Luận Văn sự đa dạng động vật đáy ở khu bảo vệ cảnh quan Trà Sư – An Giang

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: sự đa dạng động vật đáy ở khu bảo vệ cảnh quan Trà Sư – An Giang


    Rừng tràm Trà Sư thuộc xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, với diện tích 845ha là một trong các sinh cảnh tự nhiên và bán tự nhiên rộng lớn còn sót lại tại Đồng bằng sông Cửu Long, có tầm quan trọng trong công tác bảo tồn đất ngập nước. Đây là điểm đến hấp dẫn của nhiều khách tham quan du lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học ( Phan Liên, 2007). Việc nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá môi trường ở khu rừng tràm sinh thái Trà Sư là rất cần thiết để làm cơ sở cho các chương trình, kế hoạch phát triển, bảo vệ rừng nơi đây được bền vững và ngày càng mang lại hiệu quả.Việc nghiên cứu, đánh giá, giám sát môi trường có thể dựa vào nhiều công cụ, nhiều biện pháp, trong đó sinh vật chỉ thị được sử dụng để đánh giá, giám sát môi trường do tính phổ biến của chúng (Trương Thị Nga, 2001). Trong các nhóm sinh vật chỉ thị để đánh giá, giám sát môi trường thì nhóm động vật đáy (Zooben- thos) là một trong những đối tượng được nghiên cứu phổ biến bởi đây là nhóm đa dạng và có chu kỳ sống khá lâu. Các loài động vật đáy sống tĩnh có phản ứng mạnh và thường có thể dự báo được những ảnh hưởng đến môi trường. Nhóm động vật đáy sống ở sông, hồ được sử dụng để chỉ thị cho sự ô nhiễm hữu cơ trong môi trường nước. Động vật đáy còn là một trong những mắc xích quan trọng trong chu trình chuyễn hóa vật chất và năng lượng của thủy vực (Nguyễn Thị Liễu, 2004) vì thế việc nghiên cứu sự phân bố của chúng trong một thủy vực nào đó sẽ là cơ sở cho việc đánh giá môi trường và quá trình chuyển hóa trong vùng đó.
     
Đang tải...