Luận Văn Sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp dệt may việt nam

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 13/12/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần mở đầu
    Lý do chọn đề tài
    Nội dung nghiên cứu của đề tài
    PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
    1.1 Khái niệm rủi ro tỷ giá và các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giá
    1.1.1 Khái niệm rủi ro tỷ giá 3
    1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giá. 3
    1.1.2.1 Tỷ lệ lạm phát tương đối 3
    1.1.2.2 Lãi suất 3
    1.1.2.3 Thu nhập tương đối 4
    1.1.2.4 Kiểm soát của chính phủ 4
    1.2 Các loại nhạy cảm với rủi ro tỷ giá 4
    1.2.1 Độ nhạy cảm giao dịch 4
    1.2.2 Độ nhạy cảm kinh tế 5
    1.2.3 Độ nhạy cảm chuyển đổi 6
    1.3 Tác động của rủi ro tỷ giá tới giá trị doanh nghiệp, cụ thể là tác động tới dòng tiền của doanh nghiệp 7
    1.3.1 Đối với khoản chi phí đầu vào sẽ trả bằng ngoại tệ 7
    1.3.2 Đối với các khoản doanh thu bằng ngoại tệ 10
    1.3.3 Rủi ro kiệt giá tài chính 11
    1.4 Các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá 11
    1.4.3 Hợp đồng kỳ hạn (Forward) 11
    1.4.2 Hợp đồng giao sau (Future) 12
    1.4.3 Hợp đồng quyền chọn ( option) 12
    1.4.4 Công cụ hoán đổi (Swap) 15

    Phần 2: THỰC TRẠNG Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
    2.1. Phân tích ngành dệt may VN 16
    2.1.1 Tổng quan về ngành dệt may VN 16
    2.1.1.1 Lịch sử phát triển của ngành dệt may Việt Nam 16
    2.1.1.2 Vị trí ngành công nghiệp dệt may Việt Nam 17
    2.1.1.3 Nhu cầu về may mặc 18
    2.1.1.4 Phân tích tình hình xuất nhập khẩu của ngành dệt may Việt Nam 20
    2.1.1.5 Tình hình tiêu thụ hàng dệt may 21
    2.1.1.6 Nhận xét chung về tình hình xuất nhập lhẩu của ngành dệt may 22
    2.1.2 Các rủi ro trong ngành dệt may VN và đánh giá rủi ro 26
    2.1.2.1 Rủi ro từ môi trường bên ngoài 26
    2.1.2.3 Rủi ro từ bản thân doanh nghiệp 29
    2.1.3 Phân tích SWOT ngành dệt may VN 33
    2.1.3.1 Điểm mạnh 34
    2.1.3.2 Điểm yếu 35
    2.1.3.3 Cơ hội 35
    2.1.3.4 Thách thức 36
    2.1.4 Dự báo tăng trưởng và chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2010 36
    2.1.4.1 Mục tiêu 36
    2.1.4.2 Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010 35
    2.1.4.3 Các chỉ tiêu chủ yếu 36
    2.2 Phân tích ảnh hưởng rủi ro tỷ giá tới giá trị doanh nghiệp dệt may Việt Nam 38
    2.2.1 Chi phí nguyên vật liệu đầu vào 38
    2.2.2 Doanh số 39
    2.2.3 Lợi nhuận 40
    2.2.4 Rủi ro kiệt giá tài chính 40
    2.3 Chính sách phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam 41
    2.3.1 Vẫn rất ỷ lại vào sự bảo hộ tỷ giá của nhà nước 41
    2.3.2 Chưa nhận thấy tầm quan trọng của các công cụ phái sinh 42
    2.3.3 Doanh nghiệp chưa có kế hoạch phòng ngừa rủi ro song hành cùng kế hoạch hoạt động 43
    2.3.4 Việc sử dụng các công cụ phái sinh ở thị trường Việt Nam còn khá mới mẻ và môi trường kinh tế không có sự khuyến khích 43
    2.4 Một số công cụ phái sinh mà các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã sử dụng trong thời gian qua, hiệu quả 45
    2.4.1 Một số công cụ phái sinh mà các ngân hàng đã triển khai trong thời gian qua 45
    2.4.2 Vấn đề ứng dụng các công cụ phái sinh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, hiệu quả 52

    PHẦN 3: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ:
    3.1 Xây dựng sàn giao dịch quyền chọn ở Việt Nam 53
    3.1.1 Khái niệm thị trường sàn giao dịch quyền chọn 54
    3.1.2 Những quy định trên sàn giao dịch quyền chọn tiền tệ 55
    3.1.3 Cơ chế điều hành và giám sát thị trường sàn giao dịch quyền chọn 57
    3.1.4 Các thành phần tham gia thị trường 57
    3.1.5 Nguyên tắc hoạt động 58
    3.2 Một số giải pháp vĩ mô phát triển thị trường các công cụ tài chính phái sinh và phòng ngừa rủi ro tỷ giá 59
    3.2.1 Tạo những cơ sở, điều kiện tiền đề, và điều kiện pháp lý cho việc phát triển và mở rộng giao dịch các công cụ phái sinh 59
    3.2.1.1 Quy định về giới hạn và giá mua 59
    3.2.1.2Yêu cầu về vốn và thế chấp trong giao dịch công cụ tài chính phái sinh 60
    3.2.1.3Yêu cầu bắt buộc về tái phòng ngừa rủi ro trên các thị trường quốc tế 60
    3.2.1.4Yêu cầu mở cửa thị trường tự do cho tất cả các định chế triển khai các hợp đồng phái sinh 61
    3.2.1.5Yêu cầu về đăng ký và lập các Báo cáo tài chính 61
    3.2.1.6 Hoàn thiện những quy định pháp luật còn thiếu và chưa phù hợp, nâng cao tính thanh khoản của sản phẩm phái sinh 62
    3.2.1.7 Hài hòa Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Chuẩn mực kế toán Quốc tế- Một điều kiện cần quan trọng để thị trường công cụ tài chính phái sinh hoạt động có hiệu quả 63
    3.2.1.8 Đối với Ngân Hàng Nhà Nước và các Ngân hàng thương mại 63
    3.2.2 Xây dựng cơ chế chính sách tỷ giá phù hợp 64
    3.2.2.1 Kiểm soát dòng vốn đầu tư 64
    3.2.2.2 Mở rộng biên độ tỷ giá 65
    3.2.2.3 Việc mở rộng biên độ tỷ giá phải đáp ứng nhu cầu xuất khẩu 67
    3.2.2.4 Cần xây dựng một lãi suất tham chiếu chuẩn 68
    3.3 Tăng cường sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam 70
    3.3.1 Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng dệt may 70
    3 3.2 Chuyển đổi sản xuất dệt may theo dạng FOB, xây dựng trung tâm nguyên phụ liệu tránh rủi ro tỷ giá 72
    3.3.3 Sừ dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá 73
    3.3.3.1 Tạo văn hóa quản trị rủi ro cho doanh nghiệp 73
    3.3.3.2 Nâng cao trình độ quản trị rủi ro cho doanh nghiệp 74
    3.3.3.3 Đẩy mạnh công tác dự báo 75
    3.3.3.4 Ða dạng hóa nguồn thu bằng ngoại tệ 75
    3.3.3.5 Cần có cơ cấu thanh toán ngoại tệ hợp lý khi USD giảm giá, chuyển dịch cơ cấu mặt hàng 76




    Phần mở đầu
    Lý do chọn đề tài
    Ngành dệt may đang là ngành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của Việt Nam. Với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 7,7 tỉ USD năm 2007, tăng 32% so với 2006, dệt may đã qua mặt "anh cả” dầu thô, trở thành mặt hàng công nghiệp có kim ngạch xuất khẩu ấn tượng nhất trong năm. Các DN cũng đã chủ động hơn trong việc tự mình mở rộng tìm kiếm thị trường mới. Xuất khẩu sang thị trường Mỹ mang về 4,4-4,5 tỉ USD, chiếm 56% tổng kim ngạch xuất khẩu. EU đạt 1,4-1,5 tỉ USD, chiếm 18%. Nhật dù chỉ chiếm 9% nhưng cũng mang về hơn 700 triệu USD.
    Mục tiêu xuất khẩu của ngành năm 2008 phải đạt 9,5 tỉ USD, tăng gần 22% so với năm 2007.
    Nhưng cũng là ngành nhập khẩu nguyên vật liệu rất lớn. Để có thể xuất được số hàng dệt may trị giá 7,7 tỉ USD trong năm 2007, VN phải chi tới 5,2-5,3 tỉ USD để nhập nguyên phụ liệu sản xuất. Vì vậy các doanh nghiệp dệt may gặp phải rủi ro tỷ giá rất cao.
    Tỷ giá hối đoái lại chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố như lãi suất, giá vàng, đồng USD, giá xăng dầu
    Thế giới có những biến động rất mạnh trong thời gian qua. Giá vàng tăng kỷ lục 963USD/ounce vào chiều ngày 27/2. Do có sự lo ngại về tình trạng suy thoái kinh tế ở nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ và các nền kinh tế lớn mạnh khác do đó giá các đồng tiền mạnh có xu hướng mất giá dẫn tới các nhà đầu tư ưa chuộng vàng và các kim loại quý. Sụt giảm về nguồn cung vàng và các kim loại quý khi hoạt động của các công ty khai thác tại Nam Phi bị đình trệ do khủng hoảng quyền lực tại nước này càng đẩy giá vàng tăng cao.
    Giá dầu đạt ngưỡng hơn 100usd/thùng do OPEC quyết đinh không tăng sản lượng, và đồng USD giảm giá mạnh.
    Cục dự trữ liên bang Mỹ FED liên tiếp cắt giảm lãi suất cơ bản, tính từ tháng 9 năm ngoái tới nay FED đã 6 lần cắt giảm lãi suất cơ bản đẩy lãi suất xuống còn 2,25% nhằm giúp cho nền kinh tế phục hồi trở lại vì mối lo ngại cuộc khủng hoảng đang đến gần và theo nhận định đây là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất tính từ sau thế chiến thứ hai. Và điều này làm cho đồng USD giảm mạnh so với các đồng tiền trong rổ tiền tệ.
    Chính sách điều hành tỷ giá của Việt Nam còn cứng nhắc, đồng USD là ngoại tệ được giao dịch chủ yếu trong thanh toán quốc tế. Theo thống kê tới 80% doanh nghiệp sử dụng đồng USD để thanh toán nhưng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lại bảo đảm tỷ giá USD/VND, và chỉ cho tỷ giá này dao động theo biên độ cho phép. Trong tương lai sẽ dần nới lỏng hơn và tiến tới còn thả nổi hoàn toàn. Vì vậy rủi ro về tỷ giá đang lớn dần khi Việt Nam trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), môi trường kinh doanh rộng mở, hoạt động thanh toán có sự góp mặt ngày càng lớn của những ngoại tệ mạnh, không chỉ tập trung ở đồng USD.
    Các doanh nghiệp dệt may còn thờ ơ với rủi ro tỷ giá. Thị trường tiền tệ tại Việt Nam chưa gặp những biến động lớn. Những nước chịu khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 đã bị sốc trong khủng hoảng và chính nhờ đó, họ vươn lên mạnh mẽ. Thái Lan, Malaysia, Philipine đang là những quốc gia có hệ thống chống rủi ro tài chính phát triển mạnh trong khu vực. Việc ứng dụng các công cụ chống rủi ro tài chính tại Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn và vướng phải sự ngập ngừng e ngại của DN. Chủ yếu do DN chần chừ, không hiểu và không biết, còn ngân hàng thì phải ra sức thuyết phục.
    Dệt may là ngành bị cạnh tranh gay gắt khi nước ta là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Vào WTO đồng nghĩa với việc các nước trong khối phải thực hiện nghĩa vụ bãi bỏ hạn ngạch dệt may, thực thi tự do hóa thương mại toàn cầu. Và nó dẫn tới sự thay đổi quan trọng trong bức tranh toàn cầu, sự thay đổi thị phần
    Nội dung nghiên cứu của đề tài
    Phân tích ngành dệt may Việt Nam: Dệt may là ngành đang có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của Việt Nam nhưng lại chịu nhiều rủi ro về cạnh tranh, tỷ giá , hàng rào mậu dịch,đối tác nhất là rủi ro tỷ giá do chúng ta xuất khẩu nhiều nhưng cũng nhập khẩu rất nhiều nguyên vật liệu, Việt Nam đã là thành viên của WTO, vì vậy cơ hội mở ra rất lớn nhưng cũng nhiều thách thức cho các doanh nghiệp trong nước nói chung và các doanh nghiệp dệt may nói riêng. Chúng ta sẽ đi phân tích các cơ hội cũng như thách thức này, và để tìm ra đâu là điểm mạnh của dệt may VN để từ đó phát huy và đâu là điểm yếu để khắc phục giúp ngành dệt may hội nhập sâu rộng hơn và mở rộng được nhiều thị phần hơn
    Rủi ro tỷ giá đang là nỗi lo của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong thởi kỳ hội nhập. Các sản phẩm phái sinh như: SWAP, OPTION, FUTURE, FORWARD sẽ là các công cụ hữu ích cho các doanh nghiệp sử dụng để chống lại rủi ro tỷ giá và gia tăng giá trị cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...