Luận Văn Sử dụng mô hình Kinh tế lượng phân tích tác động của một số yếu tố cơ bản tới lạm phát và dự báo lạm

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Sử dụng mô hình Kinh tế lượng phân tích tác động của một số yếu tố cơ bản tới lạm phát và dự báo lạm phát ở VN
    LỜI MỞ ĐẦU

    Tính cấp thiết của đề tài
    Ngày 07/11/2006 đã đánh dấu một sự kiện quan trọng là VN chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), đánh dấu bước chuyển mình mới của nền kinh tế VN với nhiều cơ hội và thách thức mới. Một trong những thay đổi quan trọng mà VN cần phải thực hiện để theo kịp đà tiến của các nước trong khu vực là phải mở rộng thị trường cho các đối tác thương mại và cho phép tư nhân tham gia vào mọi hoạt động kinh tế, nhanh chóng mở cửa thị trường nội địa cho các nhà đầu tư quốc tế trong các lĩnh vực dịch vụ và chế tạo, đồng thời bãi bỏ hàng rào thuế quan đánh trên các mặt hàng nhập khẩu. Tiến trình mở rộng kinh tế nhanh hơn và nhiều hơn đã gây nguy hại cho các nhà sản xuất trong nước cũng như sách lược phát triển kinh tế-xã hội của chính phủ. Để hội phập kinh tế thế giới VN đã phải thay đổi rất nhiều: điều chỉnh và ban hành thêm những điều luật mới, thay đổi chính sách tiền lương, điều chỉnh lại giá cả . Sự thay đổi kinh tế quá nhanh cùng với những biến động của thị trường thế giới đã đưa đến tình trạng bong bóng đầu tư, giá cả hàng hoá tăng nhanh, lạm phát .trong khi đó thì năng lực quản lý cũng như các công cụ điều tiết nền kinh tế của chính phủ còn chưa theo kịp và chưa thực sự phát huy hiệu quả, dẫn đến hậu quả là lạm phát ngày càng cao, gây khó khăn cho đời sống của nhiều tầng lớp dân cư đặc biệt là người nghèo. Lạm phát có ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế vì nó làm giảm năng suất lao động, lạm phát bóp méo mức độ khan hiếm tương đối (phản ánh qua giá cả) của các nguồn lực sản xuất và do đó bóp méo các quyết định đầu tư và sự phân bổ của các nguồn lực khan hiếm này. Lạm phát còn làm giảm mức khấu trừ thực tế cho phép trong thuế doanh nghiệp đối với khấu hao tài sản cố định và làm tăng giá thuê tư bản, do đó làm giảm tích luỹ vốn. Trong thời kỳ có lạm phát, hàm lượng thông tin liên quan đến biến động giá cả giảm đi, dẫn đến các nhà đầu tư có thể mắc sai lầm trong việc đưa ra quyết định đầu tư của mình, hiệu quả kinh tế giảm, chi phí sản xuất tăng cao, . nhiều doanh nghiệp sẽ phải ngừng sản xuất, giá cả hàng hoá tăng sẽ gây nhiều khó khăn cho đời sống dân cư khi mà tiền lương và lãi suất không kịp thích ứng. Tuy nhiên, trước những khó khăn và thách thức mới buộc Viêt Nam phải tự mình nỗ lực vươn lên, chính phủ không ngừng tìm kiếm và cải thiện các công cụ, chính sách điều tiết để khắc phục và giải quyết hậu quả, các doanh nghiệp phải tự đổi mới sản xuất để cải thiện lợi nhuận .Thách thức cũng là cơ hội để cho VN phát triển, hội nhập thế giới.
    Mục đích nghiên cứu
    Nhận thức được tầm quan trọng vấn đề lạm phát, đặc biệt là trong quá trình hội nhập của nước ta hiện nay, qua thời gian ngắn thực tập tại Viện khoa học tài chính, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: Sử dụng mô hình Kinh tế lượng phân tích tác động của một số yếu tố cơ bản tới lạm phát và dự báo lạm phát ở VN” nhằm đi sâu và tìm hiểu rõ hơn về vấn đề lạm phát, từ đó vận dụng vào thực tế, đưa ra những dự báo và giải pháp về vấn đề này.
    Phương pháp nghiên cứu
    Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, em đã sử dụng phương pháp phân tích kinh tế, phân tích thống kê và mô hình kinh tế lượng. Phần mềm được sử dụng trong phân tích là Eviews. Thay vì nghiên cứu trực tiếp em đã sử dụng phương pháp nghiên cứu gián tiếp, thông qua CPI để đánh giá ảnh hưởng của một số nhân tố chính tới lạm phát.
    Giới hạn nghiên cứu
    Do lạm phát là một đề tài nghiên cứu mang tầm vĩ mô, do trình độ và thời gian có hạn nên trong đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp của mình, em chỉ tập trung đi sâu vào nghiên cứu và phân tích các tác động của các nhân tố cơ bản tới lạm phát, đưa ra một số kết luận, dự báo, mạnh dạn đề ra một số các giải pháp khắc phục.
    Kết cấu đề tài
    Ngoài phần mở đầu và kết luận thì kết cấu luận văn tốt nghiệp của em được chia làm bốn phần:
    Chương I: Tổng quan về lạm phát
    Chương II: Thực trạng lạm phát ở VN
    Chương III: Phân tích tác động của một số yếu tố cơ bản tới lạm phát và dự báo lạm phát.
    Chương IV: Kết luận và các kiến nghị
    Trong quá trình hoàn thiện đề tài này em đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị ở Phòng dự án-Bộ tài chính, chú Bùi Ngọc Tuyến-Viện khoa học tài chính, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình, chu đáo của cô Nguyễn Thị Minh. Em xin chân trọng cảm ơn những sự giúp đỡ quí báu trên đã giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
    Đây là một đề tài cấp thiết, lĩnh vực nghiên cứu ở phạm vi vĩ mô, với nhiều lý thuyết và cách thức phân tích. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do vốn kiến thức và trình độ còn hạn chế nên luận văn tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được những sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn.

    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT 4
    1.1 Các quan điểm của các nhà kinh tế học về lạm phát 4
    1.3 Các nguyên nhân chính của lạm phát 8
    1.4 Các cấp độ của lạm phát 10
    1.5 Tác động của lạm phát 13
    1.6 Mối quan hệ của một số nhân tố cơ bản tới lạm phát 14
    1.7 Các biện pháp kiềm chế lạm phát 28
    CHƯƠNG II THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM . 36
    2.1 Thực trạng nền kinh tế VN những năm gần đây. 36
    2.2 Thực trạng lạm phát ở VN trong những năm gần đây. 46
    CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ CHÍNH TỚI LẠM PHÁT VÀ DỰ BÁO 49
    3.1 Mô hình hồi quy. 50
    3.2 Mô hình ARIMA 56
    CHƯƠNG IV KẾT LUẬN VÀ CÁC KIẾN NGHỊ 61
    4.1 Kết luận chung. 61
    4.2 Kiến nghị 61
    TỔNG KẾT 64
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
    PHỤ LỤC 67



     

    Các file đính kèm:

Đang tải...