Tiểu Luận Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản hiện đại. Vận dụng.

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần 1: Phần mở đầu


    Phần 2: Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản hiện đại


    I/ Cơ sở thực tiễn điều chỉnh kinh tế của nhà nước tư sản hiện đại


    1) Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước


    2) Những chỉ tiêu về lượng thể hiện vai trò ngày càng tăng của nhà nước đối với quá trình tái sản xuất tư bản chủ nghĩa


    3) Những chỉ tiêu về chất phản ánh điều chỉnh kinh tế của nhà nước ngày càng trở thành nhân tố quyết định đối với quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa



    4) Nguyên nhân xuất hiện điều tiết và sự tăng cường vai trò kinh tế của nhà nước


    II/ Cơ sở lý luận


    1) Quan điểm của Mác về vai trò kinh tế của nhà nước trong chủ nghĩa tư bản


    2) Quan điểm tư sản của J.M.Keynes về vai trò kinh tế của nhà nước trong chủ nghĩa tư bản hiện đại


    III/ Mô hình điều tiết của nhà nước tư sản hiện đại


    1) Quá trình hình thành hệ thống điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản


    1.1. Cơ chế thị trường trong chủ nghĩa tư bản hiện đại


    1.2. Cơ chế độc quyền trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa hiện đại


    1.3. Mâu thuẫn trong hoạt động của cơ chế thị trường, cơ chế độc quyền là sự

    suất hiện hệ thống điều tiết của nhà nước Tư Sản.


    2) Hệ thống điều tiết của nhà nước Tư sản hiện đại


    2.1. Nhiệm vụ của hệ thống điều chỉnh kinh tế của nhà nước tư sản hiện đại


    2.2. Bộ máy điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản hiện đại


    2.3. Hệ thống các công cụ và giải pháp điều tiết kinh tế cuả nhà nước tư sản hiên đại


    3) Mô hình thể chế trong hệ thống điều tiết kinh tế và nhà nước tư sản hiện đại


    Phần 3: Những bàn bạc mở rộng và đề xuất của tác giả


    I/ Cơ chế điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản hiện đại có giúp nó thoát khỏi khủng hoảng chu kỳ?


    II/ Sự vận dụng vào Việt Nam




    MỞ ĐẦU

    Chủ nghĩa tư bản (CNTB) là một hình thái kinh tế - xã hội phát triến cao của xã hội loài người. Ngay từ khi xuất hiện cho đến ngày nay chủ nghĩa tư bản luôn là đối tượng nghiên cứu và đánh giá của môn xã hội học của thế giới và đến tận hôm nay vẫn chưa thể có đánh giá nhất quán về vai trò và tương lai của chủ nghĩa tư bản. Trong thế kỷ XX đã xuất hiện phong trào cộng sản mà mục tiêu cơ bản là để loại bỏ bất công của chủ nghĩa tư bản. Điều đó đã buộc chủ nghĩa tư bản cần có những điều chỉnh để tiếp tục tồn tại và phát triển. Thực tế, những điều chỉnh về quan hệ sản xuất và quan hệ giai cấp cùng những điều tiết vĩ mô của nhà nước đã giúp chủ nghĩa tư bản vẫn đứng vững và có vị thế lớn trong thế giới hiện đại. Với thất bại của những nhà nước theo chủ nghĩa cộng sản cổ điển, cũng như độ lùi nhất định về thời gian, việc nghiên cứu chủ nghĩa tư bản hiện đại cùng các cơ chế điều chỉnh kinh tế của nhà nước tư sản thời kì mới để đưa ra những đánh giá về chủ nghĩa tư bản khách quan hơn và toàn diện hơn là một vấn đề cấp thiết trong công cuộc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa.


    Khi nói tới "hiện đại" người ta thường nghĩ tới trình độ phát triển cao nhất có thể đạt được và trong thực tế đã đạt tới. Thật ra "hiện đại" có nghĩa là "thuộc về hôm nay", nhưng đó là cách hiểu thông thường, chưa mang đầy đủ tính khoa học. Trong tiểu luận này, các tác giả muốn đề cập tới chủ nghĩa tư bản chứa mang những đặc điểm mới gắn liền với những biến động về trình độ sản xuất cao do cách mans khoa hoe kỹ thuật lần hai đem lại, mà trọng tâm là phân tích sự điều tiết của nhà nước tư sản hiện đại đối với nền kinh tế.


    Dựa trên mục đích đó, phần 2 tiểu luận trình bày vấn đề theo hệ thống sau:

    - Cơ sở thực tiễn: nét nổi bật của CNTB hiện đại là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, những ảnh hưởng của nó trong những biểu hiện về mặt chất và lượng, từ đó giải thích nguyên nhân xuất hiện sự điều tiết của nhà nước.

    - Cơ sở lý luân: xem xét về vai trò của kinh tế nhà nước trong CNTB trong lý luận theo 2 quan điểm của Marx và của Keynes.

    - Mô hình điều tiết của nhà nước của tư sản hiên đai: xuất phát từ nền tảng cơ sở thực tiễn và cơ sở lý luận, xem xét mô hình điều tiết do nhà nước tư sản xây dựng xem tính hệ thống của nó được hình thế nào, theo cơ chế gì, với nhiệm vụ mục tiêu ra sao, tổ chức bộ máy phân công ai (cơ quan) nào làm, và làm bằng những công cụ và giải pháp cụ thể nào. Trong từng bước phân tích, ta đánh giá những ưu điểm, nhược điểm của vấn đề đã nêu, từ đó chỉ ra những mâu thuẫn còn tồn tại, nhìn nhận một cách toàn diện và sâu sắc hơn về ảnh hưởng của sự điều tiết nhà nước đối với nền kinh tế.

    Trên cơ sở đó, phần 3 nhấn mạnh thêm tính ưu việt của chỉ nghĩa xã hội thông qua vấn đề khủng hoảng chu kỳ vẫn tồn tại trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, đồng thời rút ra những vận dụng vào Việt Nam trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...