Tiểu Luận Sự di chuyển chất xám từ khu vực công sang khu vực tưđối với quá trình phát triển kinh tế

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC


    PHẦN MỞ ĐẦU

    Lý do hình thành đề tài

    Mục tiêu nghiên cứu

    Giới hạn phạm vi nghiên cứu

    Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

    CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ DI CHUYỂN CHẤT XÁM TỪ KHU VỰC CÔNG SANG KHU VỰC TƯ

    Khái niệm khu vực công-khu vực tư- tiêu chí phân biệt hai khu vực

    Khu vực công

    Khu vực tư

    Tiêu chí phân biệt khu vực công và khu vực tư

    Khái niệm về nguồn nhân lực-nguồn nhân lực chất xám

    Nguồn nhân lực trong nền kinh tế tri thức

    Một số định nghĩa khác nhau về nguồn nhân lực

    Nguồn nhân lực chất xám

    Nguồn nhân lực chất xám trong khu vực công

    Các lý thuyết về di chuyển nguồn nhân lực

    Nguyên nhân của việc di chuyển nguồn nhân lực

    Mô hình lý thuyết về di chuyển nguồn lực

    3.2.1Mô hình của Lewis

    3.2.2Mô hình Haris-Todaro

    3.2.3Lý thuyết “Mới” về di dân

    Một số lí thuyết về quản lí nguồn nhân lực

    3.3.1Thuyết cấp bậc nhu cầu của Maslow

    3.3.2Thuyết vê sự công bằng

    3.3.3Thuyết hai nhân tố của Herzberg

    3.3.4Mô hình động cơ thúc đẩy của Porter và Lawler

    Vấn đề di chuyển chất xám từ khu vực công sang khu vực tư

    Kinh nghiệm của một số nước trong việc giải quyết tình trạng chảy máu chất xám từ khu vực công sang khu vực tư

    ẢNH HƯỞNG CỦA KHU VỰC CÔNG VÀ TƯ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - HIỆN TƯỢNG DI CHUYỂN CHẤT XÁM TỪ KHU VỰC CÔNG SANG KHU VỰC TƯ HIỆN NAY VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

    Khái quát về tăng trưởng và quá trình phát triền kinh tế

    Tăng trưởng và phát triển kinh tế

    1.1.1Tăng trưởng kinh tế

    1.1.2Phát triển kinh tế

    1.1.3Quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế

    Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng và phát triển kinh tế

    1.2.1Các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng kinh tế

    1.2.2Các chỉ tiêu phản ánh phát triển kinh tế

    Ảnh hưởng của khu vực công và khu vực tư đối với quá trình phát triển kinh tế

    Khu vực công

    2.1.1Vai trò của khu vực công

    2.1.2Ảnh hưởng tích cực

    2.1.3Ảnh hưởng tiêu cực

    2.1.4Ví dụ về sự ảnh hưởng của khu vực công hiện nay

    Trên thế giới

    Trong nước

    Khu vực tư

    2.2.1Vai trò của khu vực tư

    2.2.2Ảnh hưởng tích cực

    2.2.3Ảnh hưởng tiêu cực

    2.2.4Ví dụ về sự ảnh hưởng của khu vực tư hiện nay

    Trên thế giới 54

    Trong nước

    Thực trạng di chuyển chất xám từ khu vực công sang khu vực tư hiện nay

    Trên thế giới

    3.1.1Ở Anh

    3.1.2Ở Utah

    Trong nước

    Ảnh hưởng của sự di chuyển chất xám đối với quá trình phát triển kinh tế

    3.3.1Ảnh hưởng tích cực

    3.3.2Ảnh hưởng tiêu cực

    Giải pháp cho hiện tượng di chuyển chất xám từ công sang tư

    Một số biện pháp hạn chế sự di chuyển chất xám từ khu vực công sang khu vực tư đang được áp dụng hiện nay tại Việt Nam

    KẾT LUẬN


    A. PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lý do hình thành đề tài:

    Trong thời đại hiện nay, khi mà hầu hết các nước trên thế giới đang hướng đến một nền kinh tế năng động và phát triển, nền kinh tế đa thành phần đang là một ưu thế. Ở nền kinh tế đa thành phần đó luôn tồn tại hai khu vực: “khu vực kinh tế Nhà nước”( khu vực công) và khu vực kinh tế Tư nhân( khu vực tư). Trong đó, kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ lực và kinh tế tư nhân là động lực phát triển của nền kinh tế. Hai khu vực kinh tế này chính là hai nhân tố chính đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế, cũng như chiếm một tỉ trọng rất cao trong GDP và trong việc giải quyết công ăn việc làm cho những người trong độ tuổi lao động của các nước.

    Và bao giờ cũng vậy, để phát triển kinh tế thì không thể không nói đến yếu tố “nguồn lao động”. Rõ ràng, đây là một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn. Nếu nguồn lao động có chất lượng cao thì quá trình phát triển kinh tế cũng sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, một thực tế đang trở thành vấn nạn hiện nay đó chính là sự di chuyển của các nguồn lao động, đặc biệt là nguồn lao động có chất lượng ( lực lượng tri thức) và chúng ta thường hay nghe với cái tên đó là “hiện tượng chảy máu chất xám”. Có hai luồng di chuyển lao động chính đó là: trên quốc tế và trong nước. Ở phạm vi quốc tế, đó chính là sự di chuyển của những nguồn lao động có tri thức từ các nước kém phát triển hơn đến các nước phát triển hơn. Ở phạm vi trong nước, đó chính là sự di chuyển của lực lượng lao động từ khu vực này sang khu vực khác, hay từ ngành này sang ngành khác Nổi bật nhất vẫn là sự di chuyển của các nguồn lực lao động từ khu vực công ( khu vực kinh tế nhà nước) sang khu vực tư ( khu vực kinh tế tư nhân) hoặc ngược lại.

    Ở các nước đang phát triển hiện nay, khi mà quá trình tư nhân hóa (privatization) đang được tiến hành mạnh mẽ thì rõ ràng cầu lao động ở khu vực tư sẽ tăng lên một cách đáng kể. Vì thế, việc số lượng công nhân viên chức chuyển việc làm từ khu vực nhà nước sang khu vực tư nhân đang tăng lên dù đã được đề cập trong nhiều năm qua nhưng chưa lúc nào vấn đề này lại gây sự chú ý lớn trong xã hội như bây giờ. Trước đây ở các nước thì có việc làm trong Chính phủ, Nhà nước được coi như là một đặc quyền. Song ngày nay, lực lượng lao động, trí thức lại có xu hướng chuyển sang làm việc cho các doanh nghiệp tư nhân nhất là các sinh viên mới ra trường. Thực tế gần đây cho thấy, tại Việt Nam, đặt biệt là ở khu vực phía Nam, số lượng cán bộ, công nhân viên chức di chuyển sang khu vưc tư nhân đang tăng mạnh. Đây chính là hiện tượng “ chất xám chảy từ khu vực công sang khu vực tư” mà hiện nay cũng đang trở thành thách thức lớn đối với các nước khác trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển như Indonesia, Malaysia . Và do đó, thuật ngữ “di chuyển chất xám” đang dần trở nên phổ biến.

    Theo giáo sư tiến sĩ Phạm Xuân Hằng thành viên của Hội đồng lý luận Trung ương ,vấn đề trên là một hệ quả tự nhiên của sự phát triển. Tất cả chúng ta bao gồm cán bộ công nhân viên chức đều muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn, được phát triển, đóng góp nhiều cho xã hội, vì vậy ở đây không có gì là sai khi họ rời khỏi nhà nước để tạo điều kiện sống tốt hơn cho mình. (Nguồn: Vietnam News). Nhưng nếu việc làm này ngày càng phổ biến, đội ngũ cán bộ công chức hoạt động trong Nhà nước có nguy cơ bị thiếu hụt hay không đảm bào chất lượng thì nó sẽ trở thành một vấn đề lớn cần được quan tâm một cách nghiêm túc. Vì vậy chúng ta phải tự hỏi: tại sao họ lại chuyển từ khu vực công sang khu vực tư ? Những yếu tố nào đã tác động đến họ? Đặc biệt, hiện tượng này có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực như thế nào đối với quá trình phát triển kinh tế của các nước đang tồn tài vấn nạn này? Để từ đó xem xét xem có giải pháp và chính sách nào để có thể hạn chế hiện tượng này? Để có câu trả lời, nhóm đã tìm hiểu, nghiên cứu thực hiện đề tài: “ Sự di chuyển chất xám từ khu vực công sang khu vực tư ở các nước đối với quá trình phát triển kinh tế”
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...