Tiểu Luận Sự đối lập tư tưởng triết học của Platon và Đêmôcrit

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI GIỚI THIỆU

    Nền triết học Hy Lạp cổ đại là khúc dạo đầu cho một bản nhạc giao hưởng, của triết học phương tây. Một giai đoạn lịch sử khởi nguyên tiềm tàng của triết học nhân loại làm tiền đề cho toàn bộ hệ thống triết học phương tây sau này. Nền triết học trung cổ là khoảng lặng của những phách nhạc thời gian trải qua hàng ngàn năm lịch sử, rồi mới được thăng hoa tạo nên những nốt bậc ngân cao là thời kỳ phục hưng. Đây là giai đoạn quan trọng bừng dậy sau dấu lặng của khoảng trắng quá dài. Từ những âm ba của những nốt nhạc thăng trầm đó mà chúng ta có cả nền triết học cận và hiện đại như ngày nay. Trong bản nhạc giao hưởng đầy tính bác học của triết học phương tây, mà khúc dạo đầu lại rực rỡ âm sắc trang hoàng đó là những trường phái triết học Hy Lạp cổ đại, nó bướcc ra khỏi những nốt nhạc trời mang đầy màu sắc thần linh để được gẩy lên bằng chính đôi tay của người phàm tục. Những đôi tay vàng ấy được phản ánh qua những triết gia dệt nên những trang bất hủ bởi thời gian, một trong những đôi tay đẹp thời bấy giờ có thể kể đến là Platôn (427-437 tr.CN) và Đêmôcrit (460-370 tr.CN). Hai ông được sinh ra trong cùng một thời đại, sự khác chênh lệch chỉ kéo dài khoảng 30 năm nhưng những tư tưởng triết học của hai ông lại đi theo những hướng hoàn toàn khác nhau. Vậy điều đó được xuất phát bởi nguyên nhân nào và sự khác biệt ra sao? Vì vậy, nhóm chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Sự đối lập giữa hai đường lối triết học của Palton và Đêmôcrít và nguyên nhân dẫn đến sự đối lập đó” làm đề tài nhóm chuyên đề số 2 của mình để đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên.





    MỤC LỤC:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...