Thạc Sĩ Sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/8/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Danh mục các từ viết tắt i
    Danh mục các bảng ii
    Danh mục các hình iii
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC SỬ DỤNG CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC 10
    1.1. Khái luận về môi trường và ô nhiễm môi trường nước: 10
    1.1.1. Môi trường và ô nhiễm môi trường: 10
    1.1.2. Nước và ô nhiễm môi trường nước 11
    1.1.3. Quản lý môi trường 13
    1.2. Sử dụng các công cụ trong quản lý môi trường nước 16
    1.2.1. Khái lược một số công cụ trong quản lý môi trường nước 16
    1.2.2. Sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường nước: 17
    1.3. Nội dung các công cụ kinh tế cơ bản trong quản lý môi trường 22
    1.3.1. Tiền thuế 22
    1.3.2. Phí môi trường 24
    1.3.3. Hệ thống đặt cọc – hoàn trả 27
    1.3.4. Giấy phép môi trường có thể chuyển nhượng 29
    1.3.5. Ký quỹ môi trường 32
    1.3.6. Trợ cấp môi trường 33
    1.3.7. Nhãn sinh thái 34
    1.4. Kinh nghiệm sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường của một số nước và bài học cho Việt Nam 36
    1.4.1. Kinh nghiệm của một số nước 36
    1.4.2. Một số bài học cho Việt Nam 39
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở VIỆT NAM 41
    2.1. Khái lược về tình hình ô nhiễm môi trường nước của lưu vực các sông lớn ở Việt Nam 41
    2.1.1. Đánh giá chung về tình trạng ô nhiễm môi trường nước của lưu vực các sông lớn ở Việt Nam 41
    2.1.2. Nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm nước ở các lưu vực sông 54
    2.1.3. Đánh giá chung về các tác động của tình trạng ô nhiễm nước ở các lưu vực sông lớn 55
    2.2. Phân tích thực trạng sử dụng một số công cụ kinh tế trong quản lý môi trường nước ở các lưu vực sông lớn ở Việt Nam
    2.2.1. Phí môi trường 58
    2.2.2. Thuế 63
    2.2.3.Quỹ môi trường Việt Nam 64
    2.2.4. Bồi thường thiệt hại môi trường 65
    2.2.5. Các công cụ kinh tế khác 66
    2.3. Đánh giá thực trạng sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý ô nhiễm môi trường nước ở lưu vực các sông lớn ở Việt Nam 67
    2.3.1. Thành tựu 67
    2.3.2. Khó khăn – tồn tại 69
    2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế, tồn tại trong quản lý ô nhiễm môi trường nước bằng công cụ kinh tế ở lưu vực các sông lớn ở Việt Nam 70
    CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở VIỆT NAM 72
    3.1. Quan điểm về sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường nước ở Việt Nam 72
    3.1.1. Bối cảnh mới ảnh hưởng đến việc sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường nước ở Việt Nam 72
    3.1.2. Bối cảnh quản lý môi trường và áp lực về biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến tình hình kinh tế trên thế giới 75
    3.1.3. Các nguồn lực hỗ trợ hoạt động quản lý môi trường 78
    3.2. Quan điểm, định hướng của tác giả về sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam 78
    3.2.1. Thường xuyên giải quyết hợp lý mối quan hệ tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trườngnước 79
    3.2.2. Coi trọng và sử dụng hợp lý công cụ kinh tế trong hệ thống các công cụ quản lý môi trường 79
    3.3. Đề xuất các biện pháp sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam. 80
    3.3.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật trong việc sử dụng các công cụ kinh tế 80
    3.3.2. Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học công nghệ để quan trắc và kiểm soát ô nhiễm. 81
    3.3.3. Rà soát các công cụ kinh tế đang áp dụng để điều chỉnh, bổ sung vướng mắc, bất cập 82
    3.3.4. Tăng cường tài chính, đầu tư cho việc bảo vệ môi trường ở các lưu vực sông 82
    3.3.5. Tăng cường sử dụng công cụ kinh tế mới 82
    3.3.6. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền, giáo dục 84
    3.3.7. Xây dựng các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho việc bảo vệ môi trường 84
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 85
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
    PHỤ LỤC 88





    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

    STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
    1 BOD Nhu cầu oxi sinh hóa
    2 BPP Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền
    3 BVMT Bảo vệ môi trường
    4 CAC Công cụ điều hành và kiểm soát
    5 COD Nhu cầu oxi hóa học
    6 DO Lượng oxi hòa tan trong nước
    7 EIs Công cụ kinh tế
    8 OECD Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển
    9 PPP Nguyên tắc người thụ hưởng phải trả tiền
    10 TCCP Tiêu chuẩn cho phép
    11 TSS Chất rắn lơ lửng




    DANH MỤC CÁC BẢNG

    STT Số hiệu Nội dung Trang
    1 Bảng 2.1 Tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
    năm 2008-2010 60
    2 Bảng 2.2 Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp 62
    3 Bảng 2.3 Tiền thu phí nước thải công nghiệp tại một số tỉnh thuộc lưu vực sông lớn 63
    4 Bảng 2.4 Số liệu thu thuế tài nguyên qua các năm 2009-2012 64
    5 Bảng 2.5 Số phí BVMT đối với nước thải chuyển về quỹ BVMT năm 2006-2010 68



    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

    STT Số hiệu Nội dung Trang
    1 Hình 1.1 Cấu trúc các nội dung quản lý nhà nước về môi trường 16
    2 Biểu đồ 2.1 Lượng nước thải tại lưu vực sông Nhuệ-Đáy 44
    3 Biểu đồ 2.2 Số lượng cơ sở mạ tại làng Rùa, xã Thanh Thùy, Hà Nội 48
    4 Biểu đồ 2.3 Lượng nước thải tại lưu vực sông Đồng Nai 50
    5 Biểu đồ 2.4 Mức độ chất COD tại 3 lưu vực sông chính 52
    6 Biểu đồ 2.5 Mức độ chất BOD5 tại 3 lưu vực sông chính 53
    7 Biểu đồ 2.6 Mức độ chất TSS tại 3 lưu vực sông chính 53
    8 Biểu đồ 2.7 Số lượng cán bộ quản lý môi trường của Việt Nam so với các nước trong khu vực 73

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường với tốc độ phát triển nhanh chóng về các mặt kinh tế xã hội. Bên cạnh những thành tựu, chúng ta cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong đó có sự tác động tiêu cực đến môi trường sống. Ô nhiễm môi trường có nguyên nhân từ hoạt động khai thác không hợp lý tài nguyên thiên nhiên, phát triển không cân đối và thiếu quy hoạch đồng bộ. Nguy cơ ô nhiễm môi trường còn là mặt trái của quá trình hội nhập, khi Việt Nam có thể trở thành bãi thải công nghệ và các sản phẩm ô nhiễm từ các quốc gia khác. Việc hài hòa giữa mục tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái để hướng tới sự phát triển bền vững đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Bảo vệ môi trường ngày nay đã trở thành một trong những chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong đó việc giảm thiểu tình trạng ô nhiễm nước của các lưu vực sông cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
    Nước của các con sông là nguồn cấp nước quan trọng phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Ở Việt Nam có nhiều lưu vực sông lớn, nhỏ khác nhau, tuy nhiên, do vấn đề ô nhiễm môi trường nước lưu vực sông luôn gắn liền với quy mô phát triển dân số, phát triển công nghiệp trên lưu vực, nên tình trạng ô nhiễm môi trường tại một số lưu vực sông ngày càng trầm trọng.Thời gian qua, do tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh, sự gia tăng dân số không ngừng và công tác bảo vệ môi trường (BVMT) chưa được quan tâm đúng mức tại các địa phương đang gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước các lưu vực sông. Mặc dù các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về BVMT, nhưng tình trạng ô nhiễm nguồn nước của các con sông là vấn đề rất đáng lo ngại. Môi trường nước ngày càng bị ô nhiễm nặng do tiếp nhận một lượng lớn nước thải từ các đô thị, khu công nghiệp và làng nghề xả ra môi trường vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP). Môi trường nước sẽ càng bị ô nhiễm trầm trọng hơn bởi nước thải và chất thải rắn xả ra môi trường không qua hệ thống xử lý chất thải. Vấn đề quản lý nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm và cải thiện môi trường nước lưu vực sông, điển hình là lưu vực sông Nhuệ - Đáy, lưu vực sông Cầu, lưu vực sông Đồng Nai và tương lai không xa còn một số lưu vực sông có thể cũng bị ô nhiễm nặng.
    Trước tình trạng ô nhiễm môi trường nước các con sông này đang diễn biến tiêu cực, nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý, bảo vệ môi trường lưu vực sông, nên việc tìm ra các biện pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước của lưu vực các sông lớn là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Tình trạng ô nhiễm đang trở nên trầm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế, xã hội và sức khỏe của người dân sống ở lưu vực các con sông này. Đã đến lúc phải giảm thiểu ngay tình trạng ô nhiễm nước ở lưu vực các sông lớn càng sớm càng tốt.
    Xuất phát từ việc học tập, nghiên cứu lý luận về quản lý môi trường, từ thực tiễn công tác, hoạt động quản lý môi trường là nhiệm vụ trọng tâm của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức, cộng đồng và của mọi người dân trong khi hoạt động này còn có những tồn tại cần khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả quản lý cũng như hiệu quả của hoạt động bảo vệ môi trường. Lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam ”, học viên có mong muốn đúc rút được những kinh nghiệm, đưa ra các biện pháp sử dụng công cụ kinh tế nhằm quản lý ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam một cách hoàn chỉnh, có tính khả thi cao, chất lượng, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội và đáp ứng được mục tiêu bảo vệ môi trường của Việt Nam hiện nay.
    * Câu hỏi nghiên cứu:
    “Công cụ kinh tế có tác dụng như thế nào trong quản lý ô nhiễm môi trường nước ở Việt nam?”
    2. Tình hình nghiên cứu
    Từ những năm 1990 đến nay, Việt Nam đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, quản lý môi trường vẫn mang nặng tính hành chính và mệnh lệnh nên ít đem lại hiệu quả về kinh tế và không khuyến khích được các doanh nghiệp tích cực đầu tư cho việc bảo vê môi trường. Do vậy đã có nhiều nghiên cứu đề xuất việc sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường.
    Vấn đề nghiên cứu và sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường đã được nghiên cứu và sử dụng ở phần lớn các nước phát triển nhưng còn khá xa lạ đối với các nước chậm và đang phát triển trên thế giới. Việt Nam không thể đặt mình nằm ngoài mối quan tâm chung của cộng đồng quốc tế về vấn đề môi trường, nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
    Trước tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng diễn biến phức tạp, Chính phủ đã đặt ra một số Luật và nghị định về bảo vệ môi trường, đặc biệt là ban hành ra các công cụ kinh tế trong đó có công cụ phí bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên là một trong những công cụ hữu hiệu và quan trọng của nhà nước trong việc kiểm soát môi trường, điều này đã được Quốc hội thông qua trong Luật bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005 (Số: 52/2005/QH11).
    Cho đến nay đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về vấn đề này và đã ban hành nhiều ấn phẩm liên quan nhằm tăng cường sử dụng công cụ kinh tế trong hoạt động bảo vệ môi trường tại Việt Nam hiện nay. Việc sử dụng công cụ kinh tế để bảo vệ môi trường cũng đã được đề cập trong các văn bản, chương trình hành động của nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và trong một số công trình nghiên cứu của các cơ quan, tập thể và cá nhân các nhà khoa học. Ví dụ như vấn đề sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường đã có nghiên cứu trong một số tài liệu:
    - “Đổi mới quản lý kinh tế và môi trường sinh thái (NXB Chính trị quốc gia, H.1997);
    -“Áp dụng các công cụ kinh tế để nâng cao năng lực quản lý môi trường ở Hà Nội do tác giả Nguyễn Thế Chính (NXB Chính trị quốc gia, H.1999). Tác giả đã nghiên cứu một số loại công cụ kinh tế và phương pháp áp dụng các công cụ kinh tế này để góp phần tăng hiệu quả hoạt động quản lý môi trường ở Hà Nội;
    -“Bốn nguyên tắc sử dụng công cụ kinh tế để bảo vệ môi trường ở Việt Nam.” (Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường - 2001)” đã đề cập: đến việc chưa bao giờ Việt Nam phải đối diện với nhiều vấn đề bức xúc về môi trường như hiện nay, cả về ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất bởi rác thải công nghiệp, bệnh viện và rác thải sinh hoạt đô thị khác Thực trạng đó đòi hỏi Việt Nam phải tăng cường sử dụng các công cụ kinh tế để bảo vệ và cải thiện môi trường như một yêu cầu bức xúc, trong đó, việc sử dụng các công cụ kinh tế để bảo vệ môi trường phải được quán triệt. Trong đó đưa ra bốn nguyên tắc để kết hợp chặt chẽ, hiệu quả việc sử dụng các công cụ kinh tế với các công cụ khác nhằm đạt được những mục tiêu bảo vệ môi trường dài hạn, cũng như lựa chọn thích hợp cho từng thời kỳ cụ thể;
    - “Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” của Chính Phủ năm 2003 cũng coi công cụ kinh tế như một giải pháp hữu hiệu trong quản lý ô nhiễm môi trường nước tại các lưu vực sông;
    -“Thuế và phí ô nhiễm môi trường: Công cụ quan trọng trong việc bảo vệ môi trường” của tác giả Nguyễn Thanh Hải đã nghiên cứu và đánh giá tác dụng của công cụ thuế và phí ô nhiễm môi trường trong việc bảo vệ môi trường;
    -“Quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế” của tác giả Trần Thanh Lâm (NXB Lao Động, H.2006) đã đề xuất sử dụng công cụ kinh tế vào công tác quản lý môi trường ;
    -“Giới thiệu về công cụ kinh tế và khả năng áp dụng trong quản lý môi trường ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Minh Phong (Tạp chí Tài nguyên và môi trường, số 4, tr.12, 2007) đã nghiên cứu và coi công cụ kinh tế như một giải pháp quan trọng trong vấn đề quản lý môi trường ở Việt Nam;
    -“Việt Nam thiên nhiên, môi trường và phát triển bền vững, của PGS.TSKH Trương Quang Học (Tr. 102-123, 2012) cũng đã nghiên cứu đến khả năng sử dụng công cụ kinh tế trong hoạt động bảo vệ môi trường,
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    Như đã trình bày ở trên, công cụ kinh tế trong quản lý môi trường là một vấn đề mới được sử dụng ở Việt Nam những năm gần đây, tuy đã đạt được 1 số thành tựu ban đầu nhưng cũng bộc lộ không ít những hạn chế. Do vậy mục đích của luận văn là bước đầu tìm hiểu, vận dụng các công cụ kinh tế thích hợp vào quản lý ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam, trên cơ sở đó khuyến nghị những định hướng sử dụng công cụ kinh tế một cách hợp lý nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam.
    Để thực hiện mục đích trên, luận văn tập trung:
    - Làm rõ cơ sở lí luận về các công cụ kinh tế và thực tiễn áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý ô nhiễm môi trường hiện nay.
    -Làm rõ những khó khăn, thuận lợi và những vấn đề còn tồn tại khi sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở Việt Nam.
    -Tổng quan tình hình ô nhiễm môi trường nước ở lưu vực các sông lớn, hệ thống các cơ chế chính sách đã ban hành và đang thực hiện liên quan đến áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý ô nhiễm môi trường nước ở lưu vực các sông lớn ở Việt Nam.
    -Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất các biện pháp sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý ô nhiễm môi trường nước ở lưu vực các sông lớn ở Việt Nam.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu đề tài luận văn là các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường nước ở Việt Nam, qua đó nghiên cứu thành tựu và hạn chế khi sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường nhằm đưa ra các kiến nghị góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam.
    Luận văn tập trung nghiên cứu các công cụ kinh tế được sử dụng trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường trong đó đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước của lưu vực các sông lớn ở Việt Nam như lưu vực sông Cầu, lưu vực sông Nhuệ-Đáy và lưu vực Sông Đồng Nai; tình hình áp dụng công cụ kinh tế vào việc quản lý môi trường nước và trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp, kiến nghị để sử dụng công cụ kinh tế nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm ở lưu vực các sông lớn này.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp kế thừa: Các thông tin, số liệu về việc thu, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, các nghiên cứu đánh giá về việc thu, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải đã thực hiện trước đây sẽ được kế thừa và tổng hợp phục vụ cho nghiên cứu của luận văn
    - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Việc thu thập thông tin về việc thu, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải được tiến hành điều tra thực tế tại lưu vực sông Nhuệ -Đáy thuộc địa phận Hà Nội, tác giả đã trực tiếp đến xã Thanh Thùy ( thuộc lưu vực sông Nhuệ) để tìm hiểu thực tế, qua đó đã nắm bắt được tình hình thực hiện việc thu, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại địa phương.
    - Phương pháp phỏng vấn: để đánh giá được tình hình thu, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại các lưu vực sông, tác giả đã làm việc và phỏng vấn trực tiếp với một số cán bộ thôn, cán bộ xã của xã Thanh Thùy ( thuộc lưu vực sông Nhuệ). Qua đó, đánh giá sơ bộ được tình hình thu, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại Hà Nội cũng như các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thu, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
    - Phương pháp tổng hợp, thống kê: Công tác tổng hợp, thống kê dựa vào hai nguồn là báo cáo thống kê định kỳ và điều tra thống kê. Báo cáo thống kê định kỳ là hình thức thu thập số liệu thống kê được tiến hành thường xuyên, định kỳ theo nội dung, phương pháp cũng như hệ thống biểu mẫu thống nhất, được quy định thành chế độ báo cáo áp dụng cho nhiều năm thông thường do các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp quy định. Việc điều tra thống kê là hình thức thu thập số liệu được thực hiện theo các đầu mục phục vụ việc xây dựng luận văn. Trong đó quy định rõ mục đích của việc điều tra là thống kê liên quan đến việc hình thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Việc điều tra thống kê được áp dụng triệt để trong điều kiện nền kinh tế thị trường và công nghệ thông tin phổ biến như hiện nay. Tổng hợp số liệu về tình trạng ô nhiễm môi trường nước của lưu vực các sông lớn ở Việt Nam và số liệu liên quan đến áp dụng công cụ kinh tế nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường nước tại các khu vực này.
    - Phương pháp phân tích, đánh giá: Trên cơ sở các thông tin, số liệu đã được tổng hợp, thống kê, tiến hành đánh giá và phân tích những vấn đề còn tồn tại về mặt cơ chế và pháp lý của thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hữu hiệu để đảm bảo phát triển bền vững.
    6. Cấu trúc của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo luận văn dự kiến được trình bày trong 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về việc sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý ô nhiễm môi trường nước
    Chương 2: Thực trạng sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường nước ở Việt Nam
    Chương 3: Kiến nghị một số biện pháp sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam
     
Đang tải...