Thạc Sĩ Sử dụng mô hình Vật lý trong dạy học chương trình chất khí lớp 10 THPT ban nâng cao nhằm tổ chức hoạ

Thảo luận trong 'Khoa Học Xã Hội' bắt đầu bởi Bống Hà, 1/5/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    I. Lý do chọn đề tài

    Chúng ta đang sống trong thời đại của nền khoa học và công nghệ phát triển như
    vũ bão. Trong đó, hầu hết các phát triển của khoa học đều được ứng dụng vào thực
    tiễn và đời sống. Có thể nói rằng thế giới đang bước vào thời kì khoa học công nghệ
    hiện đại, thời kì của kinh tế tri thức, thương mại dịch vụ điện tử, cùng nhiều vấn đề
    xã hội mang tính toàn cầu hóa: chiến tranh, vũ khí hạt nhân, bảo vệ môi trường, xã
    hội loài người đang phát triển vượt bậc bằng tư duy khoa học, sáng tạo và năng lực
    làm việc, bằng chất xám của con người.
    Trong khi đó, Việt Nam vẫn là một nước đang phát triển. Để có thể bắt nhịp sự
    phát triển chung của thế giới nhân tố quyết định thắng lợi trong công cuộc CNH- HĐH
    đất nước và hội nhập quốc tế là con người, là nguồn nhân lực Việt Nam được phát
    triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Đó là
    những con người năng động, sáng tạo, biết tìm tòi, học hỏi và biết áp dụng sáng tạo
    tinh hoa văn hóa nhân loại, biết tìm ra lối đi riêng phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của
    dân tộc, đó phải là những con người sản phẩm của nền giáo dục mới.
    Trước những yêu cầu của thời đại, đòi hỏi nền giáo dục phải thực hiện đổi mới
    giáo dục phổ thông một cách đồng bộ về mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương
    tiện dạy học cũng như cách thức đánh giá kết quả dạy học, nhằm đào tạo nên một
    nguồn nhân lực được trang bị đầy đủ kiến thức, kĩ năng, năng lực sáng tạo ra tri thức
    mới đáp ứng kịp thời cho sự CNH-HĐH đất nước.
    “Phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động
    sáng tạo của học sinh, phù hớp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh,
    điều kiện từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác,
    rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại
    niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.
    Vậy, làm thế nào để hình thành và phát triển năng lực tự học và sáng tạo cho học
    sinh? Vấn đề này đã được nhiều nhà giáo dục trên thế giới đề cập đến từ rất lâu. Trong
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...