Luận Văn Sử dụng mô hình kinh tế lượng trong phân tích sự biến động và dự báo lợi suất của một số cổ phiếu tr

Thảo luận trong 'Chứng Khoán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Sử dụng mô hình kinh tế lượng trong phân tích sự biến động và dự báo lợisuất của một số cổ phiếu trên thị trường Chứng khoán Việt Nam

    MỞ ĐẦU
    Sau chiến thắng mùa xuân 30-4-1975 giải phóng hoàn toàn Miền Nam, nước nhà thống nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta bắt tay vào công cuộc xây dựng lại đất nước. Sau hơn 10 năm phấn đấu, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, nhưng nhìn chung nước ta vẫn nằm trong tình trạng của một nước nông nghiệp lạc hậu kinh tế kém phát triển, đời sống nhân dân còn khó khăn.Trước thực trạng đó, tại Đại hội Đảng lần VI năm 1986, nhiều chính sách, biện pháp đã được thông qua nhằm đổi mới toàn diện nền kinh tế đưa nước ta thoát khỏi tình trạng chậm phát triển. Nội dung chính là xoá bỏ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, thiết lập nền kinh tế hàng hoá theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế thị trường đã chia thành hai khu vực: khu vực có vốn tìm nơi đầu tư và khu vực cần vốn để đầu tư vào sản xuất và kinh doanh. Trong điều kiện đó đòi hỏi sự ra đời thị trường tài chính. Hạt nhân trung tâm của thị trường tài chính biểu tượng của nền kinh tế hiện đại là thị trường chứng. khoán - Đó là nơi diễn ra các quá trình: Phát hành, mua bán các loại tài sản tài chính. Thị trường chứng khoán là một hoạt động kinh tế xã hội chứa đựng nhiều rủi ro nhưng cũng hứa hẹn những khoản lời hấp dẫn.
    Ở nước ta thị trường chứng khoán ra đời năm 2000. Do còn mới mẻ nên nhiều nhà đầu tư chưa đánh giá được sự biến động lợi suất của các tài sản tài chính trên thị trường vì chưa lượng hóa được rủi ro chính vì vậy mà họ còn dè dặt, lo ngại khi tham gia vào thị trường chứng khoán. Để có thể hòa nhập vào thị trường tài chính khu vực và quốc tế, thị trường chứng khoán Việt Nam cần đạt được những yêu cầu nhất định về cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, trong đó việc đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên viên giỏi là hết sức cần thiết, đặc biệt là đội ngũ phân tích để tư vấn cho các nhà đầu tư .
    Là sinh viên năm cuối khóa đào tạo chính quy chuyên ngành toán kinh tế, em đã được trang bị những kiến thức cơ bản về kinh tế lượng, phân tích định giá tài sản tài chính . Tôi chọn chuyên đề tốt nghiệp: Sử dụng mô hình kinh tế lượng trong phân tích sự biến động và dự báo lợi suất của một số cổ phiếu trên thị trường Chứng khoán Việt Nam.
    · Phần 1: Quá trình nghiên cứu lựa chọn đề tài
    · Phần 2: Cơ sở lý thuyết phân tích sự biến động và dự báo lợi suất cổ phiếu
    · Phần 3: Phân tích sự biến động và đự báo lợi suất của một số cổ phiếu
    Trong khuôn khổ một bài chuyên đề thực tập, mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do khả năng còn nhiều hạn chế và đây là lần đầu tiên em được tiếp xúc với những vấn đề mang tính chất thực tiễn, nên bài viết không thể tránh khỏi một số thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ các thầy giáo, cô giáo để chuyên đề hoàn chỉnh hơn và có ý nghĩa với thực tiễn hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.

    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1. 3
    CHƯƠNG 2. 5
    CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG VÀ DỰ BÁO LỢI SUẤT CỔ PHIẾU 5
    I/ TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 5
    1. Khái niệm về thị trường chứng khoán. 5
    2. Lịch sử hình thành thị trường chứng khoán Việt Nam 8
    3. Chức năng của thị trường chứng khoán. 9
    4. Nguyên tắc hoạt động của thị trường Chứng khoán. 11
    5. Các thành phần tham gia thị trường Chứng khoán. 12
    6. Hàng hóa tham gia thị trường Chứng khoán. 14
    II. MỘT SỐ MÔ HÌNH PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG VÀ DỰ BÁO LỢI SUẤT 16
    1. Sự cần thiết của phương pháp mô hình trong phân tích biến động lợi suất và dự báo lợi suất của một số cổ phiếu . 16
    2. Phân tích chuỗi thời gian. 16
    3. Mô hình AR, MA, ARMA và ARIMA mô hình hóa chuỗi thời gian trong kinh tế 21
    4. Ứng dụng mô hình CAMPM - Hệ phương trình đệ quy. 23
    CHƯƠNG 3. 25
    PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG VÀ DỰ BÁO LỢI SUẤT CỦA MỘT SỐ CỔ PHIẾU 25
    I. CƠ SỞ LỰA CHỌN MỘT SỐ LOẠI CỔ PHIẾU 25
    II. MÔ HÌNH ƯỚC LƯỢNG VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 25
    1. Kiểm định tính dừng của lợi suất từng cổ phiếu bằng Eview: 26
    2.Hồi quy lợi suất của từng cổ phiếu theo lợi suất của các cổ phiếu còn lại 32
    3. Phương pháp hệ phương trình đệ quy. 37
    4. Mô hình AR, MA, ARMA và ARIMA mô hình hóa chuỗi lợi suất cổ phiếu 40
    III. KẾT LUẬN 41
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
    MỤC LỤC 43
     
Đang tải...