Tiểu Luận Sử dụng các bài tập bổ trợ chuyên môn của kỹ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân (giai đoạn giậm nhảy và bay

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1/ ĐẶT VẤN ĐỀ: Đảng và nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm chăm sóc sức khoẻ nhân dân nhằm phát triển chất lượng nguồn nhân lực. Trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 10 đã xác định: “Xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khoẻ, tầm vóc con người Việt Nam, tăng cường tuổi thọ và cải thiện chất lượng giống nòi. Tăng cường thể lực của thanh niên Phát triển mạnh thể thao quần chúng, thể thao nghiệp dư, trước hết là trong thanh niên, thiếu niên. Làm tốt công tác giáo dục thể chất trong trường học .”
    GDTC là một loại hình giáo dục nên nó là một quá trình giáo dục có tổ chức, có kế hoạch để truyền thụ những tri thức, kỹ năng kỹ xảo từ thế hệ này cho thế hệ khác. Điều đó có nghĩa là GDTC cũng như các loại hình giáo dục khác là quá trình sư phạm với đặc điểm của nó (vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động phù hợp với học sinh),
    Giáo dục thể chất là một hình thức giáo dục có nội dung đặc trưng là dạy học động tác và giáo dục tố chất vận dộng của con người. Trong hệ thống giáo dục, nội dung đặc trưng của GDTC được gắng liền với trí dục, đức dục, mỹ dục và giáo dục lao động. Năng lực thể chất của con người . Vì vậy việc dạy và học Thể dục trong trường phổ thông góp phần giữ gìn sức khoẻ, phát triển thể lực, nâng cao chất lượng con người Việt Nam và chuẩn bị cho người lao động tương lai đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
    Trong chương trình giáo dục trung học phổ thông có rất nhiều môn thể thao đã được đưa vào giảng dạy như: Đá cầu, Cầu lông, Thể dục cơ bản nhất là điền kinh. Tập luyện điền kinh không đòi hỏi các sân bãi dụng cụ phức tạp nên đã trở thành môn thể thao cơ bản được đưa vào giảng dạy trong nhà trường với những nội dung như: Chạy, Nhảy cao, Nhảy xa Trong đó môn Nhảy xa “ưỡn thân” được giảng dạy ở hai năm cuối cấp (lớp 11 và lớp 12). Một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thành tích nhảy xa kiểu “ưỡn thân” là việc nắm bắt đúng kỹ thuật, để thực hiện được yêu cầu này các giáo viên đều sử dụng các bài tập bổ trợ chuyên môn để truyền thụ củng cố và nâng cao kỹ thuật cho học sinh.
    Bài tập bổ trợ chuyên môn là phức hợp các yếu tố của động tác kỹ thuật củng cố các biến dạng của chúng. Bài tập bổ trợ chuyên môn nhằm tác động có hiệu quả, chủ đích vào việc phát triển các tố chất thể lực (sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo và mềm dẻo cùng khả năng phối hợp vận động) và kỹ xảo động tác môn thể thao đang tập luyện. Trong môn nhảy xa kiểu “ưỡn thân” những bài tập bổ trợ có vai trò quan trọng, tác động có chủ đích, hiệu quả vào các giai đoạn của kỹ thuật.
    Qua kiểm tra đánh giá kết quả học tập nội dung Nhảy xa Kiểu“ưỡn thân” của học sinh chúng tôi nhận thấy tỷ lệ % học sinh nắm bắt kỹ thuật còn kém, dẫn đến thành tích nhảy xa chưa cao như mong muốn.
    Từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài: Nghiên cứu ứng dụng hệ thống bài tập bổ trợ chuyên môn trong giảng dạy giai đoạn bay trên không của kỹ thuật nhảy xa kiểu “ưỡn thân” cho học sinh hai khối lớp 11 và 12 trường THPT Võ Giữ.
    Mục đích nghiên cứu của đề tài là lựa chọn một số bài tập bổ trợ chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả học kỹ thuật nhảy xa kiểu “ưỡn thân”. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy cho học sinh .
    + Đề tài được tiến hành theo 2 nhiệm vụ:
    - Một là, đánh giá thực trạng việc sử dụng các bài tập bổ trợ chuyên môn

    Hai là, ứng dụng hiệu quả các bài tập bổ trợ chuyên môn trong giảng dạy kỹ thuật nhảy xa kiểu “ưỡn thân” cho học sinh .
    + Phương pháp nghiên cứu:

    Đọc, phân tích và tổng hợp tài liệu tham khảo
    Kiểm tra sư phạm.
    Phương pháp toán học thống kê.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...