Luận Văn Sử dụng máy tính trong việc quản lý dữ liệu về thị trường khách Du lịch ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHP:
    <code>

    </code>
    21 trang

    NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN:

    Phần mở đầu.

    Phần hai:

    Chương I: Thực trạng của việc ứng dụng máy tính trong việc quản lý dữ liệu về thị trường khách Du lịch ở Việt Nam.

    1. Một vài nét về thi trường khách Du lịch ở Việt Nam.

    2. Thực trạng của việc ứng dụng máy tính trong công tác quản lý dữ liệu về thị trường khách Du lịch ở Việt Nam.

    Chương II: Một số kiến nghị.

    Phần ba: Kết luận.




    PHẦN MỞ ĐẦU:

    Ngày nay du lịch không những là động lực chủ yếu để thúc đẩy nền kinh tế thế giới mà nó còn là nhân tố có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế văn hoá xã hội của mỗi nước. Để có cơ sở xây dựng chiến lược phát triển du lịch , công tác thống kê du lịch là một yếu tố quan trọng.

    Thật vậy cùng với thời gian và sự tiến bộ của loài người, Du lịch đã trở thành một ngành không thể thiếu được trong cuộc sống của hàng tỷ người trên trái đất. Hơn thế Du lịch đã còn trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước chiếm một vị trí quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế ở mỗi quốc gia. Du lịch như một trào lưu của thế giới, một hiện tượng quốc tế hoá.

    Thực tế phát triển du lịch ở các nước trên thế giới đã chỉ rõ: Du lịch là một trong những nguồn lực rất lớn để tạo ra và kéo theo sự phát triển của hàng loạt các ngành khác .

    Du lịch cũng là phương tiện củng cố hoà bình, tăng vường hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy giao lưu kinh tế thế giới. Về bản chất Du lịch là mối quan hệ giữa người và người, gắn liền với việc tôn trọng lịch sử, tôn trọng giá trị về thiên nhiên . Vì vậy mà trên thế giới không nước nào không chú trọng đầu tư và phát triển Du lịch. Toàn thế giới mỗi năm có tới 500 triệu lượt khách Du lịch nước ngoài và doanh thu từ ngành Du lịch hơn 30 năm qua tăng gần 50 lần: từ 7 tỷ USD năm 1960 lên 324 tỷ USD năm 1993.

    Hoà nhập cùng với sự phát triển chung của các nước trên thế giới, Du lịch Việt Nam đã có nhiều thay đối lượng khách Du lịch quốc tế cũng như trong nước tăng lên đáng kể đem lại thu nhập lớn về ngoại tệ cho nền kinh tế quốc dân. Ngành Du lịch Việt Nam ra đời vào những năm 1960, lúc đó Du lịch chủ yếu để phục vụ các doàn khách của Đảng và nhà nước. Hoạt động kinh doanh Du lịch rất hạn chế, cơ sở vất chất kỹ thật của toàn ngành còn nghèo. Cho đến năm 1996 nhờ có chính sách của Đảng và chính phủ mà Du lịch Việt Nam đã chuyển mình cùng với sự phát triển cur nền kinh tế đất nước. Năm 1995 ngành đón trên 1,35 triệu khách quốc tế và hơn 5 triệu khách trong nước, doanh thu trên 8500 tỷ Việt Nam đồng. Dự báo đến năm 2010 khách Du lịch quốc tế đến Việt Nam là 8,7 triệu và thu nhập lên 8.352 triệu USD .

    Tuy ngành đã giải quyết được một số khó khăn về nhu cầu ăn, ở, đi lại củ khách Du lịch góp phần nâng cao chất lượng phục vụ song do quy luật cạnh tranh của nền kinh tế thị trường vẫn còn tồn tại như sắp xếp, quản lý, tổ chức .và sự biến động khó lường trước của môi trường kinh tế, chính trị xã hội. Do vậy việc tiên đoán tình hình thị trường khách nói chung và các yếu tố của nó, các chỉ tiêu kinh tế nói riêng có liên quan đến là vấn đề cấp thiết.

    Đồng thời trong thời đại hiện nay, để kinh doanh có hiệu quả trong điều kiên khoa học kỹ thuật phát triển rất nhanh, các thành tựu khoa học kỹ thuật mới nhanh chóng được đưa vao sản xuất và ứng dụng trong thực tế, trong điều kiện thị trường khách biến động rất nhanh và các nhu cầu thị hiếu của Du lịch cũng có nhiều chiều hưpớng thay đổi nhanh chóng, khi đó không còn cach nào khác là phải thay đổi công tác dự đoán kinh tế, dự đoán các xu hướng và mức độ khả năng xảy ra trong lĩnh vực Du lịch. Và như vậy thống kê Du lịch không thể thiếu được, nó đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh có thể đón trước được các sự kiện xảy ra, xây dựng chiến lược phát triển của ngành hay các đơn vị kinh doanh.




    TÀI LIỆU THAM KHẢO


    1. Giáo trình Thống kê và Thống kê Du lịch.

    2. Giáo trình Quản tri kinh doanh Lữ hành – chủ biên PGS-TS Nguyễn Văn Đính và ThS. Phạm hồng Chương – Nhà xuất bản thống kê Hà Nọi-2000.

    3. Cuốn Excell Toàn tâp 2000- Nhà xuất bản

    4. Tạp chí Du lịch - số 6,8,9,10 – năm 2000.

    Và một số nguồn khác .


    Được sự hướng dẫn của thầy giáo Trương Tử Nhân em đã hoàn thành được đề án này.

    Vậy em xin chân thành cảm ơn thầy.


    Sinh viên

    Phạm Thị Minh Tâm
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...