Tiến Sĩ Sử dụng một số công cụ tài chính nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở các tỉnh Tây Nguyên

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2011
    Đề tài: Sử dụng một số công cụ tài chính nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở các tỉnh Tây Nguyên
    Định dạng file word


    MỤC LỤCLời cam đoan
    Danh mục bảng biểu
    Danh mục các chữ viết tắt
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHÈO 11
    1.1.1 Các quan niệm về nghèo. 11
    1.1.2 Nguyên nhân nghèo. 14
    1.1.3 Phương pháp đánh giá nghèo. 16
    1.1.4 Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo. 25
    1.2. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG CÔNG CUỘC GIẢM NGHÈO 28
    1.2.1 Luận cứ về sự can thiệp của Chính phủ trong lĩnh vực giảm nghèo 28
    1.2.2 Vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo. 32
    1.3. TÀI CHÍNH VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH TRONG VIỆC THỰC HIỆN MỤC TIÊU GIẢM NGHÈO 39
    1.3.1 Tài chính và hệ thống các công cụ tài chính. 39
    1.3.2 Các công cụ tài chính chủ yếu thực hiện mục tiêu giảm nghèo. 47
    1.3.3 Phối hợp các công cụ tài chính thực hiện mục tiêu giảm nghèo. 59
    1.4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ GIẢM NGHÈO 61
    1.4.1 Giảm nghèo, sức ép đòi hỏi theo dõi đánh giá – Bài học từ Uganda 61
    1.4.2 Xác định đối tượng đầu tư trọng điểm – Bài học từ Trung Quốc. 63
    1.4.3 Tín dụng vi mô tạo cơ hội cho người nghèo – Bài học từ Bangladesh 64
    1.4.4 Bảo hiểm y tế, công cụ quản lý rủi ro và hạn chế nguy cơ bị tổn thương – Bài học từ Singapore và Indonexia. 67
    1.4.5 Cộng đồng tham gia giảm nghèo – Bài học từ Ấn Độ. 70
    2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGHÈO TẠI TÂY NGUYÊN 73
    2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội của các tỉnh Tây Nguyên. 73
    2.1.2 Thực trạng nghèo tại Tây Nguyên. 77
    2.1.3 Các yếu tố cản trở tiến trình giảm nghèo ở Tây Nguyên. 84
    2.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG MỘT SỐ CÔNG CỤ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TRONG THỜI GIAN QUA 91
    2.2.1 Chi Ngân sách Nhà nước. 91
    2.2.2 Bảo hiểm y tế. 111
    2.2.3 Tài chính vi mô. 120
    3.1. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ MỤC TIÊU GIẢM NGHÈO 143
    3.1.1 Mục tiêu giảm nghèo của nước ta đến 2020. 143
    3.1.2 Chiến lược phát triển kinh tế xã hội và giảm nghèo ở Tây Nguyên. 144
    3.2. QUAN ĐIỂM SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH TRONG GIẢM NGHÈO Ở TÂY NGUYÊN 146
    3.2.1 Đầu tư trọng điểm cho Tây Nguyên. 146
    3.2.2 Phát triển kinh tế thị trường gắn liền với đảm bảo hệ thống an sinh cho người nghèo. 148
    3.2.3 Sử dụng đồng bộ các công cụ tài chính và nhất quán với việc thực hiện các chính sách hỗ trợ sinh kế khác. 148
    3.2.4 Các chính sách và giải pháp phải phát huy tiềm năng, thế mạnh của Tây Nguyên, đảm bảo giảm nghèo bền vững. 150
    3.3. SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN MỤC TIÊU GIẢM NGHÈO Ở TÂY NGUYÊN 150
    3.3.1Nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước góp phần giảm nghèo. 151
    3.3.2 Mở rộng bảo hiểm y tế, đảm bảo an sinh xã hội cho người nghèo. 167
    3.3.3 Phát triển và sử dụng hiệu quả công cụ tài chính vi mô. 172
    3.4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP. 182
    KẾT LUẬN 187
    PHỤ LỤC i
    Phụ lục 1: Bảng hỏi về các nguồn vốn tín dụng. i
    Phụ lục 2: Câu hỏi thảo luận nhóm và phỏng vấn bán cấu trúc. vi
    Phụ lục 3: Mục đích, phương pháp khảo sát và xử lý số liệu. vii
    Phụ lục 4: Chi NSNN cho Chương trình MTQG và các chương trình, viii
    dự án lớn năm 2008, tỉnh Kon Tum viii
    Phụ lục 5: Kế hoạch kinh phí cho mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2006-2010, tỉnh Đắc Lắc. i
    Phụ lục 6: Kinh phí thực hiện một số chương trình mục tiêu. i
    giai đoạn 2006-2008, tỉnh Lâm Đồng. i
    Phụ lục 7: Mạng lưới Phòng giao dịch của NHCSXH trên cả nước. i
    và khu vực Tây Nguyên. i
    Phụ lục 8: Dư nợ của một số chương trình cho vay giảm nghèo của NHCSXH ii
    Phụ lục 9: Các chính sách liên quan đến giảm nghèo. iii
    hiện hành ở Tây Nguyên. iii
    Phụ lục 10: Các mục tiêu phát triển của Việt Nam vi
    Phụ lục 11: Trạm thực nghiệm, mô hình “trường học nông dân” tại Tây Nguyên vii
    MỤC LỤC ix


    LỜI MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài
    Nghèo được xác định là vấn đề không chỉ với các nước đang phát triển mà cả với các nước phát triển. Nghịch lý về sự gia tăng nghèo trong điều kiện tăng trưởng kinh tế cao đã được thế giới xác nhận. Trách nhiệm của các nước giàu trong việc giảm nghèo cũng đã được thể hiện qua việc một trăm tám mươi nguyên thủ quốc gia trong đó có Việt Nam đã ký Tuyên bố Thiên niên kỷ vào tháng 10 năm 2000, cam kết đạt Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ nhằm giảm mức nghèo xuống còn một nửa vào năm 2015.
    Đối với Việt Nam, phát triển kinh tế gắn với giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới. Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Giảm nghèo được Thủ tướng Chính phủ thông qua tháng 5/2002 là sự khẳng định và thể hiện quyết tâm của Chính phủ Việt nam trong lĩnh vực giảm nghèo.
    Những kết quả mà chúng ta đạt được trong lĩnh vực giảm nghèo đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao và coi như một trong những bài học thành công trong quá trình phát triển kinh tế. Chỉ trong vòng hơn một thập kỷ tính từ đầu những năm 90 (thế kỷ XX), tỷ lệ dân số sống dưới ngưỡng nghèo đã giảm từ 58% xuống còn 29% vào năm 2002, tương đương với trên 20 triệu người đã thoát nghèo [67].
    Trong những nỗ lực chung vì mục tiêu giảm nghèo, tài chính có vai trò vô cùng quan trọng. Việc sử dụng các công cụ tài chính không những là cách chuyển giao nguồn lực để hỗ trợ người nghèo một cách trực tiếp mà còn cung cấp phương tiện để họ tự vươn lên thoát nghèo. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng các công cụ tài chính cũng còn bộc lộ những hạn chế đòi hỏi phải được hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn.
    Ở nước ta, tình trạng nghèo giữa các vùng trong cả nước rất khác nhau. Theo đánh giá gần đây nhất của Ngân hàng thế giới, Tây Nguyên được xem là điểm tối nhất trên bản đồ nghèo. Lý do không chỉ vì tỷ lệ nghèo ở khu vực này cao nhất mà còn vì Tây Nguyên là vùng có tốc độ giảm nghèo chậm nhất trong cả nước.
    Trong bối cảnh có nhiều thay đổi và nhiều thách thức mới đặt ra trong tiến trình giảm nghèo mà chúng ta đang phải đương đầu, việc đánh giá đúng đắn thực trạng nghèo của Tây Nguyên và tìm ra những giải pháp phù hợp trong việc sử dụng các công cụ tài chính góp phần giảm nghèo ở khu vực này có ý nghĩa thiết thực và đòi hỏi phải được nghiên cứu một cách đầy đủ và nghiêm túc.
    2. Tổng quan nghiên cứu
    Nghiên cứu về nghèo và tìm ra các giải pháp giảm nghèo là đề tài đã được nhiều tác giả, tổ chức trong và ngoài nước thực hiện. Trong số đó có những nghiên cứu nghèo theo vùng, một số đánh giá chính sách giảm nghèo của Việt Nam qua các giai đoạn, một số khác lại tập trung đánh giá nghèo theo những lĩnh vực.
    Một số nghiên cứu và đánh giá chính sách có thể kể đến là “Việt Nam, đánh giá nghèo và chiến lược” của WB (1995) [64]; báo cáo “Việt Nam tấn cống nghèo” (2000) [65]. Đây được coi là nghiên cứu đầu tiên mà trong đó có đánh giá tác động của hệ thống chính sách giảm nghèo trên phạm vi cả nước. Bên cạnh đó, các cá nhân cũng tiến hành các nghiên cứu độc lập. Gần đây nhất có tác giả Nguyễn Thị Hoa với đề tài “Hoàn thiện các chính sách giảm nghèo chủ yếu của Việt Nam đến năm 2015” (2009) [76].
    Các nghiên cứu trên đều có một điểm chung là đã đề cập đến một số chính sách liên quan trực tiếp đến giảm nghèo trên phạm vi cả nước và chỉ ra những điểm hạn chế chung như: chính sách đã được triển khai nhưng chưa đến được đúng đối tượng; nhiều người nghèo chưa biết đến chính sách; việc
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...