Tài liệu Sử dụng kích thích tố giữ hoa mai lâu rụng

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ông bà ta ngày xưa đã xếp cây mai đứng đầu trong bộ tứ qúy “ Mai, trúc, tùng, lan” và trong bộ tam hữu “Mai, tùng, trúc”. Vì thế, cây mai từ xưa đến nay là một chủng lọai hoa kiểng truyền thống không thể thiếu được trong những ngày Tết cổ truyền của người miền Nam. Làm thế nào để hoa mai nở đúng vào dịp Tết là một vấn đề hết sức quan trọng đối với việc sản xuất cây mai. Vấn đề này đã được những nhà vườn tích lũy kinh nghiệm và giải quyết rất thành công.
    Tuy nhiên, đặc điểm của cây mai là cánh hoa chỉ lưu giữ được từ 1 – 3 ngày tùy vào giống. Làm thế nào để lưu giữ cánh hoa lâu rụng trong những ngày Tết, để tăng vẽ thẩm mỹ của cây mai là một vấn đề đã được nghiên cứu với nhiều phương pháp; trong đó áp dụng kích thích tố là một phương pháp đã được nghiên cứu thành công. Anh Phạm Văn Hiếu, quê ở Bình Phó B, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ đã nghiên cứu thành công trong việc sử dụng kích thích tố giữ hoa mai lâu tàn. Trên cơ sở đó, trong dịp Tết Nguyên đán năm 2007 Trung tâm Khuyến Nông TP.Hồ Chí Minh đã thử nghiệm kiểm chứng việc sử dụng kích thích giữ hoa mai lâu rụng của anh Hiếu trên một số nhà vườn trồng mai của TP. Cụ thể như sau:
    * Quận 12 và quận Gò Vấp: sử dụng 05 chậu mai (02 cây mai tàn và 03 cây mai ghép) cùng độ tuổi (3 tuổi) và tỉ lệ hoa nở trên cây tương đương nhau (5% số hoa trên cây đã nở)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...