Tiểu Luận Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học địa lí trung học phổ thông

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    I. PHẦN MỞ ĐẦU 2
    I.1 Lý do chọn đề tài 2
    I.2 Mục đích . 2
    I.3 Nhiệm vụ 2
    I.4 Phương pháp nghiên cứu 3
    II. PHẦN NỘI DUNG . 4
    II.1 Khái niệm và nguồn gốc bản đồ tư duy 4
    II.2 Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy và học . 5
    II.2.1 Cách xây dựng bản đồ tư duy 5
    II.2.2 Phần mềm hỗ trợ xây dựng Bản đồ tư duy 6
    II.2.3 Sử dụng bản đồ tư duy trong quá trình dạy . 9
    II.2.4 Hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ tư duy trong quá trình học 10
    II.2.5 Một số gợi để sử dụng hiệu quả sơ đồ tư duy trong dạy và học 10
    II.3 Một số bài dạy Địa lí phổ thông có thể sử dụng bản đồ tư duy 12
    III. Kết luận 19
    Tài liệu tham khảo . 20




    I. PHẦN MỞ ĐẦU
    I.1 Lý do chọn đề tài
    Đổi mới nền giáo dục là quá trình lâu dài và đổi mới đòi hỏi sự toàn diện,
    đồng bộ ở tất cả các khía cạnh, lĩnh vực. Đó là sự đổi mới nội dung chương trình
    giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới môi trường dạy học, . Mục đích đổi
    mới của nền giáo dục h.nh thành những xu hướng dạy học (quan điểm dạy học), từ
    đó quy định phương pháp dạy học và các kĩ thuật dạy học theo hướng phát huy tính
    tích cực của học sinh. Việc sử dụng các phương pháp mới như tư duy động não, hoạt
    động nhóm, giải quyết vấn đề ngày càng được áp dụng nhiều trong các bài giảng ở
    các trường phổ thông.
    Để kích thích học sinh tư duy khi học môn Địa lí thì phụ thuộc phần lớn vào
    trình độ và tiềm năng sư phạm của người giáo viên, cụ thể là phương pháp tổ chức và
    phương pháp giảng dạy của giáo viên quyết định, tất cả những điều đó không những
    tạo ra cảm xúc, hứng thú mà còn vun đắp ý chí học tập của mỗi học sinh. Hệ thống
    phương tiện dạy học phong phú như hệ thống bản đồ, biểu đồ và các bảng số liệu,
    cho phép giáo viên dễ dàng lựa chọn các phương pháp dạy học để sử dụng trong quá
    trình giảng dạy. Trong đó, phải kể đến là phương pháp sử dụng bản đồ tư duy, sẽ
    giúp học sinh có khả năng bao quát tốt hơn đối với các vấn đề kinh tế - xã hội của thế
    giới, của các khu vực và từng quốc gia
    I.2 Mục đích
    Việc nghiên cứu sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Địa lý phổ thông nhằm
    giúp giáo viên có thêm nhiều phương pháp giảng dạy hiệu quả, học sinh hứng thú với
    tiết học, nâng cao chất lượng của tiết học trên lớp.
    I.3 Nhiệm vụ
    Nghiên cứu một cách toàn diện kỹ thuật kỹ thuật sử dụng bản đồ tư duy từ đó
    đánh giá khả năng ứng dụng thực tiễn bản đồ tư duy trong dạy học Địa lý phổ thông.
    Đề xuất những giải pháp để nâng cao khả năng ứng dụng vào thực tiễn bản đồ tư duy
    trong dạy học bộ môn Địa lí ở phổ thông.
    Xây dựng một số tiết học có thể sử dụng bản đồ tư duy trong chương trình Địa
    lí phổ thông.
    I.4 Phương pháp nghiên cứu
    Để thực hiện đề tài một cách hiệu quả và có hệ thống, tôi đã vận dụng những phương
    pháp tiếp cận vấn đề cụ thể sau:
    - Phương pháp thu thập tài liệu: Dựa vào các nguồn cung cấp tài liệu từ sách, báo,
    internet, thu thập các tài liệu có liên quan để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
    - Phương pháp phân tích, tổng hợp lí thuyết: Dựa trên những tài liệu thu thập được, tôi
    đã tiến hành phân tích, chỉ ra nhưng nét chính lớn, những điểm khái quát nhất của lí
    thuyết, từ đó phát biểu thành những ý cô đọng. Tìm ra những nét đặc thù, cấu trúc
    của đề tài.
    - Phương pháp so sánh: Trong quá trình thực hiện để tài, tôi đã tiến hành so sánh với
    phương pháp giảng bài truyền thống, lấy người giáo viên làm trung tâm với phương
    pháp giảng bài có ứng dụng bản đồ từ duy. Từ đó đúc kết được những ưu điểm mà
    bản đồ tư duy mang lại trong việc tiếp thu, phát triển tư duy cho học sinh phổ thông.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...