Tiểu Luận Sự cần thiết thực hiện đa dạng hoá nguồn đầu tư phát triển giáo dục- đào tạo trong điều kiện hiện na

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Sự cần thiết thực hiện đa dạng hoá nguồn đầu tư
    phát triển giáo dục- đào tạo trong điều kiện hiện nay


    1. Bối cảnh kinh tế- xã hội nước ta từ sau khi đổi mới đến nay:
    Đại hội lần thứ VI của Đảng, tháng 12/ 1986, đã thông qua chương trình đổi mới kinh tế- xã hội. Qua 15 năm đổi mới, những thành tựu Việt Nam đã đạt được là rất to lớn: đời sống nhân dân được cải thiện, dân trí tăng, sức dân được giải phóng, xã hội phát triển, tăng trưởng luôn ở mức cao, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, siêu lạm phát bị chặn đứng
    Sau 10 năm (1991- 2000), tổng sản phẩm trong nước đã tăng gấp đôi. Giá trị sản lượng các ngành sản xuất đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp. Tích luỹ nội bộ của nền kinh tế từ mức không đáng kể đã tăng lên 25% GDP, tổng vốn đầu tư phát triển tăng lên từ 11,2% lên 28% GDP. Kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội được cải thiện rõ rệt. Năng lực hầu hết các ngành đều tăng, cơ cấu kinh tế có bước chuyểm biến tích cực. Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc nội giảm dần và chỉ chiếm 1/4 tổng sản phẩm trong nước, giảm đáng kể so với hồi đầu thập kỷ (chiếm 38,7%), tỷ trọng công nghiệp tăng từ 22,7% lên 34,5% GDP, khu vực dịch vụ tăng từ 30,6% lên 40,5% GDP.
    Tỷ lệ thu ngân sách giai đoạn 1991- 2000 đạt bình quân 20,2% GDP. Số thu ngân sách Nhà nước xét về số tuyệt đối đã không ngừng tăng, sau 10 năm (1991- 2000), quy mô thu ngân sách Nhà nước đã tăng 7,7 lần. Điều này là một yếu tố quan trọng gốp phần củng cố và tăng cường tiềm lực tài chính Nhà nước.
    Có thể nói, sau hơn một thập kỷ đổi mới, nước ta đã có những bước phát triển mới về kinh tế- xã hội, từng bước tăng cường cơ sở vật chất và điều kiện cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước góp phần nâng cao khả năng độc lập, tự chủ của nền kinh tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...