Luận Văn Sử dụng một số chỉ tiêu môi trường để đánh giá quy hoạch sử dụng đất thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng S

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Sử dụng một số chỉ tiêu môi trường để đánh giá quy hoạch sử dụng đất thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn


    1.1. Tính cấp thiết của đề tài
    Luật đất đai năm 1993 đã xác định 7 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, trong đó công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một công việc quản lý hết sức quan trọng nhằm điều tiết các mối quan hệ đất đai cho các ngành và các lĩnh vực hoạt động có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai của mình.
    Từ đó cho đến nay công tác quy hoạch sử dụng đất đã được thực hiện ở hầu hết các cấp từ Trung ương đến địa phương, từ quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, huyện và đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất cấp xã đã mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác quản lý và tác động đến nền kinh tế cả nước.
    Qua các phương án quy hoạch sử dụng đất các cấp đã được phê duyệt có thể thấy:
    Quy hoạch sử dụng đất các cấp mới chỉ dừng lại ở việc phân bổ quỹ đất cho các mục đích sử dụng chuyên ngành mà chưa thực sự xem xét đến những tác động qua lại giữa các ngành trên một đơn vị hành chính độc lập, hoặc mối quan hệ của các ngành kinh tế trên phạm vi vùng lãnh thổ. Chính yếu tố này đã gây ra những bất lợi làm cho các phương án quy hoạch sau khi được duyệt chỉ một thời gian ngắn đã phải điều chỉnh bổ sung.
    Trong quy trình lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, tỉnh quy định tại Thông tư 30/TT-BTNMT, mặc dù đã hướng dẫn chi tiết từ khâu tổ chức thu thập thông tin, đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên đến việc xây dựng các phương án quy hoạch chưa đề cập sâu các yếu tố môi trường. Qua đó thấy yếu tố môi trường còn bị xem nhẹ hoặc không xem xét đến trong các phương án quy hoạch sử dụng đất. Đây là nguyên nhân cơ bản làm cho các phương án quy hoạch sử dụng đất ở các cấp thiếu đồng bộ, khả thi và đôi khi còn có hại.
    Từ khái quát và thực trạng nêu trên, chúng tôi cho rằng trong các phương án quy hoạch sử dụng đất cần thiết phải đưa các yếu tố môi trường và đánh giá tác động của nó đối với các hoạt động sản xuất, nhằm hoàn thiện công tác quy hoạch sử dụng đất các cấp.
    Với Lạng Sơn, hiện nay xu thế đô thị hoá ngày càng phát triển, thành phố Lạng Sơn là thành phố trẻ trực thuộc tỉnh mới được thành lập từ ngày 17 tháng 10 năm 2002, có tổng diện tích tự nhiên 7.769,0 ha (77,96 km2). Thành phố Lạng Sơn nằm ở trung tâm của tỉnh Lạng Sơn, có mạng lưới giao thông đường sắt, đường bộ liên huyện - liên tỉnh rất thuận tiện trong việc lưu thông với các tỉnh lân cận và mọi miền trên cả nước, đáp ứng cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và của thành phố Lạng Sơn nói riêng. Trong những năm qua, thực hiện chính sách kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và chính sách bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đã có tác động mạnh mẽ, trực tiếp đến sự phát triển của nhiều ngành như: thương mại - dịch vụ - du lịch, kim ngạch biên mậu ngày càng tăng
    Thực hiện chủ trương CNH - HĐH đất nước, năm 1999 được sự chỉ đạo của UBND tỉnh Lạng Sơn và Sở Địa chỉnh (nay là Sở Tài nguyên và Môi trường) tỉnh đã điều tra, khảo sát và lập quy hoạch sử dụng đất đai thành phố Lạng Sơn thời kỳ 2001 - 2010 với các mục tiêu cần đạt được:
    Tạo ra tầm nhìn chiến lược để quản lý và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai của Thành phố, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong những năm trước mặt và lâu dài. Đồng thời phân bổ quỹ đất hợp lý cho các ngành, các đối tượng sử dụng đất, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư các dự án phát triển, hình thành các khu trung tâm văn hoá - xã hội, dịch vụ góp phần thực hiện CNH - HĐH đất nước theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 của thành phố Lạng Sơn đi đôi với việc bảo vệ tài nguyên đất, môi trường sinh thái và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên trong quá trình khai thác, sử dụng đất đảm bảo bền vững hạn chế ô nhiễm môi trường ở mức độ thấp nhất, không làm ảnh hưởng đến thế hệ mai sau.
    Nhìn chung thành phố Lạng Sơn từ những năm 1990 trở lại đây có nhiều khởi sắc, bộ mặt đô thị ngày càng đổi mới, thực sự là trung tâm chính trị - kinh tế văn hoá xã hội của tỉnh. Cùng với sự phát triển đô thị ngàng càng tăng, nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội ngày một tăng trưởng. Bên cạnh đó sự gia tăng dân số nhanh, nhu cầu phát triển ngày càng nhiều đã chứa đứng tiềm ẩn phát sinh ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống - môi trường sinh thái - môi trường đô thị. Vì vậy, chúng ta cần phải tính đến một giải pháp nhằm hạn chế, giảm thiểu ô nhiễm trong môi trường để có một đô thị “Xanh - Sạch - Đẹp”. Xuất phát từ ý tưởng và những vấn đề trên, tôi thực hiện đề tài.
    “Sử dụng một số chỉ tiêu môi trường để đánh giá quy hoạch sử dụng đất thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn”
    1.2. Mục đích và yêu cầu
    1.2.1. Mục đích
    - Hình thành một cách nhìn trong Quy hoạch có lồng ghép yếu tố môi trường ở thành phố Lạng Sơn để góp phần cho một Thành phố sạch về môi trường và phát triển bền vững.
    - Đánh giá lại một số khu quy hoạch trong Thành phố có yếu tố môi trường.
    1.2.2. Yêu cầu
    - Đánh giá đúng thực trạng môi trường ở thành phố Lạng Sơn
    - Tìm ra những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường ở thành phố Lạng Sơn (những nguyên nhân có liên quan đến quy hoạch sử dụng đất).
    - Từ thực trạng quy hoạch sử dụng đất ở thành phố Lạng Sơn chỉnh sửa quy hoạch sử dụng đất ở sau khi bổ đo chỉ tiêu về môi trường. Xây dựng bản đồ quy hoạch.


    1. Mở đầu1
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài1
    1.2. Mục đích và yêu cầu3
    2. Tổng quan tài liệu có liên quan đến đề tài4
    2.1. Đánh giá đất đai, những vấn đề về phương pháp luận4
    2.2. Tình hình quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam, những vấn đề tồn tại
    2.3. Tóm lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Lạng Sơn
    3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
    3.1. Nội dung nghiên cứu
    3.2. Phương pháp nghiên cứu
    4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
    4.1. Thực trạng hệ thống sử dụng đất ở thành phố Lạng Sơn
    4.1.1. Các quan điểm khai thác sử dụng đất đai
    4.1.2. Định hướng sử dụng đất đai thành phố Lạng Sơn thời kỳ 1997 -2010
    4.1.3. Thực trạng sử dụng đất thành phố Lạng Sơn
    4.1.4. Phương án quy hoạch sử dụng đất phường Đông Kinh
    4.2. Hiện trạng môi trường thành phố Lạng Sơn
    4.2.1. Phân tích số liệu giai đoạn trước năm 2006
    4.2.2. Kết quả nghiên cứu của năm 2006 và 2007
    4.3. Ô nhiễm môi trường và những giải pháp quy hoạch sử dụng đất ở thành phố Lạng Sơn
    5. Kết luận và đề nghị
    Tài liệu tham khảo
     
Đang tải...