hết các nhà giáo dục,
    GV, sinh viên, HS và cả phụ huynh học sinh Có nhiều bài viết xoay quanh
    việc đổi mới phương pháp, ứng dụng CNTT vào dạy học trên các sách, báo,
    kỷ yếu, hội thảo, mạng internet
    - Báo Tuổi trẻ, liên tục các số trong thời gian tháng 11/ 2008 đăng nhiều
    bài viết tham gia diễn đàn “ Đổi mới phương pháp dạy học”.
    - Trên các sách, báo, tạp chí, kỷ yếu có nhiều bài viết của những nhà giáo
    dục tên tuổi: TS Trần Trung Ninh “Thiết kế giáo án điện tử trong dạy học Hóa
    học”, hội thảo tập huấn triển khai chương trình giáo trình cao đẳng sư phạm,
    tháng 5- 2006; GS.TS Vũ Văn Tảo “Dạy cách học”, Đổi mới PPDH trong các
    trường Đại học, Cao đẳng đào tạo GV THCS, Hà Nội tháng 8- 2003
    - Một số hội thảo, hội nghị đã được tổ chức qui mô như buổi tọa đàm
    “Đổi mới phương pháp giảng dạy” ngày 18/11/2008, có sự tham dự của ông
    Nguyễn Thiện Nhân- phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Bộ GD-ĐT, ông Huỳnh
    Công Minh- giám đốc Sở GD-ĐT tp HCM cùng các nhà giáo, các cán bộ,
    chuyên viên của Bộ GD, Sở GD-ĐT tp HCM, các trường sư phạm
    - Liên tục các đợt bồi dưỡng thường xuyên do Bộ Giáo dục và Đào tạo
    kết hợp với các Sở Giáo dục; trường Đại học Sư phạm tổ chức tập huấn cho
    GV về việc đổi mới phương pháp, ứng dụng CNTT kể từ đợt hè năm 2004
    đến nay.
    - Nhiều luận văn, khóa luận của học viên, sinh viên trường Đại học Sư
    phạm đã chọn hướng nghiên cứu về đề tài này.
    1.1.2. Một số luận văn, khóa luận tốt nghiệp có hướng nghiên cứu gần với
    đề tài
    1.1.2.1. Các khóa luận tốt nghiệp
     Tham khảo danh sách sinh viên làm đề tài tốt nghiệp của khoa Hóa trường
    ĐH Sư phạm tp HCM, tính từ năm 2005 đến năm 2009 có các khóa luận gần
    với hướng nghiên cứu của đề tài như sau:
    - “Thiết kế giáo án điện tử chương trình hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ
    thông bằng phần mềm powerpoint”- năm 2005- Vũ Thị Phương Linh.
    - “Sử dụng phần mềm Powerpoint trong phương pháp dạy học phức hợp.
    Vận dụng soạn một số giáo án phần hữu cơ, chương trình lớp 11 thí
    điểm, ban khoa học tự nhiên” – năm 2005 – Lê Thị Thu Hà.
    - “Thiết kế một số giáo án điện tử phần bài tập hóa hữu cơ lớp 11 THPT-
    chương trình thí điểm phân ban khoa học tự nhiên bằng phần mềm
    powerpoint”- năm 2005 – Nguyễn Thị Yến Trinh.
    - “Sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint thiết kế bài giảng chương
    “Sự điện li” Hóa học 11” – năm 2009 – Lê Huỳnh Vy.
    Nhận xét:
    Nhìn chung, các khóa luận tốt nghiệp nêu trên đều đã thực hiện tốt nhiệm
    vụ chính đặt ra là thiết kế BGĐT dựa trên phần mềm hỗ trợ Powerpoint để
    phục vụ cho việc dạy và học môn hóa học ở trường phổ thông. Các bài giảng
    thiết kế được trình bày rõ ràng; đảm bảo tính chính xác, khoa học; có vận
    dụng nhiều phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực cho HS.
    Tuy nhiên, các BGĐT trong những khóa luận này chưa đầy đủ cho các
    kiểu bài lên lớp, số lượng bài được thiết kế chỉ mang tính minh họa, kết quả
    thực nghiệm chưa có tính thuyết phục cao, chỉ đánh giá dựa một vài tiết dạy
    thực tập. Mặt khác, những BGĐT của các khóa luận năm 2005 thuộc chương
    trình phân ban thí điểm, không thể áp dụng cho SGK cải cách chương trình
    cơ bản hiện nay.
    1.1.2.2. Các luận văn thạc sĩ
     Luận văn thạc sĩ - khóa 16- trường ĐH Sư phạm tp HCM có 3 đề tài
    gần với hướng nghiên cứu mà chúng tôi đang thực hiện:
    1) “Sử dụng phương pháp dạy học phức hợp có ứng dụng công nghệ thông
    tin để thiết kế bài giảng điện tử bộ môn hóa học ở trường trung học cơ sở -
    lớp 9” (Trần Thị Thu Trâm – 2008).
    Luận văn đã trình bày rõ phần cơ sở lí luận về việc sử dụng phương pháp
    dạy học phức hợp, sử dụng phương tiện dạy học trong đó có phần mềm
    powerpoint. Trong luận văn, tác giả cũng đã nêu lên thực trạng việc sử dụng
    phần mềm powerpoint và PPDH phức hợp trong dạy học hóa học ở trường
    THCS, từ đó cho thấy tính cấp thiết của đề tài.
    Dựa trên nền tảng cơ sở lí luận vững chắc, tác giả đã xây dựng 14 BGĐT
    thuộc chương trình Hóa học THCS- lớp 9. Các BGĐT được trình bày rõ ràng,
    vận dụng phức hợp nhiều phương pháp để tổ chức hoạt động lên lớp. Hầu hết
    các vấn đề được xây dựng theo hướng HS tự hình thành kiến thức dưới sự
    dẫn dắt của GV.
    Kết quả thực nghiệm của tác giả trên 3 cặp lớp đối chứng cho thấy dạy học
    bằng BGĐT có kết hợp PPDH phức hợp mang lại hiệu quả cao hơn.
    2) “Ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế bài giảng điện tử, nhằm nâng
    cao chất lượng dạy và học bộ môn Hóa học phần lớp 10 (nâng cao)”(Nguyễn
    Thị Bích Thảo-2008).
    Điểm nổi bật của luận văn là đã thiết kế được hệ thống các BGĐT tiêu
    biểu của chương trình Hóa học nâng cao lớp 10 gồm 24 bài truyền thụ kiến
    thức mới và 1 bài luyện tập. Các BGĐT được thiết kế rõ ràng, nội dung chi
    tiết, việc dẫn dắt cho HS tìm hiểu vấn đề cũng được thể hiện rõ trong các
    slide trình chiếu đã giúp HS nắm bắt vấn đề được dễ dàng hơn. Thể hiện
    trong luận văn cho thấy tất cả các BGĐT đã thiết kế đều được tác giả trực
    tiếp thực nghiệm trong quá trình giảng dạy tại trường THPT chuyên Trần Đại
    Nghĩa và thu được kết quả cao. Điều này chứng tỏ, đã đến lúc GV cần nhận
    thức việc dạy học bằng BGĐT hiện nay không còn mang tính hình thức,
    chiếu lệ mà nó đã trở thành qui luật tất yếu phù hợp với nhu cầu xã hội.
    3) “Thiết kế giáo án điện tử môn Hóa học lớp 10 chương trình nâng cao
    theo hướng dạy học tích cực” (Hà Tú Vân - 2008).
    Có thể nói, đây là luận văn đạt yêu cầu cao về hệ thống các BGĐT được
    thiết kế. Các slide nội dung trình bày rõ ràng, có tính thẩm mĩ. Để dẫn dắt HS
    nắm bắt kiến thức, tác giả đã xây dựng nhiều tình huống có vấn đề, thường sử
    dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, đàm thoại nêu vấn đề, thí nghiệm nêu
    vấn đề một cách linh hoạt giúp cho HS phát huy được tính học tập chủ
    động, sáng tạo. Đối với kiểu bài luyện tập, ôn tập được tác giả tổ chức dưới
    hình thức trò chơi với nhiều ý tưởng độc đáo, thú vị. Kết quả thực nghiệm đã
    chứng tỏ hệ thống BGĐT của tác giả đã được đưa vào giảng dạy có hiệu quả.
    Tóm lại, từ việc tìm hiểu các luận văn, khóa luận nêu trên cũng đã giúp
    chúng tôi học hỏi được nhiều điểm hay để vận dụng có sáng tạo vào luận văn
    của mình. Đồng thời, chúng tôi sẽ thực hiện thêm một số khía cạnh mà các tác
    giả đi trước chưa khai thác. Chúng tôi sẽ phối hợp, sử dụng những mặt mạnh
    của phần mềm powerpoint và violet để thiết kế bài giảng. Bên cạnh việc lựa
    chọn, phối hợp PPDH nhằm mang lại hiệu quả dạy học cao nhất, chúng tôi sẽ
    chú trọng nhiều hơn đến việc cập nhật các thông tin mới nhất có liên quan đến
    kiến thức bài học, cố gắng đưa kiến thức nhà trường gần gũi hơn với thực tế
    đời sống.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...