Tiểu Luận Sự cố nguy cơ tiếp xúc với chất thải nguy hại

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. PHẦN MỞ ĐẦU
    Việt Nam đang trên con đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, đang đứng trước những thách thức to lớn về sự tăng trưởng kinh tế và đấu tranh bảo vệ môi trường.
    Hơn một thập kỉ qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế. Những thành tựu đạt được trong mọi lĩnh vực kinh tế quốc dân đều có sự đóng góp to lớn của của ngành hóa chất. Các ngành công nghiệp nặng như: chế tạo máy, khai khoáng, điện than; các ngành công nghiệp nhẹ như dệt, may, in, nhuộm, giấy, chế biến lương thực thực phẩm, mỹ phẩm, các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công, và nhất là trong sản xuất nông nghiệp, tất cả đều sử dụng hóa chất các loại, như một vật tư sản xuất không thể thiếu được trong cơ cấu sản xuất kinh doanh của mọi ngành. Chính trong quá trình này đã làm sản sinh ra các chất thải nguy hại.Và đây chính là vấn đề nan giải mà Việt Nam đang phải đối mặt, là một trong những vấn đề thời sự bức xúc của xã hội, của các nhà quản lý, sản xuất và người tiêu dùng Việt Nam
    Trung bình mỗi ngày, TPHCM tiếp nhận khoảng 300 tấn chất thải nguy hại (CTNH). Tuy nhiên, công suất xử lý loại chất thải này chỉ đạt 20%. Vậycâu hỏi đặt ra khối lượng chất thải không xử lý hết được đổ ở đâu? Thời gian qua, vẫn tồn tại tình trạng lén đổ chất thải ra môi trường. Nhiều trường hợp đã bị lực lượng Cảnh sát Môi trường TP phát hiện và xử lý. Tuy nhiên, tình trạng này khó khắc phục do TP đang thiếu nhà đầu tư xử lý CTNH đủ lớn để tiếp nhận và xử lý loại chất thải này với giá thành hợp. Vì vậy dẫn đến chất thải không được xử lý đến nơi đến chốn hoặc chôn vô tội vạ, đe dọa nghiêm trọng môi trường sống
    GS-TS Lê Huy Bá, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý môi trường TPHCM, cho rằng việc chôn lấp hàng đống chất thải nguy hại là cực kỳ nguy hại cho môi trường. “Những chất thải nguy hại, đặc biệt là kim loại nặng và thủy ngân trong bóng đèn, bị chôn lấp sẽ phát tán gây ô nhiễm nguồn nước. Người dân uống phải nguồn nước ô nhiễm này sẽ rất dễ mắc bệnh ung thư và các bệnh hiểm nghèo khác. Vì thế phải nhanh chóng đào những đống chất thải nguy hại này lên đưa đi xử lý hoặc lưu chứa an toàn”- GS-TS Lê Huy Bá nhấn mạnh. Về việc đốt chất thải lộ thiên, GS-TS Lê Huy Bá cũng cho biết là hết sức nguy hiểm vì khí thải của chúng rất độc hại.

    Chính vì nhận thức được vấn đề nan giải trên, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài ‘’Sự cố nguy cơ tiếp xúc với chất thải nguy hại’’ nhằm bổ sung thêm kiến thức về sự nhận biết các chất thải nguy hại và tác động, hậu quả để lại của nó đối với con người và hệ sinh thái. Qua đó chúng ta có thể dự đoán và hạn chế được đến mức tối đa các sự cố có nguy cơ xảy ra.


    C. KẾT LUẬN
    Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững hiện nay đã trở thành một vấn đề sống còn của toàn nhân loại. Cùng với phát triển kinh tế, mức sinh hoạt của người dân ngày càng được nâng cao thì lượng chất thải nguy hại cũng tăng nhanh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường và sức khoẻ con người.Chất thải nguy hại luôn là một trong những vấn đề môi trường trầm trọng nhất mà con người dù ở bất cứ đâu cũng phải tìm cách để đối phó.
    Như đã tìm hiểu ở trên chúng ta nhận thấy được các mối nguy hiểm của các hóa chất độc hại có trong chất thải nguy hại, nó tác động tiềm tang gây tác động xấu đến môi trường, đến sức khỏe của cộng đồng và cả đến nền kinh tế của quốc gia nữa. Vì vậy vấn đề quản lý chất thải nguy hại là hết sức cần thiết, đòi hỏi phải có sự quan tâm đặc biệt để đối phó ngay một cách nghiêm túc, kịp thời trước khi vấn đề đã trở nên trầm trọng.
    Có những thứ ô nhiễm, hậu quả của nó chưa bộc phát ngay mà có thể di hại cho hàng chục năm sau, cho những thế hệ sau . Đừng để những thế hệ mai sau của chúng ta phải gánh chịu những hậu quả khôn lường do ô nhiễm và oán trách thế hệ cha anh đi trước đã thiếu tinh thần trách nhiệm gìn giữ môi trường sống cho tương lai.



    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Quản lý chất thải nguy hại, PGS.TS Nguyễn Đức Khiên, NXB Xây Dựng, 2003
    2. Giáo trình Quản lý chất thải nguy hại, Th.S Nguyễn Ngọc Châu, 2006
    3. Chatthainguyhai.net
    4. http://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BB%B1_%C3%A1n_khai_th%C3%A1c_b%C3%B4_x%C3%ADt_%E1%BB%9F_T%C3%A2y_Nguy%C3%AAn
    5. http://dioxin.vn/vn/
    6. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/11/101108_caobang_redmud.shtml
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...