Chuyên Đề Sử dụng các biện pháp trong trị liệu ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Sử dụng các biện pháp trong trị liệu ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ

    Mở đầu
    1. Lư do chọn đề tài
    Chứng tự kỷ là rối loạn về sự phát triển tâm lư thường kéo dài cả đời. Một trong những biểu hiện của chứng bệnh tự kỷ ở trẻ em là chậm nói, gặp khó khăn trong việc học nói. Trở ngại về ngôn ngữ ở trẻ tự kỷ được biểu lé qua nhiều h́nh thức, nặng nhất là trẻ không nói được lúc nhỏ, ngay cả khi lớn khả năng cũng không được cải thiện.
    Tù kỷ là một dạng khuyết tật về trí tuệ. Để có những cơ hội nh­ người b́nh thường, trước tiên trẻ phải biết nói. Trẻ em hội nhập bằng ngôn ngữ và hành vi, khả năng ngôn ngữ là dấu hiệu cho thấy trẻ có thể hoà nhập được tới mức nào với những người xung quanh. Mặt khác, ngôn ngữ là một trong những phương tiện hữu hiệu giúp trẻ phát triển trí tụê. Có ngôn ngữ, có giao tiếp, trẻ mới có cơ hội để phát triển trí tuệ bằng với tuổi thực. Chính v́ vậy mà trị liệu giọng nói và ngôn ngữ là can thiệp thường thấy nhất cho TTK.
    Theo thống kê trên thế giới vào những năm 1980 tỉ lệ tự kỷ là 3 -4 / 10.000, vào năm 1990 là 10 – 20/ 10.000, vào năm 2001 là 62,6/ 10.000 ( Trong đó 16,8 % là tự kỷ điển h́nh và 45,8% là các rối loạn lan toả khác ). ở Việt Nam hiện nay chưa có một thống kê đầy đủ nào về số lượng trẻ em mắc phải chứng BTK. Tuy nhiên, qua số lượng TTK đến khám tại các trung tâm tư vấn và trị liệu BTK, các bệnh viện có chuyên khoa như bệnh viện Nhi Thuỵ Điển, khoa tâm thần bệnh viện Bạch Mai.v.v, cũng như số lượng các trung tâm trị liệu chứng tự kỷ xuất hiện ngày càng nhiều (chỉ tính riêng ở Hà Nội) th́ có thể thấy số trẻ em mắc chứng TK ngày càng đông.
    Trên thế giới hiện nay có rất nhiều biện pháp dạy trẻ tự kỷ khác nhau thậm chí c̣n mẫu thuẫn với nhau.Thường th́ ở mỗi mét trung tâm trị liệu cho trẻ tự kỷ người ta chỉ sử dông một hoặc hai biện pháp trị liệu cho tất cả trẻ tự kỷ. Song không phải kết quả trị liệu cho tất cả các trẻ đều đạt được nh­ mục đích đề ra. Bởi v́ trẻ tự kỷ cũng có rất nhiều loại và không thể áp dụng một biện pháp cho tất cả trẻ tự kỷ.
    Các trung tâm trị liệu chứng tự kỷ ở Việt Nam hiện nay cũng sử dụng rất nhiều biện pháp trị liệu ngôn ngữ. Có biện pháp được tiếp thu từ nước ngoài, song cũng có những biện pháp được tiến hành bằng tổng kết kinh nghiệm thực tế tại Việt Nam. Các biện pháp này đều có những thành công và hạn chế nhất định. Một trong những yếu tố gây hạn chế trong các biện pháp trị liệu ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ là do chưa được dùa trên cơ sở tâm lư và các cơ sở khoa học khác của các biện pháp trị liệu ngôn ngữ đó. Chính v́ vậy mà việc sử dụng các biện pháp đó c̣n mang tính tự phát, tạm thời riêng lẻ, chưa triệt để. Mỗi trẻ tự kỷ chỉ được trị liệu bởi một biện pháp và một biện pháp áp dông cho nhiều trẻ. Điều này đă đến hiệu quả trị liệu tự kỷ chưa cao, chưa phát triển đồng đều các lĩnh vực phát triển của trẻ.
    Từ lư do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Sử dụng các biện pháp trong trị liệu ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ” với mong muốn giúp nhà trị liệu tâm lư nắm vững cơ sở tâm lư của các biện pháp trị liệu cho trẻ tự kỷ, biết cách vận dụng sáng tạo linh hoạt ưu điểm của các biện pháp trị liệu để kết hợp trị liệu cho trẻ tự kỷ, qua đó làm tăng hiệu quả điều trị cũng như giảm thiểu những hạn chế của mỗi biện pháp đó.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các biện pháp trị liệu tự kỷ t́m ra ưu điểm của một số biện pháp trị liệu ngôn ngữ đang được sử dụng để trị liệu bệnh tự kỷ hiện nay. T́m ra cơ sở tâm lư học của biện pháp trị liệu ngôn ngữ đang được dùng trị liệu cho trẻ tự kỷ tại trung tâm V́ Tương Lai Trẻ Tự Kỷ – Hà Nội và hiệu quả của biện pháp trị liệu đó. Từ đó đề xuất ra hướng mới trong trị liệu bệnh tự kỷ.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1 Đối tượng nghiên cứu: Cơ sở tâm lư học của một số biện pháp trị liệu ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ đang được dùng hiện nay.
    3.2. Khách thể nghiên cứu: Các biện pháp chữa trị cho 30 trẻ mắc chứng bệnh tự kỷ đang được điều trị tại trung tâm V́ Tương Lai trẻ tự kỷ – sè 15A – ngơ 26 – Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy - Hà Nội.
    4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    4.1 Đối tượng nghiên cứu: Chúng tôi chỉ tập trung t́m hiÓu các biện pháp trị liệu tự kỷ, đặc biệt là trị liệu ngôn ngữ cho trẻ mắc chứng bệnh tự kỷ đang được sử dụng tại trung tâm V́ tương lai trẻ tự kỷ và cơ sở tâm lư học của các biện pháp đang được sử dông.
    4.2 Khách thể nghiên cứu: Chóng tôi chỉ nghiên cứu trẻ tự kỷ có độ tuổi từ 20 tháng tuổi đến 4 tuổi.
    4.3 Địa bàn nghiên cứu : Trung tâm V́ Tương Lai Trẻ Tự Kỷ, số 15A – ngơ 26 – Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy - Hà Nội.
    5. Giả thuyết khoa học
    Hiện nay có rất nhiều biện pháp trị liệu cho trẻ tự kỷ được sử dụng ở ViệtNam. Mỗi biện pháp có những ưu nhược điểm khác nhau. Hầu hết các biện pháp đều được viết dùa trên kinh nghiệm trị liệu trực tiếp của bản thân người viết hoặc là tổng kết theo nhóm nghiên cứu. Các biện pháp đó hiện nay c̣n gây nhiều tranh căi, c̣n chưa đem lại hiệu quả nh­ nhau ở các trẻ tự kỷ và chưa giúp chữa khỏi chứng tự kỷ. Một trong những nguyên nhân đó là v́ chưa ai nêu ra được cơ sở tâm lư học của việc sử dụng các biện pháp đó. Nếu xác định được cơ sở tâm lư học của việc sử dụng các biện pháp trị liệu này sẽ giúp cho nhà trị liệu vận dụng sáng tạo, linh hoạt biện pháp trong trị liệu làm tăng hiệu quả điều trị và giúp trẻ tự kỷ có nhiều cơ hội hơn trên con đường tiến tới hoà nhập với xă hội.
    6. Nhiệm vụ nghiên cứu
    6.1. Nghiên cứu những vấn đề lư luận về trẻ tự kỷ và các biện pháp trị liệu ngôn ngữ cho trẻ tù kỷ.
    6.2. Nghiên cứu thực trạng và hiệu quả các biện pháp tác động đến ngôn ngữ của trẻ tự kỷ và phân tích cơ sở tâm lí học của các biện pháp được sử dông
    6.3. Trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị về việc áp dụng các biện pháp trị liệu ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ.
    7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    7.1 Phương pháp nghiên cứu lư luận
    7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    7.2.1 Phương pháp quan sát lâm sàng
    7.2.2 Phương pháp điều tra viết
    7.2.3.Phương pháp nghiên cứu bệnh sử
    7.2.4.Phương pháp trắc nghiệm
    7.2.5. Phương pháp nghiên cứu chân dung
    7.2.6. Phương pháp toán thống kê
    7.2.7. Phương pháp thực nghiệm
    8. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
    Đóng góp mới của đề tài là nêu lên được cơ sở tâm lư học của việc sử dụng các biện pháp trị liệu ngôn ngữ cho trẻ tù kỷ. Đồng thời chứng minh được việc sử dông kết hợp các biện pháp đó dùa trên cơ sở tâm lư học sẽ giúp cho kết quả trị liệu chứng tự kỷ tốt hơn rất nhiều cả về chất lượng và số lượng các lĩnh vực phát triển của trẻ tự kỷ.
    9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
    Luận văn dài 131 trang bao gồm: Phần mở đầu 4 trang; 3 chương dài 123 trang; Phần kết luận và kiến nghị 2 trang; Tài liệu tham khảo 3 trang. Trong luận văn có 28 bảng biểu và 2 sơ đồ.

    CHƯƠNG 1
    LƯ LUẬN VỀ TRẺ TỰ KỶ VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU NGÔN NGỮ CHO TRẺ TỰ KỶ

    1.1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
    1.1.1 Vài nét về lịch sử bệnh tù kỷ
    Mặc dù măi đến năm 1943, sau công bố của bác sĩ Leo kanner ( Mỹ), người ta mới thực sự biết đến sự tồn tại của những đứa trẻ với chứng bệnh mang tên BTK nhưng ngược ḍng lịch sử, đâu đó trong các câu chuyện cổ tích, chuyện thần thoại, chuyện truyền miệng, trong các ghi chép dường như luôn luôn có sự hiện diện của những đứa TTK trong xă hội loài người.
    Martin Luther (nhà thần học, tu sĩ, giáo sư đại học, nhà cải cách tôn giáo người Anh) từ thế kỷ 15 trong cuốn sách “ Tṛ chuyện quanh bàn” của ḿnh có kể về một cậu bé 12 tuổi với những triệu chứng của một kẻ bị TK nặng, mà ông cho rằng chỉ là một khối thịt v́ đă bị quỷ dữ bắt mất linh hồn.
    Năm 1799, “ Victor - đứa bé hoang dă ở Aveyron” (Pháp) được dân làng Aveyron t́m thấy khi nó đang đi lang thang và sống hoang dă ở trong rừng. Dân làng đă đưa Victor đến gặp bác sĩ J.M.G Itard. Hành vi của đứa trẻ này rất bất thường. Cậu bé đi bằng bốn chi, hó nh­ săi và nhiều hành vi bất thường khác. Bác sĩ Itard đă nghĩ rằng Victor là một đứa trẻ thiểu năng do đă bị cách ly khỏi loài người ngay từ bé. Song Pinel, một bác sĩ nổi tiếng khác cùng thời, đă không đồng ư với Itard. Pinel tin rằng Victor là một đứa trẻ chậm phát triển mức độ nặng ngay từ lúc sinh ra. Sau này khi chứng bệnh tự kỷ đă được phát hiện, đọc lại câu chuyện này người ta thấy rằng Victor đă có những hành vi ứng xử của một trẻ bị TK.
    Năm 1919, hơn một thế kỷ sau câu chuyện về “ chú bé rừng xanh”, Lightner Witmer, một nhà tâm lư Mỹ, đă có một bài viết về Don, một đứa bé trai 2 tuổi 7 tháng, với những hành vi ứng xử của một đứa TTK. Sau đó Don được đưa vào một trường đặc biệt của Witmer và nhờ sù dạy dỗ cá nhân tích cực trong thời gian dài, đứa bé đă có thể bù trừ được sù khiếm khuyết của nó.
    Măi sau này, đầu thế kỷ 20, nhà tâm lư học Thuỵ Sĩ Eugen Breuler mới đưa ra khái niệm Tự Kỷ dùa trên tiếng Latinh autismus ( xuất xứ từ chữ auto nghĩa là tự ḿnh) được hiểu là sự tự quản bệnh hoạn, lôi cuốn sự tưởng tượng của “bệnh nhân” vào một điều ǵ đó, bất chấp tác động bên ngoài. Ông dùng từ này để mô tả triệu chứng nổi bật nhất của chứng bệnh tâm thần phân liệt ở người lớn.
    Năm 1943, Kanner- Bác sĩ tâm thần nhi khoa (Đại học John Hopkins - Mỹ) là người đầu tiên đă mô tả một nhóm những đứa trẻ đặc biệt này. Sau đó vào năm 1944 có sự trùng hợp kỳ lạ là bác sĩ nhi khoa Hans Asperger tại Đức cũng mô tả những triệu chứng tương tự mà về sau gọi là hội chứng Asperger. Cả hai ông Kanner và Asperger không biết ǵ về nghiên cứu của nhau mà cùng đặt tên cho chứng tâm thần ḱ lạ này là Autism từ chữ Hylạp “Auto” là “tự chỉ” về cái tôi.
    Từ đó sự quan tâm của giới khoa học ngày càng gia tăng. Đă có nhiều học thuyết giải thích về căn nguyên của BTK và hành vi thực sự của những trẻ bị căn bệnh này mới được quan sát và mô tả thật chi tiết.
    Leo Kanner mô tả chi tiết 11 ca TK đầu tiên với một số nét đặc trưng như: không tạo lập được các mối quan hệ với con người, bàng quang, thờ ơ, chậm nói và không sử dụng lời nói để giao tiếp, cùng với các hoạt động chơi đơn giản, lặp đi lặp lại. Kanner mô tả những đứa trẻ này nh­ thể “ bị mất khả năng bẩm sinh trong việc thiết lập các mối quan hệ cảm xúc với con người”.
    Mặc dù có sự khác nhau giữa các trường hợp, những vẫn có hai nét chung có ư nghĩa chẩn đoán:
    + Tính cô độc, tự kỷ.
    + Sù ǵn giữ nguyên trạng mang tính ám ảnh.
    Kanner đề xuất thuật ngữ “ Tự kỷ sớm nḥ nhi” nhấn mạnh sự xuất hiện triệu chứng đă có từ tuổi nḥ nhi.
    Sau đó, ở Mỹ và Châu Âu cũng đă phát hiện thêm nhiều trẻ có biểu hiện tương tự (Asperger, 1944; Despert,1951; Van Krevelen,1952).
    Tên gọi TK vẫn c̣n bị tranh căi. Nó khiến người ta dễ lầm lẫn với việc Bleuler dùng thuật ngữ này để mô tả bệnh tâm thần phân liệt ở người lớn. Từ đó dẫn đến hàng loạt các tên gọi khác nhau để thay thế như tâm thần phân liệt trẻ em, loạn tâm ranh giới, loạn tâm cộng sinh và loạn tâm tuổi nḥ nhi tuỳ theo quan điểm riêng của các tác giả về bản chất và căn nguyên của BTK.
    Năm 1956, để làm rơ sự khác biệt của chứng tự kỷ với các bệnh khác Kanner và Eisenberg đă giảm số triệu chứng chủ yếu và chỉ c̣n lại 2 triệu chứng là:
    + Tù cô lập ở mức độ nặng.
    + Khuynh hướng muốn bảo tồn nguyên trạng.
    Đặc tính bất thường, ḱ dị về ngôn ngữ được xem là thứ phát do rối loạn quan hệ với con người và v́ thế không phải là triệu chứng chính yếu. Tuổi khởi phát được mở rộng đến 2 năm đầu đời.
    Tuy nhiên, một số tác giả lại đưa ra những tiêu chuẩn khác. Schain và Yannet (1960) đă loại triệu chứng bảo tồn nguyên trạng ra khỏi tiêu chuẩn của họ. Creak (1961) sử dụng 9 điểm chẩn đoán cho tất cả các loại loạn tâm ở trẻ em, bao gồm cả BTK của Kanner, vào trong một chẩn đoán duy nhất là “hội chứng tâm thần phân liệt ở trẻ em”.
    Năm 1968, Rutter đưa ra 4 đặc trưng chủ yếu của TK:
    1. Thiếu quan tâm và đáp ứng trong quan hệ xă hội.
    2. Rối loạn ngôn ngữ : từ mức độ không có lời nói cho đến lời nói lập dị.
    3. Hành vi, vận động dị thường: từ mức chơi hạn chế, cứng nhắc, cho đến các khuôn mẫu hành vi mang tính nghi thức và thúc Đp.
    4. Khởi phát sớm trước 30 tháng tuổi.
    Những nét đặc trưng này hiện diện ở hầu hết các TTK. Có một số nét đặc hiệu khác nhưng chúng lại phân bố không đồng đều.
    Từ những năm 70 – 80 của thế kỷ XX các nhà khoa học đă chứng minh được hiện tượng tự kỷ do Kanner nêu lên là một trong những hiện tượng rối loạn kiểu TK. Ngoài ra, một số tổ chức cũng đă bắt tay vào nghiên cứu một cách nghiêm túc vấn đề này và đă có những thay đổi lớn trong quan niệm về các dạng rối loạn kiểu TK nhằm phân loại các dạng rối loạn tâm bệnh học và rối loạn hành vi. Có thể kể đến hệ thống quốc tế phân loại thống kê các chứng bệnh và các vấn đề y tế có liên quan (ICD) do tổ chức thế giới công bố và sổ tay chẩn đoán và thống kê (DSM) của hội tâm thần học Mỹ.
    Những lần xuất bản đầu tiên của hệ thống ICD không nói tới hiện tượng TK, khi tái bản lần thứ 8 (1967) cũng chỉ coi hiện tượng TK ở trẻ em là một dạng tâm thần phân liệt và khi tái bản lần thứ 9 (1977) đă đặt hiện tượng TK vào mục loạn tâm trẻ em. Trong tái bản lần thứ mười của hệ thống ICD (1992) và các lần 3, 4 của sổ tay DSM đă theo quan điểm hiện đại, cho rằng các t́nh trạng TK thuộc một loạt các dạng rối loạn về phát triển mà không phải là dạng loạn tâm.
    1.1.2. Các nghiên cứu về trị liệu cho trẻ tự kỷ
    Hiện nay ở Việt Nam đă xuất hiện khá nhiều các trang Web dành riêng cho BTK c̣ng nh­ các nghiên cứu về các biện pháp trị liệu cho TTK. Có thể kể đến các trang Web nh­ trang chamevoiconkhuyettat.org.au – trang benhtuky.com .v.v
    Kể từ khi được phát hiện ra cho đến nay th́ chứng tự kỷ, nguyên nhân cũng như cách chữa trị vẫn c̣n gây nhiều tranh căi. Hiện nay có rất nhiều biện pháp trị liệu cho TTK do các nhà khoa học và do chính các bậc cha mẹ có con bị TK tù chăm chữa cho con sáng tạo ra. Có thể kể đến hành tŕnh của các bà mẹ như cuốn “ Sù can thiệp về hành vi cho trẻ em tự kỷ ” của Catherine Maurice; cuốn “ Mạnh hơn cả lời nói” của Jenny McCarthy. Và rất nhiều công tŕnh nghiên cứu về TK c̣ng như các biện pháp trị liệu đă được in thành sách như sách “ Phương pháp Tâm vận động của Bernard” – Nicole Huart, do Nguyễn Văn Thành dịch; cuốn ‘ Trẻ em tự kỷ – Phương thức giáo dục’ – Nguyễn văn Thành; “ Tổng hợp từ chương tŕnh bại năo” của Dr. Glenn Doman; sách dịch viết tay về biện pháp tập luyện hành vi tự chủ dùng cho trẻ tự kỷ “ Lịch biểu hoạt động” – Lynn E. Mc Clannahan, Ph.D và Patricia J. Krantz, Ph.D, do Lưu Huy Khánh Dịch; cuốn “ Và từ chương tŕnh Cách dạy ngôn ngữ ứng xử – cho trẻ tự kỷ và chậm phát triển tâm thần” của Dr. Vincent Carbone; Tổng hợp các biện pháp trị liệu tự kỷ trong các cuốn “ Nuôi con bị tự kỷ”, “ Con tôi bị tự kỷ”, “ Con tôi chậm”, “ Tự kỷ và trị liệu – chỉ dẫn cho cha mẹ” - những cuốn sách này do nhóm tương trợ phụ huynh Việt Nam có con khuyết tật và chậm phát triển tại NSW thực hiện; Cuốn “Chẩn đoán và can thiệp cho trẻ tự kỷ” – của Kevin Callahan, Smita mehta, Karen Ward và Julie Ray- Biên dịch do nhóm tác giả Lê Nguyệt Trinh, Hoàng văn Phong, Vơ Vi Phương, Trần Hồng Anh và Thuỳ Dương; Bé sách 8 tập “ Từng bước nhỏ mét - Chương tŕnh can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển” của Moira Pieterse, Robin Treloar và Sue Cairns .
    Các công tŕnh nghiên cứu trong nước có thể kể đến như nghiên cứu của Lê Khanh với cuốn “ Trẻ tự kỷ – Những thiên thần bất hạnh”; Trần Thị Lệ Thu với “ Đại cương giáo dục đặc biệt cho trẻ chậm phát triển”; các nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu tâm lư trẻ em NT – Hà Nội; Các khoá luận và luận văn của sinh viên khoa Tâm Lư các trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Khoa học xă hội và nhân văn; Nghiên cứu của khoa tâm bệnh lư – Viện Nhi trung ương; Khoa VLTL – PHCN Bệnh viện Nhi đồng1, thành phố Hồ Chí Minh. Có thể kể đến một vài nghiên cứu như “Một số biện pháp giảm thiểu hành vi bất thường của TTK tuổi mẫu giáo trong trường mầm non hoà nhập - Đào thị thu thuỷ ( 2006) - Đại học sư phạm Hà Nội; Sử dụng phương pháp vận động trong chăm chữa cho TTK ( 2009) của Nguyễn Thị Thanh; Biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho TTK qua hoạt động vui chơi ở trường mẫu giáo hoà nhập tại HN – Nguyễn Thị Bùi Thành ( 2007) - Đại học sư phạm Hà Nội; Bước đầu t́m hiểu một số đặc điểm tâm lư ở trẻ tự kỷ – Khoá luận tốt nghiệp ngành Tâm lư học của Nguyễn Hương Giang, Trần Trọng Hải, Trần Thị Thu Hà ( 2002) - Đại học Khoa học xă hội và nhân văn; Cách tiếp cận TTK dùa trên cộng đồng của Bác sĩ Phạm Ngọc Thanh, bệnh viện Nhi Đồng1; Một số hoạt động khám và trị liệu TTK tại khoa Tâm Lư, bệnh viện Nhi Đồng 2 v.v
    Nh́n chung các nghiên cứu trên chủ yếu mô tả lại các phương pháp đă được nghiên cứu và đi vào thực tiễn ở nước ngoài như ABA, Teacch, điều hoà cảm giác, PECS Các tác giả nghiên cứu đi sâu mô tả phương pháp cũng như hiệu quả của phương pháp đó đem lại trong trị liệu TTK. Tuy nhiên tác giả nào cũng nhấn mạnh việc chăm chữa cho TTK chỉ mang lại sự tiến bộ ở một mức độ nào đó chứ không khỏi hẳn và không khỏi đồng đều ở các lĩnh vực phát triển của TTK. Và ở mỗi công tŕnh nghiên cứu của ḿnh th́ các tác giả đều đi đến chứng minh việc có thể dùng các biện pháp đó như nhau cho hầu hết TTK.
    Trong cuốn “ Trẻ em tự kỷ”, tác giả Nguyễn Văn Thành nêu ra 2 phương pháp là Teacch và ABA. Song ông chỉ nêu và hướng dẫn trị liệu cho TTK bằng những thế mạnh của 2 phương pháp đó theo nhận định và kinh nghiệm nghiên cứu TTK của ông. Ông viết: “ Trong khuôn khổ chương tŕnh này, tôi chỉ tŕnh bày một vài đường nét của phương pháp Teacch, mà tôi đánh giá là rất tích cực và xây dựng, thích ứng với nhu cầu của trẻ tự kỷ ” [30;87]. Hay trong cuốn “ Nuôi con bị tự kỷ”, nhóm tác giả viết cuốn sách này cũng đă khẳng định rằng “ Tự kỷ là rối loạn về sự phát triển thường kéo dài cả đời, và hiện nay nói chung không có thuốc hay cách chữa trị nào để làm người ta b́nh thường hết tật” [25;1] hay “ nên cẩn thận đối với bất cứ chương tŕnh nào nói rằng chữa lành cho trẻ” [25;90]. Nhóm tương trợ phụ huynh có con bị khuyết tật đă viết về phương pháp PECS “ có thể bổ túc cho những kỹ thuật và phương pháp khác, nhằm đẩy mạnh khả năng hiểu ngôn ngữ và dùng lời biểu lộ”[23;1] - điều đó có nghĩa là các phương pháp khác có những thiếu sót mà PECS có thể bù đắp, cũng đồng nghĩa PECS không phải là biện pháp chữa khái hoàn toàn cho chứng tự kỷ.
    Hầu hết các sách viết về tự kỷ c̣ng nh­ các biện pháp trị liệu chứng tự kỷ hiện nay đều mô tả từng bước trong mỗi biện pháp trị liệu dùa trên sự quan sát, t́m hiểu cụ thể về mỗi TTK. Qua đó, đưa ra các bài tập phù hợp với sự quan sát đó và theo một phương pháp trị liệu nhất định.
    Trong hội thảo “ Bệnh tự kỷ ở trẻ em” tổ chức tại bệnh viện Nhi Đồng 1 từ ngày 10 – 14/ 2008 có rất nhiều tổng kết về t́nh h́nh trị liệu bệnh tự kỷ. Cử nhân Hà Thị Kim Yến– trưởng khoa phục hồi chức năng - vật lư trị liệu, bệnh viện Nhi Đồng 1 đă có báo cáo mang tựa đề: “Tâm vận động và điều hoà cảm giác : phương tiện can thiêp chậm nói ở trẻ có rối loạn phát triển”. Báo cáo đă đưa ra kết luận: “Cho đến nay vẫn chưa chữa khỏi tự kỷ. Nhưng nếu phát hiện sớm và can thiệp sớm th́ chất lượng sống của các trẻ này, kể cả vấn đề khó khăn giao tiếp sẽ được cải thiện. Thực tế cho thấy việc phối hợp tâm vận động và can thiệp điều hoà cảm giác là phương tiện can thiệp có nhiều hứa hẹn. Ngoài ra, rất cần có sự can thiệp phối hợp đa chuyên khoa, hoạt động trị liệu, âm ngữ, tâm lư, giáo viên đặc biệt, nh­ thế trẻ sẽ tiến bộ và nhanh chóng đạt đến mục tiêu độc lập trong sinh hoạt, cuộc sống” . Giáo sư Margot Prior, Đại học Melbourne, Óc, cũng có báo cáo trong hội thảo này. Báo cáo của ông mang tựa đề “ Chứng cớ khoa học của các biện pháp xử trí bệnh tự kỷ ở trẻ em”. Ông viết : “ Chỉ số Ưt những nghiên cứu về tự kỷ có so sánh với điều trị- Những cách can thiệp nhiều nhất không được đánh giá và rất Ưt bằng chứng cho thấy rằng chúng đă tạo nên một sự khác biệt thật sự- Mỗi đứa trẻ là một cá thể khác nhau v́ vậy không có cách điều trị nào là tốt nhất cho mọi trẻ”. Ông đưa ra một số biện pháp thường được dùng nhất hiện nay cho TTK nh­ ABA, Teacch trong đó ông phân tích và kết luận rằng các biện pháp đều không chữa khỏi bệnh tự kỷ, không thể dùng riêng lẻ một biện pháp bất kỳ cho dù nó có hiệu quả đến đâu mà phải dùng kết hợp các biện pháp trị liệu khác nhau cho mỗi đứa trẻ.
    Trong các biện pháp trị liệu cho TTK hiện nay th́ biện pháp ABA được coi là biện pháp hữu hiệu nhất. Một trong những lư do làm nên thành công đó có lẽ là v́ nguồn gốc của ABA là chủ thuyết hành vi [30; 100].
    - Điểm xuất phát của thuyết hành vi là thí nghiệm quan trọng của Ivan Pavlov về “ Phản ứng điều kiện hoá”.
    - Phương pháp ABA là một h́nh thức ứng dụng của thuyết hành vi, trong lĩnh vực giáo dục và dạy dỗ.
    - Mét trong những đồ đệ của Pavlov là B.F. Skinner đă áp dụng những nguyên lư “ Điều kiện hoá” vào trong phạm vi “ dạy ngôn ngữ” [30;101].
    Ngoài ra th́ chưa có một công tŕnh nghiên cứu nào hay tác giả nào giải thích rơ lư do tại sao lại dùng biện pháp trị liệu đó cho tất cả các TTK? Tại sao lại có những trường hợp TTK không tiến bộ dù cùng được tiến hành chăm chữa theo quy tŕnh như nhau? Tại sao khi dùng một biện pháp can thiệp khác th́ TTK Êy lại có được tiến bộ?. Đa phần các tác giả căn cứ vào mức độ nặng nhẹ theo thang đo của bệnh tự kỷ. Và họ cho rằng những TTK mức độ nặng th́ khó can thiệp. Và cũng chưa có một công tŕnh nghiên cứu nào nêu lên việc kết hợp nhiều biện pháp trị liệu cho mét TTK và chứng minh hiệu quả tác động khi kết hợp các biện pháp Êy.
    1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LƯ LUẬN VỀ TRẺ TỰ KỶ VÀ BIỆN PHÁP TRỊ LIỆU NGÔN NGỮ CHO TRẺ TỰ KỶ
    1.2.1. Trẻ tự kỷ
    1.2.1.1. Khái niệm trẻ tự kỷ
    Tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển ( developmental) kéo dài suốt cuộc đời, làm ảnh hưởng trầm trọng tới quan hệ xă hội, giao tiếp xă hội, khả năng tưởng tượng và hành vi của trẻ. Hiện nay không có thuốc hay cách chữa trị nào chữa dứt được bệnh.[23;1]
    Năm 1978, Hiệp hội Quốc Gia về BTK ở Mỹ đưa ra định nghĩa: Tự kỷ là một hội chứng các hành vi biểu hiện trước 30 tháng tuổi với những nét chủ yếu sau:
    1. Rối loạn tốc độ và tŕnh tự phát triển.
    2. Rối loạn đáp ứng với các kích thích giác quan.
    3. Rối loạn lời nói, ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ.
    4. Rối loạn khả năng quan hệ với con người, sự vật và sự kiện ( Ritvos và Freeman, 1978).
    Định nghĩa này cùng với các định nghĩa của Kanner ( 1943) và Rutter ( 1968) đă tạo cơ sở cho hai hệ tiêu chuẩn được dùng rộng răi sau đó là ICD- 9 ( 1980) - Hệ thống quốc tế phân loại thống kê quốc tế các chứng bệnh và các vấn đề y tế có liên quan và DSM III ( 1980) - Hội Tâm bệnh học Mỹ.
    Định nghĩa theo DSM –IV- TR: Tự kỷ nằm trong nhóm các rối loạn phát triển lan toả ( PDD: Pervasive Developmentl Disorders): Là một nhóm hội chứng được đặc trưng bởi suy kém nặng nề và lan toả trong những lĩnh vực phát triển: tương tác xă hội, giao tiếp và sự hiện diện của những hành vi và các ham thích rập khuôn.
    Theo cuốn “ Nuôi con bị tự kỷ” th́ tự kỷ là rối loạn về sự phát triÓn tâm lư thường kéo dài cả đời.[25;1]. Hội chứng gồm nhiều hành vi đặc biệt thấy ở người khuyết tật so với người b́nh thường , với chứng tự kỷ những mặt có ảnh hưởng nặng nhất là liên lạc, hành vi và kỹ năng giao tiếp. Tự kỷ c̣n là chứng rối loạn về mặt phát triển, chi phối nhiều mặt phát triển của con người. Cảm nhận của trẻ về thế giới bên ngoài bị sai lạc, không đúng, thường cho ra phản ứng khác thường, hoặc giác quan quá nhạy cảm khiến chúng phải tự bảo vệ bằng cách làm ngơ với mùi vị, âm thanh và sự đụng chạm, v́ vậy thiếu những kích thích quan trọng giúp cho sự phát triển con người, hoặc có suy nghĩ lạ lùng.
    Trong cuốn “ Trẻ tự kỷ- Những thiên thần bất hạnh”, Lê Khanh đă định nghĩa như sau: Chứng tự toả (hay tự kỷ) gọi chung là Hiện tượng tự toả ( Autistic Spectrum) theo nguyên nghĩa là tự ḿnh phong toả các khả năng quan hệ của ḿnh với bên ngoài. Việt Nam c̣n gọi là Tự Kỷ hay Tự Bế. Đây là một t́nh trạng khiếm khuyết phức tạp về các khả năng phát triển của năo bộ, tiến triển trong ba năm đầu đời của đứa trẻ, thường xảy ra cho trẻ trai nhiều hơn trẻ gái, t́nh trạng này có thể xảy ra cho bất ḱ một đứa trẻ nào, không lệ thuộc vào dân téc, xă hội hay tŕnh độ phát triển của cha mẹ. Chứng tự kỷ làm cho đứa trẻ mất khả năng giao tiếp, nhất là về phương diện ngôn ngữ và có thể gây tổn thương cho chính đứa trẻ v́ các hành động tự gây hại, không biết đến sự nguy hiểm của môi trường xung quanh và v́ thái độ quấy phá của trẻ.[12, 9].
    Như vậy có thể hiểu: Tự kỷ là một loại khuyết tật trí tuệ, một dạng rối loạn phát triển lan toả trong những lĩnh vực tương tác xă hội, giao tiếp xă hội, tưởng tượng và hành vi.
    1.2.1.2. Một số quan niệm về hội chứng tự kỷ
    a. Quan niệm của ICD- 9 ( Hệ thống quốc tế phân loại thống kê quốc tế các chứng bệnh và các vấn đề y tế có liên quan, tái bản lần thứ 9 )và DSM - III ( tiêu chuẩn chẩn đoán TK của Hội Tâm bệnh học Mỹ) Trong ICD – 9, TK trẻ em là một phân nhóm của các “ loạn tâm có căn nguyên chuyên biệt ở trẻ em”.
    C̣n trong DSM III ( 1980) và DSM III – R ( 1987) của Hội tâm bệnh học Mỹ, TK trẻ em là một rối loạn phát triển lan toả; là các rối loạn phát triển nghiêm trọng và xuất hiện sớm, đặc trưng bởi sự tŕ trệ và bóp méo các quá tŕnh phát triển kỹ năng quan hệ xă hội, nhận thức và giao tiếp.
    Trong DSM III, PDD bao gồm:
    + Tự kỷ nḥ nhi ( khởi phát trước 30 tháng tuổi).
    + PDD trẻ em (Childhood – onset PDD, khởi phát sau 30 tháng tuổi).
    + PDD không đặc hiệu ( t́nh trạng giống tự kỷ, nhưng không thể xếp vào hai nhóm trên).
    + Tự kỷ di chứng ( không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán tự kỷ nḥ nhi, nhưng trước đó đă từng được chẩn đoán nh­ vậy).
    Tuy nhiên, những dữ liệu thực tế cho thấy không có sự khác nhau đáng kể nào ( trừ tuổi khởi phát) giữa tự kỷ nḥ nhi và Childhood – onset PDD, do vậy nhóm thứ hai đă bị loại bỏ trong DSM –III –R.
    Ngoài ra, cũng khó có thể phân biệt được giữa PDD không đặc hiệu và tự kỷ di chứng. V́ thế, trong DSM III –R ( 1987) chỉ phân PDD thành 2 nhóm.
    1. Rối loạn tự kỷ ( gần giống tự kỷ nḥ nhi).
    2. PDD không chuyên biệt ( PDD NOS).
    Gần đây, DSM IV ( 1994) tiếp tục dùng thuật ngữ chẩn đoán PDD bao gồm:
    1. Rối loạn tự kỷ
    2. Rối loạn Rett.
    3. Rối loạn giải thế ở trẻ em.
    4. Rối loạn Asperger.
    5. PDD NOS.
    b. Lorna Wing (1981) cho rằng tự kỷ sớm nḥ nhi của Kanner không phải là t́nh trạng bệnh lư có tính đặc hiệu và riêng biệt [14]. Mặc dù các dấu hiệu đặc thù điển h́nh trên lâm sàng có thể được nhận diện khá dễ, nhưng vẫn c̣n nhiều trẻ khác có những nét giống TK nhưng không thể hiện đầy đủ triệu chứng ( tù kỷ không điển h́nh). Tất cả những trẻ này đều có nhu cầu được giáo dục theo phương thức chuyên biệt. Dùng thuật ngữ tự kỷ điển h́nh và không điển h́nh có thể gây nên sự đối xử phân biệt và khiến một số trẻ “ không điển h́nh” có thể không nhận được các biện pháp giáo dục và điều trị cần thiết. Do vậy, bà đă đề xuất thuật ngữ chẩn đoán Autistic Spectrum Disorder ( ASD) xem rối loạn tự kỷ như một phổ trường gồm các phân loại tự kỷ điển h́nh, tự kỷ không điển h́nh, hội chứng Asperger và các loại PDD khác.
    c. Quan niệm của Egen Bleuler ( 1911): Egen Blueler lần đầu tiên dùng từ này để mô tả chứng bệnh mất liên hệ với thực tế ở các bệnh nhân người lớn tâm thần phân liệt.
    d. Quan niệm của Leo Kanner (1943): Trong bài báo “ Autistic Disturbance of Contact” (1943) lần đầu tiên Leo Kanner dùng cụm từ “ chứng tự kỷ xuất hiện sớm ở trẻ em”. Ông đă đưa ra một bảng mô tả lâm sàng về tự kỷ khác với chứng tâm thần phân liệt ở trẻ em: trong tự kỷ, trẻ nhỏ ngay sau khi sinh đă không có khả năng biểu hiện cảm xúc với thế giới xung quanh. Theo ông, hội chứng này có những đặc điểm sau:
    -Xuất hiện sớm, thường là trong 2 năm đầu.
    -Sống cô lập, thờ ơ, hoàn toàn không quan tâm đến người và đồ vật xung quanh.
    -Không thay đổi, muốn giữ sự ổn định môi trường vật chất xung quanh, cần những cột mốc, điểm tựa quen thuộc để duy tŕ thế giới của ḿnh theo kiểu nghi thức.
    -Hành vi rập khuôn.
    + Khua tay trước mặt
    + Đi trên ṃi bàn chân theo cách cứng nhắc
    + Quay người theo cơn
    + Đung đưa người từ trước ra sau theo nhịp điệu
    -Rối nhiễu ngôn ngữ
    + Không có ngôn ngữ
    + Phát ra giai điệu giống ngôn ngữ nhưng không có nghĩa
    + Ngôn ngữ Ưt có giá trị hoặc không có giá trị giao tiếp: Nhại lời, khi phát âm nghe như có âm dội lại, hay nhắc lại lời của người khác. Không có khả năng sử dụng đại từ nhân xưng, dùng ngôi của người khác ( bè mẹ, anh chị) thay cho ngôi của ḿnh “ con”, “ em”, làm biến dạng các từ, bịa ra từ mới.
    -Trí nhớ và trí thông minh: Kaner c̣n nhấn mạnh đến tŕ nhớ và trí thông minh đặc biệt của một số trẻ tự kỷ, khác với trẻ chậm khôn.
    e: Quan niệm của Margeret Maler (1957): Margeret Maler là một trong những tác giả đă gộp các biểu hiện gần với chứng tự kỷ nh­ Kaner mô tả vào chứng bệnh “ loạn tâm sớm ở trẻ em”. Ngoài những điểm chung với tự kỷ nh­sù xuất hiện sớm trong 2 năm đầu, sự rối loạn trầm trọng mối quan hệ với thực tế bên ngoài, loạn tâm trẻ em cũng có một số khác biệt. Sau đây là mô tả của Margeret về chứng loạn tâm cộng sinh ở trẻ em:
    -Xuất hiện trong 2 năm đầu sau một thời kỳ phát triển b́nh thường.
    -Xuất hiện vào những thời điểm quan trọng, khi trẻ phải từ bỏ sự hoà ḿnh mang tính chất cộng sinh với mẹ để trở thành một cá nhân.
    -Có những dấu hiệu như quá nhạy cảm với những kích thích của các giác quan, có một số rối nhiễu về giấc ngủ.
    -Có mối lo hăi lớn v́ sợ bị huỷ diệt khi phải trải nghiệm sự tách mẹ để đến trường mẫu giáo hay phải vào bệnh viện.
    -Mối lo hăi này bắt đầu bộc lé bằng sự rối loạn nhân cách đột ngột, sự mất một số chức năng hoạt động, trong đó có hoạt động ngôn ngữ và xuất hiện các triệu chứng loạn tâm.
    Về sau Margeret thừa nhận là có thể có sự kết hợp và có các dạng trung gian giữa hai loại cấu trúc tự kỷ và loạn tâm cộng sinh. Tác giả này nhấn mạnh ảnh hưởng của các ảo giác âm tính trong cấu trúc tự kỷ và của sự níu giữ mối quan hệ công sinh với mẹ trong mối quan hệ cộng sinh.
    g: Quan niệm của Bruno Bettelheim 1969: Trong tác phẩm pháo đài trống rỗng, Bruno Bettelheim cho rằng chứng tự kỷ ở trẻ xuất hiện tự một mối lo hăi thực sự về cái chết, v́ lúc c̣n quá bé, trẻ đă phải trải nghiệm một t́nh huống có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đén sự phát triển tâm trí. Từ sự trải nghiệm mối nguy cơ chết người này, trẻ t́m cách rút lui khỏi thế giới bên ngoài, đồng thời ngừng đầu tư cho thế giới nội tâm nhằm xoá bỏ mọi cảm xúc.
    h: Quan niệm của France Tustin 1977.
    Dùa trên những giả thuyết của các nhà phân tâm học Anh như M.Klein và của D.Winicott, France Tustin đă phát triển khái niệm “trầm cảm loạn luân” liên quan đến những trải nghiệm của trẻ về sự đứt quăng trong tính liên tục và sự gắn kết của những cảm giác cơ thể. Sự đứt quăng này xuất hiện như là một “ hố đen” chứa đựng tác nhân truy hại. Nó ập đến đột ngột phá vỡ những mơ tưởng của trẻ về một thế giới có tính liên tục và gắn kết của những cảm giác cơ thể. Trong tác phẩm “ Tự kỷ và loạn luân trẻ em”, tác giả này đă đưa ra cách phân loại tự kỷ gồm ba nhóm sau:
    -Tự kỷ bất thường tiên phát:
    + Là sự nối dài tự kỷ b́nh thường của thời ḱ đầu trong sự phát triển của trẻ, được gọi là dạng “ amibe”.
    + Trẻ nhỏ không có sự phân hoá thực sự giữa cơ thể của ḿnh với cơ thể của mẹ.
    + Trẻ không xây dựng được giới hạn thực sự trên bề mặt ngoài của cơ thể ḿnh.
    + Chức năng tâm trí được xây dựng từ các cảm giác rất nguyên thuỷ.
    + Là hậu quả của sự thiếu hụt chủ yếu trong việc nuôi dưỡng trẻ nhỏ.
    -Tự kỷ thứ phát rút vào vỏ cứng:
    + Giống như dạng tự kỷ mà L.Kanner đă mô tả.
    + Quá nhấn mạnh sự khác biệt giữa cái tôi và cái không tôi.
    + Trẻ tạo ra một rào chắn thực sù dưới dạng một vỏ cứng nh­ mai rùa để ngăn cản ḿnh đến với cái “không tôi” ghê sợ.
    + Cơ thể của trẻ trở nên cứng đờ, mất nhạy cảm và trèn tránh sự tiếp xúc cơ thể với người khác.
    + Hoạt động huyễn tưởng nghèo nàn, tập trung vào khía cạnh cơ thể, hoạt động tư duy bị ức chế.
    + Dạng tự kỷ này đóng vai tṛ quan trọng trong triệu chứng quá nhạy cảm với những kích thích ở các giác quan và với sự trầm cảm của người mẹ.
    + Tác giả gọi dạng tự kỷ này là dạng tự kỷ có vỏ cứng của loài động vật thân giáp.
    -Tự kỷ thứ phát lùi:
    + Đây là một dạng tự kỷ bao gồm cả chứng phân liệt trẻ em.
    + Sau một quá tŕnh phát triển có vẻ b́nh thường, trẻ có những biểu hiện thoái lùi, rút vào một thế giới huyễn tưởng khá phong phú, nhưng tập trung vào các cảm giác cơ thể.
    + Có sự lẫn lộn giữa trẻ với mẹ.
    i: Quan niệm của M.Soulé và D.Houzen
    Các tác giả này đi t́m những dấu hiệu sớm của chứng loạn tâm ngay trong mối tương tác cặp đôi mẹ- con. Và những khó khăn trong việc thiết lập mối quan hệ này được coi là khởi đầu cho quá tŕnh loạn tâm. Có thể quan sát những dấu hiệu sớm như sau:
    -Trẻ từ chối b́nh sữa.
    -Trẻ mất ngủ xáo động, có những hành vi tự xâm kích.
    -Hoặc ngược lại, trẻ rất yên lặng, nhưng thiếu khả năng dự đoán và điều chỉnh tư thế.
    -Không xuất hiện nụ cười vào tháng thứ 3 và không cảm thấy lo hăi vào tháng tứ 8.
    -Không thấy hứng thó với đồ chơi hoặc hứng thó quá mức đối với các động tác tay đưa ra trước mắt.
    - Có những mối lo hăi ám ảnh rất lớn.
    k: Quan niệm của hiệp hội Tâm bệnh học Pháp ( 2005)
    Theo hiệp hội Tâm bệnh học Pháp, tự kỷ là một hội chứng rối loạn về tương tác xă hội, giao tiếp và sự nghèo nàn, rập khuôn trong các hành vi ứng xử, trong các mối quan tâm và các hoạt động của thân chủ được biểu hiện một cách ổn định và rơ nét trong đời sống hàng ngày.
    Ở trẻ em, các biểu hiện của hội chứng này rất đa dạng, nhưng thường tập trung vào bốn nhóm dấu hiệu chính sau đây:
    -Trẻ thờ ơ, không quan tâm đến người khác, hoặc có những ứng xử rất lạ với những người xung quanh.
    -Trẻ không nói hoặc nói rất Ưt, thường lặp lại các tự hoặc câu. Giọng nói nghe nh­ có âm dội lại.
    -Trẻ không quan tâm đến các đồ vật hoặc chơi với các đồ vật một cách rất ḱ lạ.
    -Trẻ có những hoạt động lặp đi lặp lại trên các bộ phận cơ thể.
    Trong tự kỷ, bốn nhóm dấu hiệu này thường liên kết với nhau thành hội chứng. Nếu chỉ mới quan sát được một số dấu hiệu riêng lẻ th́ không thể kết luận là trẻ bị tự kỷ.
    1.2.1.3 Các dấu hiệu nhận biết bệnh tự kỷ
    Chứng TK khó mà được hiểu rơ nếu ta chỉ dùa vào những hành vi bất thường, triệu chứng biểu lé và câu hỏi “ tự kỷ là ǵ?” không thể trả lời được chỉ bằng việc đưa ra một loạt các đặc tính. Bởi chứng tự kỷ gồm nhiều triệu chứng mà không phải ai bị tự kỷ cũng có tất cả những triệu chứng này. Đa số chuyên gia đồng ư rằng có một số tính chung về tự kỷ thay đổi nặng nhẹ tuỳ trường hợp gồm ba nhóm chính:
    - Giao tiếp xă hội
    - Ngôn ngữ và liên lạc
    - Tư tưởng và hành vi
    Cụ thể là gồm một số các đặc điểm sau:
    -Không chó ư đến người khác ngay từ lúc sinh ra
    -Chậm nói, gặp khó khăn trong việc nói.
    Că thể nhận biết chứng tự kỷ qua hai cách với những dấu hiệu cơ bản sau:
    a. Cách 1: Nhận biết chứng tự kỷ qua các dấu hiệu:
    · Khiếm khuyết về quan hệ xă hội:
    - Là đặc điểm trung tâm của BTK ( Kanner, 1943). Trẻ tự kỷ có khuynh hướng tránh tiếp xúc và Ưt biểu lé sự lưu tâm đến giọng nói của người khác.
    - Chúng không thay đổi tư thế hoặc không giơ tay khi sắp được bồng bế như trẻ b́nh thường.
    - Cảm xóc thờ ơ, vẻ mặt không diễn cảm.
    - Ở TTK có trí tuệ khá, dấu hiệu khiếm khuyết quan hệ xă hội có thể không rơ rệt cho đến năm 2 tuổi.
    - Lúc nhỏ, trẻ có thể tránh tiếp xúc bằng mắt, nhưng có thể chấp nhận nếu được vuốt ve và đặt ngồi trong ḷng mẹ.
    - Tuy nhiên, trẻ thường không phát triển hành vi gắn bó, không đi theo bố mẹ trong nhà.
    - Hầu hết TTK không sợ người lạ, không lo âu khi chia ĺa bố mẹ. Không chơi chung với trẻ cùng tuổi và chủ động tránh những trẻ này.
    - Khi lớn lên, trẻ có thể phát triển khả năng gắn bó với cha mẹ và những người lớn khác. Một số trẻ có thể chơi chung với bạn hoặc tham gia một số tṛ chơi vận động thể lực.
    - Tuy nhiên trẻ vẫn khiếm khuyết về mặt xă hội. Trẻ thường Ưt quan tâm đến tṛ chơi nhóm và không thiết lập được quan hệ với bạn cùng tuổi.
    · Các vấn đề về giao tiếp:
    + Khiếm khuyết giao tiếp phi ngôn ngữ
    - Lúc nhỏ, trẻ thường biểu lé nhu cầu qua tiếng khóc. Lớn lên, trẻ biểu lé ư muốn bằng cách kéo tay người lớn đến vật mong muốn. Thường khi đó, trẻ không diễn cảm qua nét mặt.
    - Không biết chỉ tay, không biết gật, lắc đầu.
    - Không tham gia các tṛ chơi bắt chước. Không có khả năng bắt chước làm theo những việc làm của bố mẹ nh­ những trẻ b́nh thường vẫn làm.
    - Không hiểu được ư nghĩa của những cử chỉ, điệu bộ của người lớn.
    - Trẻ lớn, đôi khi có thể sử dụng và có khi hiểu được cử chỉ, điệu bộ của người lớn. Một số trẻ đạt đến khả năng bắt chước, nhưng cách chơi thường vẫn có tính rập khuôn và lặp đi lặp lại.
    - Nói chung, trẻ tự kỷ vẫn có thể biểu lé cảm xúc vui, sợ, giận dữ nhưng cách thể hiện có khuynh hướng cực đoan. Nét mặt thường không diễn tả ư nghĩa. Một số trẻ hầu nh­ thể hiện nét mặt vô cảm.
    + Không hiểu lời nói.
    - Có thể từ nhẹ đến mức độ chẳng bao giê hiểu được lời nói.
    - Ở mức độ nhẹ, trẻ có thể tuân theo những chỉ dẫn đơn giản, nếu chỉ dẫn được đưa ra đúng bối cảnh tức thời, hoặc có kèm theo những cử chỉ, điệu bộ minh hoạ tương ứng.
    - Trẻ bị khiếm khuyết khả năng hiểu những ư nghĩa trừu tượng và tinh tế.
    - Tính hài hước và diễn đạt thành ngữ cũng bị nhầm lẫn ngay cả ở những trẻ tự kỷ thông minh nhất.
    + Khiếm khuyết phát triển lời nói.
    - Nhiều trẻ tự kỷ Ưt bập bẹ trong năm đầu tiên. Gần một nửa trong sè 11 trẻ tự kỷ của Kanner vẫn câm nín cho đến 5 tuổi.
    - Khoảng 1/2 trẻ tự kỷ sẽ bị câm nín suốt đời ( Ricks & Wing. 1976).
    - Nếu trẻ phát triển lời nói, thường lời nói cũng sẽ có bất thường. Nhiều trẻ nói vô nghĩa, nói vẹt. Trẻ có thể nhại lại lời nói của người khác một cách chính xác, nhưng thường Ưt hoặc chẳng hiểu được ư nghĩa của chúng. Nhại lời nặng có thể khiến câu cú bị méo mó và rời rạc. Một số trẻ có thể sao lại chính xác cụm từ của người khác nói, đôi khi nhại đúng cả âm sắc giọng nói.
    - Trong giai đoạn đầu của sù phát triển ngôn ngữ, có thể có hiện tượng hoán đổi đại từ nhân xưng.
    - Giọng nói có thể giống robot, đặc trưng bởi sự đơn điệu, phẳng lặng, không thay đổi, Ưt nhấn giọng và không diễn cảm.
    - Một số trẻ nói với mục đích “ tự kích thích”, lời nói có tính chất lặp đi, lặp lại, không liên quan đến những sự việc thực đang diễn ra xung quanh ( Lovaas, 1977).
    - Trẻ nhỏ có thể gặp các vấn đề về phát âm, khi lớn lên t́nh trạng này có thể giảm.
    - Đối lập với khả năng nhại lời chính xác, những lời nói tự nhiên của trẻ lại có nội dung rất nghèo nàn, vốn từ Ưt ái.
    - Có thể dùng kiểu nói nh­ đang hát, kéo dài một số âm hoặc từ nào đó trong câu. Câu nói thường được kết thúc kiểu câu hái ( lên giọng ở cuối câu).
    - Cấu trúc ngữ pháp bất thường, không thành thục, thường gặp trong lời nói tự nhiên của trẻ.
    - Trẻ tự kỷ có thể đặt tên riêng cho đồ vật theo cách của ḿnh, hoặc dùng những từ riêng mà người khác không thể hiểu được.
    - Không biết sử dụng hoặc sử dụng không đúng các giới từ, liên từ và đại từ.
    - Trẻ có khuynh hướng không sử dụng lời nói trong để giao tiếp. Thường nói rập khuôn, lặp đi, lặp lại.
    - Không biết dùng lời nói để diễn tả ư trừu tượng. Không biết nói về chuyện quá khứ, chuyện tương lai hoặc chuyện không xảy ra trước mắt.
    - Tiến bộ hơn, một Ưt trẻ tự kỷ có thể nói về điều trẻ quan tâm, nhưng một khi người lớn đáp ứng và bắt đầu nói chuyện với trẻ th́ trẻ lại bỏ dở và rút khỏi cuộc nói chuyện Êy. Nói chung trẻ vẫn thiếu khả năng tương tác qua lại.
    · Hành vi bất thường.
    + Chống lại sù thay đổi
    Trẻ tự kỷ thường khó chịu trước những thay đổi trong môi trường sống quen thuộc của chúng. Một sự thay đổi nhỏ trong thông lệ thường ngày có thể làm trẻ nổi cơn tam bành. Nhiều trẻ hay xếp đồ chơi và vật dụng thành hàng dài và rất khó chịu nếu nh­ trật tự này bị thay đổi. Hiện tượng này gặp ở trẻ tự kỷ có chậm phát triển trí tuệ nhiều hơn gấp hia lần so với trẻ tự kỷ có trí thông minh b́nh thường (Bartak & Rutter, 1976). Hầu hết trẻ tự kỷ đếu chống lại việc học và thực hành một hoạt động mới.
    + Hành vi mang tính nghi thức, thúc Đp
    Các hành vi mang tính nghi thức, thúc Đp thường liên quan đến những thông lệ cứng nhắc như : từ chối ăn một loại thức ăn nào đó ; hoặc là những hành vi có tính rập khuôn, lặp đi lặp lại, ví dụ: vung vẩy hai cánh tay, hoặc đưa bàn tay lên gần mặt rồi xoắn vặn hoặc bật bật các ngón tay.
    Trẻ lớn có thể phát triển các hành vi mang tính ám ảnh, ví dụ: hỏi đi hỏi lại cùng một câu hỏi, và các hành vi có tính thúc Đp, ví dụ: hay sê đụng vào một số đồ vật nào đó. Các hành vi mang tính nghi thức, thúc Đp thường xảy ra ở bệnh nhân tự kỷ không bị chậm phát triển trí tuệ hơn là bệnh nhân có trí tuệ kém ( bartak & Rutter. 1976).
    · Những sự gắn bó bất thường
    Nhiều trẻ tự kỷ có sự gắn bó mạnh mẽ với những đồ vật khác thường, với một món đồ chơi nào đó nh­ quả bóng chẳng hạn. Trẻ có thể luôn mang theo món vật đó bên ḿnh, và nếu có ai đó lấy vật này đi th́ trẻ sẽ giận dữ, phản kháng lại ngay. Nếu vật này vẫn không được trả lại, trẻ sẽ quay sang t́m kiếm một món đồ khác để thay thế.
    Các đáp ứng không b́nh thường với những trải nghiệm giác quan. Trẻ tự kỷ có thể bị mê hoặc bởi các bóng đèn, các hoa văn, những vật có chuyển động xoay tṛn, hoặc một thứ âm thanh nào đó. Trẻ thao tác trên các đồ vật, đồ chơi không theo các chức năng thông thường của món đồ đó, mà như để thoả măn sự kích thích của các giác quan. Trẻ có thể kiên tŕ làm đi làm lại các thao tác xếp đồ vật thành h́nh dài, xếp chồng đồ vật lên nhau hoặc xoay một món đồ để nó xoay tṛn. Trẻ cũng có thể làm đi làm lại những việc nh­ dội nước bồn cầu hoặc liên tục tắt mở bóng đèn.
    Tuy tránh né các tiếp xúc cơ thể, nhưng một số trẻ tự kỷ rất thích các tṛ chơi mạnh bạo nh­ tung hứng, đánh đu
    · Rối loạn về vận động
    - Các mốc chuyển tiếp trong phát triển vận động có thể bị chậm trễ.
    - Trẻ nhỏ thường gặp khó khăn trong việc bắt chước các động tác.
    - Nhiều trẻ rất hiếu động, nhưng sẽ giảm bớt khi đến tuổi thiếu niên.
    - Hay nhăn nhó, vỗ đập cánh tay, xoắn vặn bàn tay, đi nhón gót, chạy chúi đầu về phía trước, nhảy, đi đều bước, lắc lư hoặc đu thân ḿnh, xoay đầu hoặc đập đầu xuống đất, vào tường.
    - Một số trẻ có trạng thái căng cơ phấn khích hoặc khi quá chăm chú.
    Các khiếm khuyết về trí tuệ và nhận thức
    - Hầu hết trẻ tự kỷ đều có chậm phát triển trí tuệ ( Rutter, 1978). Khoảng 40 – 60% có IQ< 50. Chỉ khoảng 20 -30% có IQ> 70. Do đa số trẻ tự kỷ khó làm các test trí tuệ ( nhất là các test dùng lời nói) nên các kết quả IQ vẫn c̣n bàn căi.
    - Trẻ tự kỷ có IQ thấp thường kèm theo các khiếm khuyết nặng về kỹ năng quan hệ xă hội và có nhiều đáp ứng xă hội lệch lạc, ví dụ: hay sê mó hoặc ngửi đồ vật và ngửi khác, có những hành vi định h́nh và tự gây thương tích bản thân ( bartak va Rutter, 1976).
    - 1/3 trẻ tự kỷ có chậm phát triển trí tuệ sẽ bị động kinh, c̣n trẻ tự kỷ có trí tuệ khá th́ tỷ lệ này thấp hơn ( Rutter, 1978). V́ vậy, IQ cũng phần nào có ư nghĩa tiên lượng.
    - Khác với những đứa trẻ chậm phát triển tâm thần, t́nh trạng chậm phát triển của trẻ tự kỷ vẫn c̣n chừa lại những “ khoảng” trí tuệ b́nh thường hoặc gần như b́nh thường ( thể hiện trong phần thao tác của các test trí tuệ).
    - Kanner (1943) cũng lưu ư đến khả năng của trí nhớ xa ở các trẻ tự kỷ. Các kỹ năng đặc biệt của trẻ tự kỷ thường thuộc các lĩnh vực âm nhạc, cơ học và toán học.
    - Lockyer (1967) cho rằng trẻ tự kỷ thường có khả năng trội về thao tác bằng tay và kỹ năng thị giỏc-khụng gian, trong khi lại rất kém ở các kỹ năng đ̣i hỏi sự suy nghĩ trừu tượng hoặc tŕnh tự lụgic.
    - Về nhận thức: trẻ tự kỷ không thể bắt chước, không hiểu ư nghĩa của lời nói, cử chỉ và điệu bộ, thiếu hẳn tính uyển chuyển, sáng tạo, không thể hiểu biết về luật lệ, không thể xử lư hoặc sử dụng các thông tin.
    · Các rối loạn khác
    ã Khí sắc phẳng lặng, cảm xúc quá mức hoặc không phù hợp. Có thể mau thay đổi, khóc cười vô cớ hoặc la hét khó kiểm soát.
    ã Có thể leo trèo, chạy nhảy không sợ nguy hiểm, nhưng lại có thể sợ những sự vật hoặc t́nh huống mà b́nh thường là vô hại, vd. sợ các thú nuôi (chú, mốo ) hoặc sợ đến một nơi chốn nào đó.
    ã Thói quen kỳ dị: nhổ tóc, cắn móng tay, cườm tay, cổ tay hoặc các phần khác của cơ thể. Các thói quen này thường gặp ở trẻ tự kỷ có chậm phát triển.
    ã Tự xoay người ṿng ṿng mà không bị chóng mặt.
    ã Động kinh xảy ra ở 1/4 đến 1/3 trường hợp. Thường cơn đầu tiên xảy ra ở tuổi thiếu niên (Deykin & MacMahon, 1979).
    Bảng 1.1. Các rối loạn tâm thần kèm theo.
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]ã Kém tập trung và chú ư
    ã Tăng động
    ã Các bận tâm bất thường
    ã Ám ảnh
    ã Hành vi thúc ép, nghi thức
    ã Nói định h́nh
    ã Phong cách định h́nh
    ã Lo âu, sợ hăi
    ã Rối loạn khí sắc
    ã Rối loạn giấc ngủ
    ã Tự gây thương tích
    ã Tic
    [/TD]
    [TD]64%
    36-48%
    43-88%
    37%
    16-86%
    50-89%
    68-74%
    17-74%
    9-44%
    11%
    24-43%
    8%
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Khi trẻ có những biểu hiện của rối loạn tự kỷ nhưng không đáp ứng hết những tiêu chí nói trên trẻ thường được chẩn đoán là có rối loạn tự kỷ không điển h́nh hoặc thông thường được gọi là chậm phát triển diện rộng chưa xác định.
    b. Cách 2: chẩn đoán tự kỷ theo những dấu hiệu do cuốn “ Sổ tay chẩn đoán và những thống kê ( DMS - IV)” của hội tâm bệnh học Mỹ đưa ra nh­sau:
    *Một tập hợp gồm sáu hoặc nhiều hơn các tiêu chí của nhóm (1) và một tiêu chí từ mỗi nhóm (2) và (3)
    (1).Giảm khả năng định tính trong tương tác xă hội thể hiện ở ít nhất hai trong số những biểu hiện sau:
    a. Giảm khả năng rơ rệt trong việc sử dụng các hành vi phi ngôn ngữ đa dạng như ánh mắt, nét mặt, các tư thế của cơ thể và các cử chỉ để tạo ra sự liên hệ mang tính chất xă hội.
    b. Không có khả năng xây dựng mối quan hệ với các bạn đồng trang lứa phù hợp với mức độ phát triển.
    c. Thiếu việc đ̣i hỏi tự nhiên đối vơi việc chia sẻ niềm vui, sở thích các mối quan tâm hay các thành tích đạt đựơc với những người khác (ví dụ như không bao giờ chỉ cho người khác xem những thứ mỡnh thớch).
    d. Thiếu sự trao đổi qua lại về t́nh cảm hoặc xă hội.
    (2).Giảm khả năng định tính trong giao tiếp thể hiện ở ít nhất một trong số những biểu hiện sau:
    a. Chậm hoặc hoàn toàn không phát triển kỹ năng nói (không có ham muốn bù đắp lại hạn chế này bằng cách giao tiếp khác, ví dụ như những cử chỉ điệu bộ thuộc kịch câm).
    b. Với những cá nhân có thể nói được th́ lại suy giảm khả năng thiết lập và duy tŕ đối thoại.
    c. Sử dụng ngôn ngữ trùng lặp và rập khuôn hoặc sử dụng ngôn ngữ khác thường.
    d. Thiếu những hoạt động/cỏch chơi đa dạng, tṛ chơi đóng vai hoặc thiết lập hoạt động/cỏch chơi bắt chước mang tính xă hội phù hợp với mức độ phát triển.
    (3).Những kiểu hành vi, những mối quan tâm và hoạt động lặp đi lặp lại hoặc rập khuôn, thể hiện ít nhất một trong các biểu hiện sau:
    a. Quá bận tâm đến một hoặc một số những mối quan hệ có tính chất rập khuôn và bó hẹp với một mức độ tập trung hoặc cường độ bất thường.
    b. Gắn kết cứng nhắc với những thủ tục hoặc nghi thức riêng biệt và không mang tính chức năng.
    c. Có những biểu hiện vận động mang tính lặp đi lặp lại hoặc rập khuôn (ví dụ như gơ ngón tay hoặc vặn tay, hoặc có kiểu di chuyển cả thân người một cách phức tạp), đi trờn cỏc đầu ngón tay.
    d. Bận tâm dai dẳng đối với các bộ phận của vật thể.
    *Chậm hoặc thực hiện một cách không b́nh thường các chức năng ở ít nhất một trong các lĩnh vực sau,với mốc khởi đầu trước tuổi lên ba" class="mceSmilieSprite mceSmilie3" alt=":(" title="Frown :(">1) tương tác xă hội, (2) sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp xă hội, (3)chơi/hoạt động mang tính biểu tượng hoặc tưởng tượng.
    [B]*[/B]Hội chứng không phải do rối loạn Rett hay rối loạn bất hoà nhập thời kỳ thơ ấu.
    Nói tóm lại, để chẩn đoán chính xác chứng tự kỷ th́ phải căn cứ vào rất nhiều yếu tố trong đó cần chú ư kỹ đến sự xuất hiện t́nh trạng đặc biệt bất thường hoặc khuyết tật trong ngôn ngữ, hành vi, phối hợp và giao tiếp xă hội cũng như sự xuất hiện của một tập hợp các hành động và sở thích hạn hẹp.
    [i] [B]1.2.1.4. Độ tuổi phát triển của trẻ tự kỷ[/B][/i]
    - Tuổi khởi phát: phải trước 3 tuổi, tuy nhiên khó có thể chẩn đoán được tự kỷ trước 1 tuổi mặc dù có những dấu hiệu tinh tế đă xuất hiện ở tuổi này.
    - 6 tháng tuổi: Không biết cười lớn tiếng hoặc có những biểu lé vui vẻ, thích thó.
    - 9 tháng: Không chia xẻ qua lại với những âm thanh, nụ cười hoặc biểu lé nét mặt.
    - 12 tháng: Không biết bập bẹ.
    - 16 tháng: Không biết nói từ đơn.
    - 24 tháng: Không nói được cụm từ đôi một cách tự nhiên ( không phải là nhại lời); Không chú ư đến giọng nói của người khác; Không nh́n vào mặt, vào mắt người khác; Không biểu lé quan tâm đến trẻ khác; Không biết bắt chước.
    - Mất ngôn ngữ và kỹ năng xă hội ở bất kỳ tuổi nào.
    [B][i]1.2.1.5 [/i][/B][i] [B]Nguyên nhân của bệnh tự kỷ[/B][/i]
    Vào những năm 1970, nhiều nhà chuyên môn tin vào các thuyết cho rằng nguyên nhân của tự kỷ là do cách cha mẹ nuôi dạy con cái nhưng chưa có chứng cớ khoa học để ủng hộ quan niệm này. Những công tŕnh nghiên cứu sau này được tiến hành kiểm tra nghiêm túc đă cho thấy thuyết đó là không chính xác.
    Ngày nay, mặc dù chứng bệnh tự kỷ đă phát triển rộng khắp các nước phát triển trên thế giới, tuy nhiên các nhà nghiên cứu vẫn chưa thực sự thống nhất về nguyên nhân gây ra chứng tự kỷ. Có nhiều ư kiến khác nhau được nêu ra về duyên cớ của chứng này, và mỗi ngày người ta lại có những khám phá lẫn giả thuyết mới làm cho chứng bệnh này ngày càng phức tạp, trong số đó là giả thuyết về năo có cấu tạo bất thường, nhiễm trùng, thiếu thăng bằng về kích thích tố, dị ứng, màng ruột bị chất độc lọt qua, nồng độ cao của thuỷ ngân trong máu v́ thuốc tiêm pḥng v.v . Tuy nhiên có một điều mà các nhà nghiên cứu về chứng tự kỷ đồng ḷng bác bỏ, là quan niệm cho rằng chứng này có nguyên do tâm lư như bệnh tâm thần hay việc nuôi con không đúng gây nên, nói cách khác là cha mẹ không làm ǵ khiến con bị tự kỷ.
    Tổng hợp từ sách “ Nuôi con bị tự kỷ” – tài liệu do nhóm tương trợ phụ huynh có con khuyết tật và chậm phát triển tại úc thực hiện năm 2002, từ các tài liệu được đăng tải trên Internet của chúng tôi th́ tự kỷ [i]có những giả thuyết nguyên nhân sau:[/i]
    [i] a. Năo bất thường[/i]
    Khoảng 35% trẻ tự kỷ bị thêm những tật khác về hệ thần kinh trung ương, khám phá gần đây th́ thấy là năo của người tự kỷ khác với người b́nh thường, có tiểu năo nhỏ hơn một cách khác lạ. Việc tiểu năo không phát triển toàn vẹn có thể được dùng để giải thích một vài triệu chứng của tự kỷ, nh­làm sao mà có thay đổi trong ngôn ngữ của trẻ. Tiến tŕnh chung của trẻ tự kỷ là chúng phát triển ngôn ngữ b́nh thường giống như mọi trẻ khác, rồi thoái hoá và biến mất đi. Sự việc có thể là do năo tăng trưởng rồi dừng lại.
    Tiểu năo kiểm soát nhiều hoạt động cao độ về trí tuệ và vận động, c̣ngnh­ đường thần kinh điều khiển sự chú ư và ng̣ quan. Khi đường dây này bị hư hại th́ phần năo lo về t́nh cảm và hành vi cũng bị hư theo, thương tật về đường dây có thể ảnh hưởng tới cách trẻ tự kỷ liên hệ với người khác về mặt t́nh cảm.
    Người lớn tự kỷ mà có khả năng cao diễn tả sự việc bằng cách ví von là giống nh­ xem truyền h́nh mà lúc có lúc không hay h́nh ảnh mờ nhạt. Người tự kỷ không hiểu được thế giới bên ngoài v́ họ không nhận được đầy đủ âm thanh và h́nh ảnh. Họ có thể nhận được cảm quan rất mạnh vào một lúc rồi lúc khác cảm quan tá ra rất yếu, cho nên họ không nắm bắt được ư ngầm, hiểu ngầm các quy tắc xă giao mà người b́nh thường rành rẽ.
    [i]b. Thiếu cân bằng về hoá chất[/i]
    Ở mét số trẻ, chứng tự kỷ thấy phát ra v́ có dị ứng với vài loại thực phẩm hay thiếu vài hoá chất trong người. Có tài liệu ghi rằng gần 50% người tự kỷ cần lượng lớn B6, tài liệu khác ghi là tự kỷ liên quan đến việc có dị ứng với các thực phẩm nh­ sản phẩm của sữa ḅ, bột ḿ, đường. Hiện đang có nghiên cứu về những giả thuyết đó.
    [i]c. Di truyền[/i]
    V́ tính di truyền bao trùm sự phát triển của năo bộ nên có chuyên gia đề nghị giả thuyết là chứng tự kỷ có thể do di truyền mà ra, và họ khám phá ra vài loại di truyền dẫn đến tự kỷ trong đó hội chứng nhiễm sắc thể X máng manh là h́nh thức thường thấy nhất. Loại này chiếm 1/10 trường hợp tự kỷ và là nguyên do đứng hàng thứ hai gây ra bệnh tŕ độn tâm thần, sau nguyên nhân thứ nhất là hội chứng Down syndrom cũng có tính chất di truyền. Tên gọi nhiễm sắc thể X máng manh phát sinh từ sự kiện là khi quan sát bằng kính hiển vi th́ nhiễm sắc thể X của trẻ tự kỷ trông có vẻ yếu ít. Ngoài việc học khó, trẻ có nhiếm sắc thể X máng manh hay lé ra bất thường rất rơ về mặt thể chất nh­ có tai to, ṃi dài và trán cao.
    Nghiên cứu về anh chị em của trẻ tự kỷ th́ thấy gia đ́nh mà một con bị tự kỷ có tỉ lệ từ 50 đến 100% nhiều hơn gia đ́nh mà các con b́nh thường trong việc sinh thêm một con khác bị tự kỷ. Tài liệu khác th́ ghi là trong gia đ́nh có trẻ bị tự kỷ, các con khác bị rủi ro nhiều hơn về chứng đần độn, bệnh điếc, hay khiếm khuyết nặng về trí tuệ. Có thể có tới 15% anh chọ em của trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong việc học. Đối với trẻ song sinh đồng dạng có cùng bộ di truyền, tỉ lệ cả hai trẻ gặp khó khăn về ngôn ngữ hay khiếm khuyết trí tuệ tăng lên đến 90%.
    Đặc tính di truyền của chứng tự kỷ cho ra nhiều thắc mắc, thí dụ ngay cả khi người ta t́m được một gene gây ra chứng này, th́ khám phá đó cũng không giải thích được đại đa số trường hợp tự kỷ không do di truyền gây ra. Hiện thời di truyền chỉ là nguyên nhân của khoảng 10% những trường hợp tự kỷ, và cần có thêm nghiên cứu.
    [i]d. Những yếu tố khác[/i]
    · Nhiễm độc thuỷ ngân trong thuốc tiêm pḥng.
    · Thiếu sinh tè
    · Màng ruột bị hở
    · Dị ứng
    [B] e. [i]Các nghiên cứu khác về nguyên nhân của chứng tự kỷ[/i][/B]
    [B] - [/B]Yếu tè di truyền
    Nghiên cứu cho thấy tự kỷ có thể do di truyền, thí dụ song sinh đồng dạng th́ hai trẻ có rủi ro cùng bị chứng tự kỷ cao hơn song sinh không đồng dạng. Nếu một trẻ trong cặp song sinh bị tự kỷ th́ có rủi ro là 60% trẻ kia cũng bị, hay 75% trẻ không bị tự kỷ sẽ lé ra mét hay hai đặc điểm của chứng này. Cha mẹ nào có con bị tự kỷ th́ có rủi ro cao hơn mức b́nh thường một chút về việc sinh ra con khác cũng bị tự kỷ[B].[/B]
    Các thành viên trong gia đ́nh của TTK cũng có biểu hiện các suy kém về ngôn ngữ và xă hội với tỷ lệ cao hơn so với gia đ́nh có trẻ b́nh thường ( Lainhart và cộng sự, 2002; Lotspeich, Dimiceli, Meyer & Risch, 2002).
    Nghiên cứu về di truyền học phân tử cho thấy một số vùng đặc biệt trên nhiều nhiễm sắc thể khác nhau, đặc biệt là các nhiễm sắc thể số 2, 7, 13 và 15 có thể là vị trí của những gene nhạy cảm với tự kỷ ( Barnby & Manaco, 2003; Yonan và cộng sự 2003), tuy nhiên tên của các gene nhạy cảm này vẫn chưa được xác định. Các gene nhạy cảm có thể không trực tiếp gây ra rối loạn nhưng có thể tương tác với các yếu tố môi trường để gây ra tù kỷ. Có hơn 100 gene đă được đánh giá nh­ là gene nhạy cảm đối với tự kỷ. Gene EN- 2 trên nhiễm sắc thể số 7 có liên quan đến sự phát triển của tiểu năo ( Cheh và cộng sự, 2006; Millen và cộng sự, 1994).
    [B]- [/B]Các yếu tố thần kinh: Tù kỷ là một rối loạn về phát triển thần kinh
    Tỉ lệ động kinh và những bất thường về điện năo đồ có ở khoảng 50% người bị tự kỷ. Có hàng loạt các bất thường về năo bộ đă được xác định tương ứng với xáo trộn ở giai đoạn rất sớm của quá tŕnh phát triển thần kinh xảy ra trước 30 tuần tuổi thai ( Gillberg, 1999; Minshew, Johnson & Luna, 2000).
    Các suy kém về tâm lư thần kinh xảy ra ở nhiều lĩnh vực khác nhau nh­ngôn ngữ, định hướng, sự chú ư, trí nhớ, chức năng thực hành ( Dawson, 1996). Bản chất lan toả của những suy kém này gợi ư có nhiều vùng của năo có liên quan bao gồm cả vỏ năo và dưới vỏ. Các kiểu tâm lư thần kinh c̣ng thay đổi theo mức độ nặng nhẹ của rối loạn, ví dụ trẻ có chức năng kém có thể có suy kém trí nhớ cơ bản như trí nhớ ghi nhận qua thị giác, qua trung gian thuỳ thái dương giữa. Ngược lại trẻ có chức năng cao có suy kém khó phát hiện trong trí nhớ làm việc hoặc trong việc mă hoá các thông tin lời nói phức tạp, điều này có thể liên quan đến chức năng cao cấp hơn của vỏ năo ( Dawson, 1996). Chuyển hoá glucose ( chất đường) ở năo TTK cao hơn so với người b́nh thường ( Chugani, 2000).
    Những nghiên cứu về chuyển hoá của năo gợi ư có sù suy giảm lưu lượng máu ở thuỳ trán và thuỳ thái dương, giảm các kết nối chức năng giữa các vùng vỏ năo và dưới vỏ, có một sự trưởng thành chậm của vỏ năo trán, những phát hiện này gợi ư sự trưởng thành chậm của vỏ năo trán có liên quan đến suy kém chức năng thực hành ở TTK ( Zilbovicius và cộng sự, 1995).
    Các thay đổi ở thân năo, vùng phía sau của cầu năo bị giảm kích thước, những nhân ở vùng này bao gồm nhân thần kinh mặt, nhân olive trên nhỏ hơn so với kích thước b́nh thường hoặc thậm chí có thể biến mất.
    Ngoài ra, trong 8 năm kinh nghiệm làm việc với TTK, qua nghiên cứu bệnh sử của hơn 1000 TTK đă đến khám tư vấn và điều trị tại trung tâm th́ chúng tôi thấy nhiều TTK có chung những đặc điểm tiền sử nh­ sau:
    - Đẻ mổ
    - Gia đ́nh khá giả nhưng công việc của người mẹ có nhiều áp lực, căng thẳng, người mẹ phải suy nghĩ nhiều
    - Người mẹ uống thuốc bắc dưỡng thai trong 3 tháng đầu thai ḱ
    - Nội téc có tiền sử chậm nói
    [IMG]http://image.*************/docresources/44027_files/image001.gif
    Sơ đồ 1: Các nguyên nhân của BTK
    1.2.2 Trị liệu bệnh tù kỷ
    1.2.2.1. Khái niệm trị liệu tâm lư
    Thuật ngữ liệu pháp tâm lư được dịch từ Psychotherapy (Psycho là tâm lư; Therapy là điều trị). Thuật ngữ này được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1872 trong cuốn sách “ Ảnh hưởng của tâm lư lên cơ thể” của D.Tuke.
    Từ thời cổ đại, Hippocrates (ông tổ của y học phương Tây) đă từng kể ra ba công cụ chủ yếu mà một người thầy thuốc có thể sử dụng để chữa bệnh, đó là: cây cỏ, con dao và lời nói. Từ cây cỏ có thể chiết xuất ra các dược liệu, từ con dao có thể cắt bỏ đi những phần cơ thể bị bệnh mà không thể giữ lại được, và từ đó đă dần h́nh thành nên các chuyên ngành nội khoa và ngoại khoa trong y học hiện đại. Song chỉ khi có sự h́nh thành và phát triển của ngành tâm lư học hiện đại và ngành tâm thần học hiện đại, giá trị của việc sử dụng lời nói trong chữa bệnh mới được phát huy thành một phương pháp trị liệu thực sự khoa học. Phương thức trị liệu Êy được một số nhà tiên phong trong lĩnh vực này (như Sigmund Frued chẳng hạn) gọi là “ talking cure” nghĩa là sự chữa trị bệnh bằng lời nói – mà về sau trở thành chuyên ngành tâm lí trị liệu với rất nhiều trường phái và khuynh hướng khác nhau.
    Mặc dầu với lịch sử rất lâu đời, nhưng cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất trong định nghĩa và hiện có rất nhiều định nghĩa về liệu pháp tâm lư. Mỗi tác giả và mỗi trường phái có một định nghĩa riêng.
    F.Van Elden đă xem liệu pháp tâm lư là mọi trị liệu có sử dụng các biện pháp tâm lư nhằm đấu tranh với bệnh tật.
    Theo Miaxixev: liệu pháp tâm lư là liệu pháp nhằm vào sự thay đổi mối quan hệ giữa các nhân cách.
    Theo S.A.Rathus: liệu pháp tâm lư được xem như là mối tương tác có hệ thống giữa nhà trị liệu với khách hàng, mà mối tương tác này mang những nguyên tắc tâm lư có ảnh hưởng tới những suy nghĩ, cảm giác hoặc hành vi của khách hàng nhằm giúp họ thay đổi những hành vi bất thường, nhằm điều chỉnh những vấn đề trong cuộc sống, hoặc nhằm phát triển như một cá thể.
    Theo Guyotat: liệu pháp tâm lư là tổng hoà các kỹ thuật tác động tâm lư nhằm vào mục đích chữa bệnh.
    Theo M.Reynaud: liệu pháp tâm lư là hoạt động mang tính khoa học để điều trị những rối loạn tâm lư.
    Theo Jeammet: để liệu pháp tâm lư tồn tại nhà trị liệu cần phải nắm vững bản chất của các kỹ thuật tác động tâm lư đang vận dụng và để nhằm kiểm tra tiến triển cũng như hiệu lực của các tác động tâm lư đó.
    Theo R.Pouget: liệu pháp tâm lư nằm trong mối quan hệ được thiết lập giữa thầy thuốc và người bệnh trong mục đích chữa bệnh.
    Theo C.Roger (1949) : liệu pháp tâm lư là kinh nghiệm nhằm biến đổi hành vi kém thích nghi hướng tới thích nghi hơn.
    A.Maslow (1959) xem liệu pháp tâm lư là phương pháp điều trị thông qua tác động lên cảm xúc, tự đánh giá và đánh giá của người khác thông qua phương thức điều chỉnh lại những vấn đề trong cuộc sống.
    Từ điển Y Học Anh – Việt ( 1996) định nghĩa về tâm lư trị liệu là “ Dùng các phương pháp tâm lư để trị liệu các rối loạn tâm thần và các vấn đề tâm lư”[38; 1195]. C̣n trong quyển Từ điển bách khoa Y học Anh- Việt xuất bản năm 2005, Giáo sư Ngô Gia Hy đă định nghĩa về tâm lư trị liệu có bổ xung như sau: “ Tâm lư liệu pháp là điều trị các vấn đề tâm lư, cảm xúc bằng các phương pháp tâm lư. Trong tâm lư liệu pháp, bệnh nhân tṛ chuyện với nhà trị liệu về các triệu chứng và các vấn đề mà họ mắc phải và thiết lập mối quan hệ giữa bệnh nhân và nhà trị liệu. Mục đích của quá tŕnh này là giúp bệnh nhân t́m hiểu chính họ, tạo nên một cái nh́n mới về các mối quan hệ trong quá khứ và hiện tại, thay đổi những hành vi đă định h́nh của người bệnh”[11 ].
    Như vậy, khác với sự giúp đỡ từ một người thân quen thường gặp trong cuộc sống, “ sự hỗ trợ trong tâm lư trị liệu được tiến hành bởi một nhà trị liệu được đào tạo chuyên nghiệp để có thể làm chức năng hỗ trợ người khác mà không nhất thiết phải trở nên gắn kết với thân chủ của ḿnh về mặt đời sống riêng tư.” (Goffman. 1962).
    Tâm lư trị liệu là phương pháp chữa trị các vấn đề tâm lư chủ yếu bằng phương pháp sử dụng lời nói hoặc các công cụ giao tiếp khác giữa nhà trị liệu và thân chủ. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, những người làm tâm lư trị liệu phải được đào tạo, cấp bằng và cấp phép hành nghề. Nhà tâm lư trị liệu có thể xuất thân từ những chuyên ngành khác nhau: có thể là nhà tâm lư, bác sĩ tâm thần, nhà phân tâm, nhân viên xă hội, điều dưỡng viên tâm thần hoặc các chuyên viên khác đang làm trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần.
    Tâm lư trị liệu là một hệ thống các kỹ thuật được thực hiện nhằm cải thiện sức khoẻ tinh thần, cải thiện các vấn đề cảm xúc và hành vi của cá nhân – những người được gọi là thân chủ. Những vấn đề này thường khiến cho con người cảm thấy khó khăn trong việc tự quản lư cuộc sống và đạt đến các mục đích mong muốn của ḿnh. Tâm lư trị liệu nhắm đến giải quyết vấn đề này, thông qua một số phương pháp và kỹ thuật khác nhau; và chúng được thực hiện bởi những người gọi là “ nhà trị liệu” (những chuyên viên được đào tạo về tâm lư trị liệu).
    Tâm lư trị liệu nói chung, nhắm đến việc làm tăng trưởng nhân cách một con người theo chiều hướng trưởng thành hơn, chín chắn hơn, và giúp đỡ người đó “ tù hiện thực hoá bản thân ḿnh”.
    Nh­ vậy, ta có thể đi đến định nghĩa về trị liệu tâm lư nh­ sau: “Trị liệu tâm lư là liệu pháp mà trong đó nhà trị liệu sử dụng tác động tâm lư một cách tích cực, có hệ thống vào mục đích pḥng và chữa bệnh”.
    1.2.2.2 Trị liệu tâm lư cho trẻ em
    a. Lịch sử trị liệu tâm lư cho trẻ em
    Việc thực hành điều trị tâm lư cho trẻ em bắt nguồn từ nhiều lư thuyết khác nhau. Cho đến đầu thập niên 1970, các lư thuyết phân tâm học và tâm động học vẫn là nền tảng cho việc trị liệu tâm lư trẻ em ở các bệnh viện và pḥng khám. Liệu pháp Roger lấy đứa trẻ làm trọng tâm được áp dụng chủ yếu bởi các nhà tâm lư học đường. Việc tham vấn và trị liệu tâm lư cho trẻ em chịu ảnh hưởng bởi các trường phái phân tâm học, với sự tham gia của “ bé ba” gồm bác sĩ tâm thần, nhà tâm lư và nhân viên xă hội, nhấn mạnh vào tṛ chơi trị liệu, làm việc với phụ huynh và tham vấn giáo dục trong thời gian lâu dài, các liệu pháp dành cho người lớn thường được cải biên rất Ưt khi áp dụng cho trẻ em.
    Hiện nay, nhiều lư thuyết và kỹ thuật trị liệu sẵn có cho phép điều trị được một số lượng lớn các trường hợp tâm bệnh ở trẻ em. Do ảnh hưởng của tâm thần học cộng đồng nên có sự nhấn mạnh vào việc chăm sóc đứa trẻ bị rối nhiễu trên cơ sở ngoại trú, thời gian trị liệu ngắn hơn, cùng những biện pháp can thiệp định hướng theo vấn đề, quan tâm nhiều hơn đến các yếu tố gây stress từ môi trường sống, quan hệ gia đ́nh và các xung đột hữu thức, nhấn mạnh hơn đến mối quan hệ giữa đứa trẻ và nhà trị liệu.
    b. Khác biệt giữa trị liệu tâm lư ở trẻ em và người lớn
    Có những nguyên tắc chung cho trị liệu tâm lư ở trẻ em và người lớn, nhưng biện pháp cần được cải biên cho phù hợp với việc áp dụng ở trẻ em.
     
Đang tải...