Luận Văn Sử dụng dầu thải thực vật làm nhiên liệu biodiesel

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu

    Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang bước vào toàn cầu hóa, mỗi một biến động trên thế giới đều ảnh hưởng tới các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trong hai năm trở lại đây thị trường xăng dầu luôn biến động, tăng giá liên tục, đã ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế nước ta. Nguyên nhân là do sự biến động về chính trị, về nhu cầu sử dụng; và đặc biệt là theo dự đoán của các nhà khoa học, trữ lượng của các loại nhiên liệu hóa thạch trên thế giới đang cạn kiệt dần trong vòng 50 năm tới. Do đó, việc tìm kiếm những nguồn nhiên liệu thay thế là một nhu cầu cấp thiết.
    Dẫn xuất của dầu thực vật và dầu thực vật phế thải đang được các nhà khoa học quan tâm và được coi là sự thay thế thích hợp cho nhiên liệu diesel truyền thống. Đây là nguồn nguyên liệu mà con người có thể tái tạo được. Bên cạnh đó, nguồn nhiên liệu thay thế này cịn có ý nghĩa to lớn trong vấn đề giảm ô nhiễm môi trường. Hiện nay, các nước Châu Âu, Châu Mỹ và khu vực Đông Nam Á cũng rất quan tâm vào thử nghiệm và sản xuất lọai nhiên liệu mới này.
    Việt Nam chúng ta thuộc khu vực nhiệt đới nên dầu thực vật rất phong phú, nhu cầu sử dụng dầu thực vật thay cho mỡ động vật của người dân ngày càng tăng. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng ngày càng được quan tâm đúng mức. Các loại dầu đã qua sử dụng thải ra sẽ nhiều thêm. Vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu khả năng sử dụng dầu thải thực vật làm nhiên liệu biodiesel càng có ý nghĩa thực tế hơn.



    ã Đã khảo sát thành phần và tính chất của dầu ăn phế thải dạng đông đặc ở nhiệt độ thường làm nhiên liệu sản xuất methyl ester.
    ã Đã khảo sát phản ứng ancol phân dầu ăn phế thải với xúc tác NaOH rắn công nghiệp; alcol là methanol công nghiệp:
    o Tỷ lệ mol dầu : methanol 5,2 : 1
    o Hàm lượng xúc tác NaOH rắn 0.75% khối lượng dầu.
    o Thời gian phản ứng 90 phút.
    o Nhiệt độ phản ứng 550C – 600C.
    o Hiệu suất tạo biodiesel đạt 88,27%.
    o Sản phẩm biodiesel chứa gần 100% methyl ester.
    ã Đã kiểm tra tính chất hoá lý của methyl ester và tiến hành phối trộn với dầu diesel theo các tỷ lệ khác nhau.
    ã Đã khảo sát các tính chất của biodiesel B20, gồm 80% diesel và 20% methyl ester. Kết quả cho thấy mẫu B20 cĩ thể sử dụng làm nhiên liệu cho động cơ diesel và phù hợp với các chỉ tiêu chất lượng của nhiên liệu diesel tại Việt Nam.
    ã Đã làm thực nghiệm hai phương pháp tách dầu nguyên liệu chưa phản ứng hết.
    4.2. Đề nghị hướng tiếp tục nghiên cứu
    ã Nghiên cứu sử dụng nguyên liệu cho quá trình chuyển methyl ester hĩa là hỗn hợp các dầu thải dạng lỏng và rắn hoặc hỗn hợp của dầu thải với mỡ động vật (ví dụ như mỡ cá basa).
    ã Với loại dầu thực vật dạng đông đặc làm nguyên liệu sản xuất biodiesel, cần nghiên cứu thêm về việc sử dụng một loại alcol khác để có thể sau quá trình phản ứng sẽ cải thiện được điểm chảy và điểm vẩn đục. Thơng thường, các alcol mạch nhánh được sử dụng cho mục đích này.
    ã Nghiên cứu sử dụng tác nhân ester hĩa là ethanol hoặc hỗn hợp methanol và ethanol. Về nguyên tắc, khi sử dụng tác nhân ester hĩa là ethanol thì thời gian phản ứng cĩ thể được rút ngắn, nhưng khả năng phản ứng phụ xà phịng hĩa lại tăng lên.
    ã Nghiên cứu khả năng sử dụng xúc tác rắn thay thế cho xúc tác lỏng để giảm giai đọan rửa xúc tác.
    ã Khảo sát thêm độ ổn định của nguyên liệu và sản phẩm theo thời gian: thời gian khảo sát trên 60 ngày và khảo sát thêm sự ảnh hưởng lên các thơng số chỉ tiêu khác như chỉ số iod, hàm lượng cặn carbon,
    ã Nghiên cứu thêm để tìm ra điều kiện tối ưu cho việc thu hồi dầu nguyên liệu theo hai phương pháp trên đã trình bày.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...