Tiểu Luận Sử dụng các định luật bảo toàn để giải bài toán va chạm

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. PHẦN MỞ ĐẦU

    I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Các định luật Bảo toàn có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề về vật lí nói chung và giải các bài toán vật lí trong chương trình THPT nói riêng. Đối với học sinh, đây là vấn đề khó. Các bài toán va chạm rất đa dạng và phong phú. Tài liệu tham khảo thường đề cập tới vấn đề này một cách riêng lẻ. Do đó học sinh thường không có cái nhìn tổng quan về bài toán va chạm. Hơn nữa trong bài toán va chạm các em thường xuyên phải tính toán với động lượng - đại lượng có hướng, đối với loại đại lượng này các em thường lúng túng không biết khi nào viết dưới dạng véc tơ, khi nào viết dưới dạng đại số, chuyển từ phương trình véc tơ về phương trình đại số như thế nào, đại lượng véc tơ bảo toàn thì những yếu tố nào được bảo toàn Để phần nào tháo gỡ khó khăn trên tôi mạnh dạn đưa ra đề tài này đồng thời góp phần tăng sự tự tin của các em trong học tập.
    II. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
    - Giúp học sinh có cái nhìn khái quát về bài toán va chạm, định hướng được phương pháp giải nhanh chóng.
    - Cũng cố sự tự tin, bồi đắp sự hứng thú trong học tập, nâng cao kĩ năng tự học tự nghiên cứu của học sinh.
    III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
    Khi đã xác định được vấn đề, nhiệm vụ nghiên cứu tôi sử dụng các phương pháp sau:
    - Nghiên cứu cơ sở lý luận về tâm lý trong quá trình học.
    - Phương pháp thực nghiệm.
    - Phương pháp thống kê .
    IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
    - Học sinh THPT.
    - Sự vận dụng các định luật bảo toàn vào bài toán va chạm.
    V. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU.
    - Định luật bảo toàn động lượng và sự bảo toàn động năng trong bài toán va chạm, các kiến thức về bài toán va chạm trong chương trình THPT
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...