Luận Văn Sử dụng chuỗi mô hình giá trị bên trong tổ chức để phản ánh những yếu tố cơ bản của tổ chức đó

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 28/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong cơ chế thị trường, 1 cá nhân, 1 tổ chức đều tiến hành các hoạt động có tính chất tương đồng. Nếu muốn hoạt động và phát triển, các hoạt động đó được phản ánh thông qua mô hình chuỗi giá trị bên trong tổ chức. Hôm nay, nhóm em xin được trình bày mô hình chuỗi giá trị bên trong của Chuỗi cửa hàng KFC Việt Nam


    Tên Doanh nghiệp: CHUỖI CỬA HÀNG KFC VIỆT NAM
    Loại hình tổ chức: Doanh nghiệp tư nhân
    Mục đích hoạt động:
    ã Đem lại lợi ích cho chủ sở hữu Chuỗi cửa hàng KFC Việt Nam
    ã Đào tạo ra các giá trị cốt lõi của nhân viên
    ã Tạo ra những sản phẩm dịch vụ về đồ ăn nhanh (đặc biệt là món gà rán) cho khách hàng
    Mục tiêu:
    ã Thị trường: tăng doanh số và lượng bán ra.
    ã Thị phần: KFC đang nắm thị phần gà rán cao nhất tại Việt Nam với hơn 60% so với 30% của Lotteria, 10% của Jollibee và một số thương hiệu Việt Nam khác.
    ã Lợi nhuận
    Phương pháp nghiên cứu:
    ã Sử dụng mô hình chuỗi giá trị làm cơ sở nghiên cứu, đồng thời thu thập và sử lý các dữ liệu liên quan tới KFC Việt Nam.
    ã Nguồn dữ liệu:
     Từ trang web www.kfcvietnam.com.vn, www.vnnhahang.com.
     Tạp chí Việt Nam travellive
     Quan sát của nhóm tại một số nhà hàng KFC
     Thu thập ý kiến từ khách hàng của KFC


    I/. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
    1. Nghiên cứu và dự báo môi trường:
    KFC là cụm từ viết tắt của KENTUCKY FRIED CHICHKEN – Thịt gà rán Kentucky, sản phẩm của Tập đoàn Yum Restaurant Internation (Hoa Kỳ). Đây là món ăn nhanh và đang trở nên thông dụng với người dân nhiều nước trên thế giới.
    Tập đoàn KFC kinh doanh trong lĩnh vực đồ ăn nhanh, đặc biệt là các sản phẩm làm từ gà. Sản phẩm chủ yếu của KFC là Buckets, Burgers, Twisters và thịt gà Colonel Crispy Strips với những món ăn thêm mang phong cách quê hương. Năm 2001, KFC đã tiến hành lập kế hoạch phát triển sản phẩm mới cho mình và “Soul Food” chính là sản phẩm mới trong chiến lược đó.
    ã Phân đoạn thị trường theo vị trí địa lý:
    Chủ yếu tập trung vào những Thành phố lớn, tập trung đông dân như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng Trong đó KFC đã lựa chọn cho mình 2 thị trường điểm là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
    ã Phân đoạn thị trường theo nhân khẩu học:
    Trong phần này sẽ đề cập đến 3 khía cạnh là lứa tuổi, thu nhập và nghề nghiệp:
     Lứa tuổi: KFC chủ yếu nhắm vào giới trẻ từ 17 đến 29 tuổi, gia đình có trẻ em.Do nhiều nguyên nhân mà KFC đã chọn thị trường là giới trẻ với độ tuổi dưới 30. Với việc xác định thị trường thì KFC chủ yếu đánh vào xu hướng năng động, khả năng tiếp cận văn hóa nhanh của các bạn trẻ Việt Nam. Ngoài ra KFC cũng đặc biệt quan tâm đến trẻ em, có thể nói họ tác động vào nhận thức của các em ngay từ khi các em còn nhỏ.
     Thu nhập: Việt Nam là nước có thu nhập đầu người thấp vì vậy đây cũng là một khó khăn của KFC khi xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Những người có thu nhập khá, ổn định chính là đoạn thị trường mà KFC chú trọng. Với những người có thu nhập khá thì việc sử dụng sản phẩm có thể thường xuyên song những người có thu nhập thấp cũng có thể trở thành khách hàng của KFC nhưng mức độ sử dụng sản phẩm có thể không thường xuyên.
     Nghề nghiệp: Việc chọn 2 thành phố chính là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì KFC có thể tiếp xúc một thị trường lớn là: Học sinh, sinh viên, bạn trẻ làm việc ở khu vực trung tâm Thành phố. Vì số lượng các trường đại học,cao đẳng,dạy nghề ở đây là rất nhiều. Và điều đó cũng phù hợp với định hướng của KFC.
    ã Phân đoạn thị trường theo tâm lý:
    Việt Nam là một nước phát triển nhanh trong thời gian qua. Việc phát triển theo nền kinh tế thị trường đã kéo theo những phong cách sống mới, những xu hướng mới đặc biệt những xu hướng, phong cách sống này được các bạn trẻ tiếp thu rất nhanh. Điều đó giúp cho KFC có cơ sở tin vào sự thành công của mình khi đặt chân vào thị trường Việt Nam.
    ã Phân đoạn thị trường theo hành vi:
    Tiến hành một cuộc điều tra về nguyên nhân phát triển quá nhanh của Lotteria và KFC, câu trả lời từ hầu hết các thực khách trong độ tuổi từ 17-29 là: tiện lợi, ngon, giá cả phải chăng, trong đó khâu phục vụ được coi là chuẩn nhất. Chính vì vậy mà KFC đã thể hiện một phong cách chuyên nghiệp không chỉ trong đội ngũ nhân viên,hệ thống các của hàng tương đối dày đặc mà còn là điều hành một loạt các của hàng với sự tiện lợi nhất cho khách hàng sử dụng sản phẩm KFC.
    ã Lựa chọn thị trường mục tiêu
    Thời gian vừa qua sự bùng nổ về nhu cầu đã tạo nên một làn sóng phát triển mạnh mẽ ở các lĩnh vực dịch vụ. Đặc biệt là ở mảng thức ăn nhanh, người tiêu dùng ngày càng tìm đến những nhãn hiệu toàn cầu quen thuộc hơn là đến những quán ăn thông thường khác
    Tại Việt Nam, KFC đã dành ra bảy năm để xây dựng thị trường, và giờ là thời điểm gặt hái kết quả. Trong giai đoạn đầu, KFC chấp nhận đầu tư để phát triển thương hiệu, xây dựng hệ thống nhà hàng, thực hiện các chương trình tiếp thị để gây dựng khách hàng cho mình trong tương lai. Theo đánh giá của tập đoàn Yum Restaurant International, Việt Nam là thị trường mới và đang có nhiều cơ hội để phát triển mạnh. Hiện nay, KFC đã trở thành thương hiệu thức ăn nhanh được biết đến nhiều ở thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Số lượng khách hàng làm quen và chấp nhận loại thực phẩm này càng nhiều.
    KFC với mục tiêu thị trường nhằm vào giới trẻ thì thị trường Việt Nam được đánh giá là một thị trường triển vọng. Một nửa dân số Việt Nam có độ tuổi dưới 30, nghĩa là giới trẻ sẽ dễ chấp nhận sản phẩm thức ăn nhanh của KFC hơn người lớn tuổi. Tuy nhiên, trong giới trẻ, KFC Việt Nam đặc biệt hướng sự quan tâm vào trẻ em thông qua chương trình tiếp thị dành riêng cho nhóm khách hàng nhiều triển vọng này. Mục tiêu của KFC là muốn thương hiệu của KFC trở thành bạn đồng hành của khách hàng tiềm năng ngay từ khi còn nhỏ. Với mục tiêu xây dựng lòng tin nơi khách hàng thông qua chất lượng, uy tín và an toàn vệ sinh thực phẩm, KFC Việt Nam chỉ chọn những nhà cung cấp nguyên liệu uy tín và đảm bảo chất lượng. Tất cả nguyên liệu sử dụng đều phải có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan chức nămg.
    Việc lựa chọn thị trường mục tiêu của KFC là hoàn toàn chính xác. Trong khi fast food ở nước ngoài được coi là sản phẩm của ngành công nghiệp, nhiều công ty không cần đến mặt bằng quá lớn để kinh doanh, khách hàng chủ yếu mua về. Song ở Việt Nam, người dân chưa quen với cách kinh doanh này, do đó fast food Việt Nam vẫn mang tính chất nhà hàng nhưng được phục vụ nhanh. Do vậy tính chất phổ biến của KFC còn có những hạn chế (do thu nhập người Việt Nam còn thấp,sự cạnh tranh từ các sản phẩm truyền thống,thói quen tiêu dùng ), việc xây dựng một hệ thống cửa hàng với sự định vị khác biệt với các cửa hàng truyền thống (trong đó lấy mầu đỏ làm chủ đạo) thì KFC đã tạo ra một trào lưu mới trong cách tiêu dùng của người dân Việt Nam. Trong khi thói quen tiết kiệm vẫn là quan điểm của những người có độ tuổi trên 30 thì với giới trẻ (độ tuổi<30) thì KFC đã nhận được những phản hồi tích cực. Sự tiếp nhận tương đối dễ dàng dần dần đã trở thành trào lưu mới,xu hướng mới,một xu hướng tây hóa phù hợp với sự năng động của giới trẻ. KFC cũng tạo ra một không gian mới mẻ nơi mà có thể trò chuyện, bàn bạc công việc Chính vì vậy mà sản phẩm KFC ngày càng được nhiều người biết đến, đây là điều kiện để KFC phát triển hệ thống cửa hàng của mình thêm nữa.
    * CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ
    ã Xác định đối thủ cạnh tranh:
    Đối thủ cạnh tranh có thể là các sản phẩm truyền thống như phở 24, sản phẩm ăn nhanh khác (BBQ chicken, lotteria ). KFC xác định đối thủ của mình từ đó đưa ra chiến lược phát triển thương hiệu một cách dần dần, từ từ tạo ra sự tin tưởng từ khách hàng đặc biệt qua chất lượng của sản phẩm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...