Chuyên Đề Sử dụng các công cụ tiền tệ trong việc kiềm chế lạm phát

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Sử dụng các công cụ tiền tệ trong việc kiềm chế lạm phát
    LỜI NÓI ĐẦU
    Trên thế giới hiện nay chính sách tiền tệ ngày càng tỏ rõ vai trò quan trọng của mình trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Một chính sách tiền tệ hoàn hảo sẽ giúp cho mỗi quốc gia theo đuổi các mục tiêu kinh tế vĩ mô như ổn định tiền tệ, tạo công ăn việc làm, tăng trưởng kinh tế một cách có hiệu quả hơn. Mặt khác việc điều hành chính sách tiền tệ của mỗi quốc gia không chỉ ảnh hưởng tới quốc gia đó mà còn ảnh hưởng theo cơ chế lan truyền tới thị trường tiền tệ thế giới. Việc điều hành và thực thi chính sách tiền tệ là một vấn đề quan trọng trong xây dựng phát triển và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách của mỗi nước.
    Đối với nước ta, ngay từ khi chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường Đảng và Nhà nước đã nhận thức được vai trò của chính sách tiền tệ trong phát triển kinh tế. Vì vậy ngay từ những ngày đầu chúng ta đã chú trọng trong việc xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ sao cho phù hợp với nền kinh tế. Kết quả là nước ta đã thu được những kết quả đáng khích lệ như đẩy lùi lạm phát, tạo công ăn việc làm, nâng cao mức sống của người dân . góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
    Tuy vậy nền kinh tế thị trường luôn biến động nên các mục tiêu của chính sách tiền tề cũng phải luôn biến đổi theo cho phù hợp với các giai đoạn phát triển của đất nước. Việc xây dựng một chính sách tiền tệ linh hoạt là cần thiết cho sự phát triển kinh tế. Nhưng trên thực tế chính sách tiền tệ của nước ta sau một thời gian dài thực thi vẫn còn bộc lộ nhiều thiếu sót và hạn chế . Việc tìm ra những thiếu sót và hạn chế đó để khắc phục và xây dựng hoàn thiện chính sách tiền tệ là điều quan trọng nhất cần phải làm. Nhận thức được vai trò quan trọng của chính sách tiền tệ đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền kinh tế đất nước, em đã chọn đề tài nghiên cứu là " sử dụng các công cụ tiền tệ trong việc kiềm chế lạm phát". Qua đó sẽ giúp em nâng cao thêm sự hiểu biết của mình về các vấn đề kinh tế, môi trường kinh tế và các vấn đề có liên quan. Vì sự hiểu biết còn hạn chế, em rất mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo của thầy, cô giáo và các bạn

    PHẦN I: LẠM PHÁT VÀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG VIỆC KIỀM CHẾ LẠM PHÁT

    1.Những quan điểm về lạm phát

    Quá trình hình thành các khái niệm và nhận thức bản chất kinh tế của lạm phát cũng là quá trình phát triển của tư duy đi từ đơn giản đến phức tạp, đi từ hiện tượng bề ngoài đến bản chất bên trong, đến các thuộc tính của lạm phát, là quá trình sàng lọc những hiểu biết sai và đúng, lẫm lộn giữa hiện tượng và bản chất, giữa nguyên nhân và kết quả để phản ánh đúng đắn quy luật của lạm phát.

    Theo trường phái lạm phát “lưu thông tiền tệ” họ cho rằng lạm phát tiền tệ là đưa nhiều tiền thừa vào lưu thông làm cho giá cả hàng hóa tăng lên. Chúng ta đều biết rằng không pải bất cứ số lượng tiền nào tăng lên trong lưu thông với nhịp điệu nhanh hơn sản xuất cũng đều là lạm phát, nếu như nhà nước không giảm bớt nội dung vàng hoặc giá trị tượng trưng trong đồng tiền để bù đắp cho bội chi ngân sách. K.Max đã chỉ ra rằng ý nghĩa về lạm phát của học thuyết này là quá đơn giản. Những người theo học thuyết này đã dùng logic hinhg thức để kết hợp một cách máy móc hiện tương tăng số lượng tiền với hiện tượng tăng giá để rút ra bản chất của lạm phát.

    Trường phái lạm phát” cân dư thừa tổng quát”( hay cầu kéo) mà đại diện là J.keynes cho rằng: lạm phát là:: “ cầu dư thừa tổng quát do phát hành tiền ra quá mức sản xuất dẫn đến mức giá chung tăng. Chúng ta nhận thức được rằng nói lạm phát là” cầu dư thừa tổng quát” là không chính xác, vì trong giai đoạn khủng hoảng ở thời kỳ CNTB phát triển mặc dù có khủng hoảng sản xuất thừa mà không có lạm phát. Còn ở Việt Nam năm 1991 có tình trạng cung lớn hơn cầu mà vẫn có lạm phát giá cả và lạm phát tiền tệ. Tuy keynes tiến sâu hơn trường phái lạm phá lưu thông tiền tệ là không lấy hiện tượng bề ngoài, không coi điều kiện của lạm phát là nguyên nhân của lạm phát nhưng lại mắc sai lầm về mặt logic là đem kết quả của lạm phát quy vào bản chất của lạm phát. Khái niệm của keynes vẫn chưa nêu được dúng bản chất kinh tế xã hội của lạm phát.
    Trường phái lạm phát giá cả cho răng: lạm phát là sự tăng giá, thực chất của lạm phát chỉ là một trong nhiều nguyên nhân của tăng giá. Có những thời kỳ mà không có lạm phát như: thời kỳ cách mạng giá cả ở thế kỷ 16 ở Châu Âu, thời kỳ hưng thịnh ở .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...