Chuyên Đề Sự dẫn truyền và tốc độ điều chỉnh của lãi suất. Những nhận định cụ thể cho thị trường việt nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN 1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
    1. Lý do chọn đề tài:
    Trong thời gian vừa qua, lãi suất là một vấn đề nhức nhối không chỉ đối với người đi
    vay, người gởi tiền, các định chế tài chính mà còn cả Ngân hàng nhà nước. Nhiều
    ngân hàng huy động vốn vượt trần lãi suất 14% lên đến 17%, 18% một năm cũng
    như hiện tượng các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn vay do lãi suất quá cao. Vì
    vậy, để điều chỉnh những xáo trộn trên và góp phần ổn định tình hình kinh tế, ngân
    hàng nhà nước đã đưa ra những biện pháp nhằm cải thiện tình hình như điều chỉnh
    lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, mà mới đây nhất là điều
    chỉnh trần lãi suất huy động từ 14% xuống còn 12%.
    Dễ dàng nhận ra rằng, lãi suất không chỉ là một công cụ điều tiết thị trường mà còn
    là động thái phát tín hiệu của chỉnh phủ về phương thức điều hành chính sách tiền tệ.
    Hơn nữa, lãi suất đã và đang là một chỉ số kinh tế quan trọng được các nhà làm
    chính sách, các tỗ chức, cá nhân trong và ngoài nước quân tâm, theo dõi, giám sát
    chặt chẽ.
    Chính vì tầm quan trọng của biến lãi suất đối với sự ổn định kinh tế vĩ mô, đã có
    khá nhiều báo cáo phân tích về chỉ số này và cụ thể hơn ở đây là vấn đề dẫn truyền
    từ lãi suất chính sách sang lãi suất bán lẻ và tính minh bạch của chính sách tiền tệ.
    Rõ ràng, hiệu lực trong việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước
    phụ thuộc rất nhiều vào sự dẫn truyền này, nếu mức dẫn truyền là nhỏ và không
    tương xứng với những thay đổi của NHNN thì những hành động của Ngân hàng nhà
    nước tác động tới thị trường sẽ không còn hiệu quả. Vì vậy, nhóm chúng tôi đã tìm
    hiểu về sự dẫn truyền của lãi suất và các yếu tố tác động đến nó cụ thể là tính cạnh
    tranh của hệ thống ngân hàng, tính minh bạch của chính sách tiền tệ và cấu trúc tài
    chính cũng như tốc độ điều chỉnh lãi suất là nhanh hay chậm ở Việt Nam để đánh
    giá hiệu quả của chính sách tiền tệ.
    2. Mục tiêu nghiên cứu:
    Bài nghiên cứu này cho ta thấy được sự dẫn truyền căn bản của lãi suất gồm hai giai
    đoạn, giai đoạn một từ lãi suất chính sách (lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp
    vốn) sang lãi suất thị trường (lãi suất trái phiếu và lãi suất liên ngân hàng) và giai




    - 2 -
    đoạn hai từ lãi suất thị trường sang lãi suất bán lẻ (lãi suất huy động và lãi suất cho
    vay). Bên cạnh đó, qua sự phân tích cả về mặt định tính và định lượng nhóm nghiên
    cứu đã đưa ra được các yếu tố tác động đến quá trình dẫn truyền và tốc độ điều
    chỉnh. Thông qua bài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu hướng người đọc đến một số
    vấn đề chính sau: Thứ nhất, liệu có sự khác biệt trong dẫn truyền các loại lãi suất ở
    Việt Nam? Thứ hai, thông qua các yếu tố tác động như vậy, liệu rằng NHNN có thể
    dựa vào các mối liên hệ này để phân tích và điểu chỉnh dẫn truyền theo ý muốn
    được hay không? Và cuối cùng, lãi suất nào sẽ dẫn truyền nhanh hơn, hay nói cách
    khác là làm tăng hiệu quả chính sách tiền tệ hơn?
    3. Phương pháp nghiên cứu:
    Bài nghiên cứu sử dụng chủ yếu mô hình VECM (mô hình hiệu chỉnh sai số) để
    kiểm tra mức dẫn truyền và tốc độ điều chỉnh về trạng thái cân bằng của lãi suất bán
    lẻ để phản ứng với sự thay đổi trong lãi suất thị trường ở Việt. Ngoài ra, chúng tôi
    còn sử dụng phương pháp thống kê, kiểm định nghiệm đơn vị mà cụ thể là sử dụng
    phương pháp Phillips-Perron và phương pháp ADF và kiểm định đồng liên kết
    (kiểm định tính dừng của phần dư) để có điều kiện hợp lý chạy mô hình VECM.
    Ngoài ra, nhóm cũng sử dụng hồi quy OLS nhằm tính toán sự dẫn truyền trong dài
    hạn và mối quan hệ đồng lien kết giữa các biến lãi suất này.
    4. Nội dung nghiên cứu:
    Nội dung bài viết chủ yếu xoay quanh các vấn đề sau:
    Sự dẫn truyền từ lãi suất chính sách sang lãi suất bán lẻ. Quá trình này gồm hai giai
    đoạn, từ lãi suất chính sách sang lãi suất thị trường tiền tệ và từ lãi suất thị trường
    tiền tệ sang lãi suất bán lẻ. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự dẫn truyền gồm: tính minh
    bạch của chính sách tiền tệ, tính cạnh tranh của ngân hàng và cấu trúc tài chính của
    quốc gia hay hệ thống ngân hàng.
    Tốc độ điều chỉnh của các loại lãi suất bán lẻ để đáp ứng sự thay đổi trong lãi suất
    chính sách. Những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ điều chỉnh bao gồm: chi phí thực
    đơn, chi phí chuyển dổi, bất cân xứng thông tin và cạnh tranh không hoàn hảo.




    - 3 -
    5. Đóng góp của đề tài:
    Thực hiện đề tài này, nhóm nghiên cứu đã phân tích các yếu tố tác động đến sự dẫn
    truyền bao gồm tính cạnh tranh của hệ thống ngân hàng, tính minh bạch của chính
    sách tiền tệ và cấu trúc tài chính và các yếu tố tác động đến tốc độ điều chỉnh bao
    gồm chi phí thực đơn, chi phí chuyển đổi, cạnh tranh không hoàn hảo, bất cân xứng
    thông tin và một số lý thuyết khác. Từ kết quả định lượng lãi suất dẫn truyền không
    hoàn toàn trong cả hai giai đoạn của cơ cấu dẫn truyền từ lãi suất chính sách sang lãi
    suất bán lẻ ở Việt Nam, nhóm nghiên cứu muốn định hướng những phương thức mà
    NHNN có thể sử dụng để làm gia tăng sự dẫn truyển hay nói cách khác chính là tăng
    hiệu quả của chính sách tiền tệ.
    6. Hướng phát triển của đề tài
    Do còn nhiều khó khăn trong công tác tiếp cận số liệu nên kết quả kiểm định tốc độ
    dẫn truyền là cân xứng hay bất cân xứng của lãi suất bán lẻ từ lãi suất liên ngân
    hàng là thiếu ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, chúng tôi nhận định rằng, đây là một
    trong những vấn đề thực nghiệm quan trọng và cần được quan tâm khi nghiên cứu
    về sự dẫn truyền lãi suất ở Việt Nam. Rõ ràng, dưới những yếu tố tác động mà
    chúng tôi đã nêu ra trong bài thì có khả năng sự điều chỉnh có thể là bất cân xứng,
    nhưng điều này vẫn chưa được kiểm định cụ thể và đây có thể là một trong những
    hướng để phát triển đề tài hoàn thiện hơn nữa.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...