Tài liệu Sự dao động và độ êm khi chạy xe

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khi xe chạy, những hiện tượng xóc, nảy nhẹ từ mặt đường sẽ được giảm nhờ lốp xe. Nhưng khi xe chạy nhanh, ngay cả khi mặt đường hơi gồ ghề cũng gây ra hiện tượng xóc, nảy mạnh thì lốp xe không thể làm giảm xóc hoàn toàn được

    1. Khối lượng được treo và khối lượng không được treo

    Thân xe được đỡ bằng các lò-xo. Khối lượng của thân xe . đặt trên lò-xo được gọi là “khối lượng được treo” . Bánh xe, các cầu xe và các bộ phận khác của xe không được lò xo đỡ thì tạo thành “khối lượng không được treo”.

    Nói chung với khối lượng được treo càng lớn thì xe chạy càng êm, vì với khối lượng này lớn thì khả năng thân xe bị xóc nẩy lên càng thấp. Ngược lại, nếu khối lượng không được treo càng lớn thì càng dễ làm cho thân xe xóc nẩy lên. Sự dao động và xóc nẩy của các phần được treo, đặc biệt là thân xe, gây ảnh hưởng lớn đến độ êm của xe.

    2. Sự dao động của khối lượng được treo

    Dao động của khối lượng được treo có thể phân ra như sau:

    (1) Sự lắc dọc

    Lắc dọc là dao động lên xuống của đầu và đuôi xe so với trọng tâm của xe.

    Xe bị lắc dọc khi chạy qua rãnh hoặc mô hoặc trên đường mấp mô, có nhiều ổ gà.

    Xe có lò xo (nhíp) mềm dễ bị lắc dọc hơn xe có lò xo cứng.

    (2) Sự lắc ngang

    Khi xe chạy vòng hoặc chạy trên đường gồ ghề thì các lò xo của một bên xe giãn ra còn các lò-xo ở phía bên kia thì co lại, làm cho xe lắc lư theo chiều ngang.

    (3) Sự nhún

    Chuyển động lên xuống của toàn bộ thân xe khi xe chạy tốc độ cao trên đường gợn sóng. Xe có lò xo (nhíp) mềm dễ bị dập dình hơn.

    (4) Sự xoay đứng

    Đảo hướng là chuyển động của đường tâm dọc của xe sang bên trái và phải so với trọng tâm xe. Khi xe bị lắc dọc thì cũng dễ bị đảo hướng.

    3.Sự dao động của khối lượng không được treo

    Dao động của khối lượng không được treo có thể phân ra như sau:

    (1) Sự dịch đứng

    Sự dịch đứng là chuyển động lên xuống của bánh xe, thường xuất hiện khi xe chạy với tốc độ trung bình và cao trên đường gợn sóng.

    (2) Sự xoay dọc

    Sự xoay dọc là dao động lên xuống theo chiều ngược nhau của bánh xe bên phải và bên trái, làm cho bánh xe nhảy lên, bỏ bám mặt đường. Hiện tượng này thường dễ xảy ra đối với xe có hệ thống treo phụ thuộc.

    (3) Sự uốn

    Là hiện tượng xảy ra khi mômen tăng tốc hoặc mômen phanh tác động lên nhíp, có xu hướng làm quay nhíp quanh trục bánh xe. Dao động uốn này có ảnh hưởng làm xe chạy không êm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...