Tài liệu Sự đổi mới quan niệm về con người trong văn học Việt Nam mười năm cuối thế kỉ XX.

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Sự đổi mới quan niệm về con người trong văn học Việt Nam mười năm cuối thế kỉ XX.

    Sự đổi mới quan niệm về con người trong văn học
    Việt Nam mười năm cuối thế kỉ XX.

    Nguyễn Phượng
    Khoa Ngữ Văn Đại học Sư phạm Hà Nội
    Quan niệm về con người là một phạm trù thuộc về lĩnh vực triết học và tư tưởng. Ở Việt Nam vấn đề quan niệm về con người có cả một lịch sử thâm nhập, tương tác, hỗn hợp, giao thoa và khúc xạ khá sống động và cũng khá phức tạp của nhiều tôn giáo và triết thuyết đến từ mọi chân trời. Chỉ tính riêng ba trào lưu lớn nhất trong triết học phương Đông thôi, vấn đề quan niệm về con người đă rất khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Chẳng hạn sự nhấn mạnh những phẩm chất xă hội của Nho giáo, sự tô đậm tính tự nhiên của Lăo giáo, sự hướng tới Vô Ngă của Phật giáo. Đấy là chưa kể sự rạn vỡ của các quan niệm trên do sự chi phối của lịch sử trong quá tŕnh vận động nội tại, sự du nhập của các luồng tư tưởng đến từ Tây phương, sự bắt buộc phải tự hạn chế đă dẫn tới một quan niệm khá đơn giản về con người trong những năm tháng chiến tranh đă qua
    Cùng với những đổi mới trên mọi mặt chính trị, kinh tế, xă hội và đời sống tư tưởng, văn hoá, trong thập niên cuối thế kỷ chúng ta đă nhận thấy do những chi phối nghiệt ngă của bối cảnh chiến tranh Vệ quốc, trong quan niệm về con người, chúng ta đă có sự thiên lệch. Chẳng hạn, chỉ nh́n thấy vị thế của con người trong mối quan hệ với cộng đồng, dân tộc và lịch sử mà quên rằng con người c̣n cả muôn vàn mối quan hệ tế vi, phức tạp của đời thường thậm chí cả mối quan hệ của con người với chính nó Từ đó, trong văn học nghệ thuật đă có một nỗ lực lớn trong việc đổi mới quan niệm và đă bộc lộ một sự nh́n nhận lại tương đối toàn diện hơn về con người đặc biệt là con người trong mối quan hệ đa dạng, phong phú của nền kinh tế thị trường trong bối cảnh toàn cầu hoá, trong làn sóng của xu hướng tái ư thức về cá nhân với một chiều sâu mới do những điều kiện thuận lợi của giai đoạn phục hồi và phát triển mạnh mẽ của một Việt Nam sau Đổi Mới .
    Với những liên hệ như đă tŕnh bày, theo sự quan sát của chúng tôi những bước tiến của sự đổi mới quan niệm về con người trong lĩnh vực văn học nghệ thuật được bộc lộ qua các khía cạnh sau đây :

    I. Con người được nh́n nhận từ góc độ thế sự, đời tư và những vấn đề của nó.
    Văn học trước 1975 chủ yếu hướng tới việc phản ánh và ca ngợi hiện thực đấu tranh Cách mạng và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xă hội. Giai đoạn mười năm hậu chiến cho đến Đổi Mới xu hướng trên, dù có yếu đi phần nào, vẫn cứ tiếp tục là ḍng chủ lưu của nền văn học như một quán tính. Tập trung tái hiện những biến cố lịch sử và những sự kiện quan trọng của cộng đồng, làm hiện diện những phẩm chất chói sáng của dân tộc, nh́n chung, vẫn là cảm hứng chủ đạo của những người cầm bút trong chặng đường này.
     
Đang tải...