Chuyên Đề Sự cần thiết phải xuất khẩu thủy sản của việt nam

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Sự cần thiết phải xuất khẩu thủy sản của việt nam
    NỘI DUNG

    I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM

    1. Vị trí của ngành thủy sản trong nền kinh tế:
    Đối với một quốc gia thì bất cứ một hàng hóa nào được xuất khẩu thì đều mang lại một nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Đặc biệt là đối với Việt Nam - một quốc gia chỉ mới thống nhất đất nước được 30 năm thì việc hội nhập với quốc tế là sự cần thiết và phù hợp. Với lợi thế về thiên nhiên ưu đãi thì Việt Nam đã xuất khẩu rất nhiều loại hàng nông sản và thủy sản như: cà phê, hạt điều, tôm, cua, cá . sang 49 quốc gia với các thị trường lớn như: Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ . đem lại cho Việt Nam một lượng ngoại tệ rất lớn mà trong đó thì xuất khẩu thủy sản là một ngành mũi nhọn.
    Với tốc độ tăng trưởng trong 12 năm qua là 20%/năm. Với các thị trường lớn mà Việt Nam đã và đang xuất khẩu sang chủ yếu là Hồng Kông, Nhật Bản, Đài Loan mà đặc biệt là hai thị trường lớn đòi hỏi tiều chuẩn chất lượng cao là EU và Hoa Kỳ đã chấp nhận hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam và cho phép hàng thủy sản của Việt Nam được nhập vào. Với 27 doanh nghiệp trên 186 doanh nghiệp có "Code" vào thị trường EU và Hoa Kỳ. Đây là một thành công rất lớn trong việc xuất khẩu nói chung và trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản nói riêng mà những thành công trên là nhờ chủ trương đúng đắn của nhà nước và Bộ thủy sản trong việc đầu tư vào việc nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản. Cùng với sự thành công đó còn có sự nỗ lực rất lớn từ phía các doanh nghiệp và giải quyết một lượng lao động nhàn rỗi rất lớn mà nhất là ở các vùng ven biển và do vậy mà đã hình thành một nghề đối với nhiều hộ dân. Các hộ dân đã dám mạnh dạn đầu tư nuôi trồng, đóng tàu bè có công suất lớn để đánh bắt xa bờ do vậy đã huy động được sức mạnh từ trong lòng dân nhờ đó đã giải quyết được vấn đề lao động và nghành nghề.
    Bên cạnh đó thì việc xuất khẩu thủy sản đã thu về cho nhà nước một lượng ngoại tệ rất lớn và cùng với việc thu về ngoại tệ cho nhà nước thì việc xuất khẩu thủy sản cũng đã nâng cao uy tín và vị thế của hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam trên thương trường quốc tế và đưa Việt Nam lên đứng thứ 29 trên thế giới về xuất khẩu thủy sản.
    2. Những lợi thế của Việt Nam về phát triển ngành thủy sản:
    Về điều kiện vị trí biển mà thiên nhiên ưu đãi thì diện tích biển bờ biển của Việt Nam dài bằng 6/7 biên giới lục địa mà biển nước ta là biển nhiệt đới với sự phân bố của các vật thể trong biển thì biển Việt Nam có mật độ cá vào loại trung bình trên thế giới và có đủ các loại hải sản chủ yếu của các biển nhiệt đới khác. Ưu điểm của biển nước ta là có thềm cát lục địa mở rộng rất thuận tiện cho việc đánh bắt, đồng thời biển nước ta còn có những dòng hải lưu ven biển, những dòng sông lớn từ các vùng sâu trong nội địa chảy ra đem theo nhiều động vật trôi nổi làm mồi cho cá khiến cho mật độ các loại hải sản cao hơn so với một số vùng biển nhiệt đới khác.
    Ngoài các loại cá có giá trị kinh tế còn có rất nhiều các loại hải sản khác như: tôm, cua, ngao, sò, đồi mồi, ngọc trai Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng cho các ngành công nghiệp chế biến đặc biệt là ngành chế biến thực phẩm với một số địa khu duyên hải có mật độ hải sản cao như: Quảng Ninh, Nam Hà và nhiều địa điểm khác ở Trung Bộ và Nam Bộ đều có thể phân bố những xí nghiệp sản xuất chế biến các loại thủy sản biển.
    Bên cạnh đó thì dọc bờ biển Việt Nam có nhiều vũng vịnh kín gió, bờ biển không có những vũng vịnh sâu, nhiều vùng nước nợ rất thuận tiện cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản.
    Về nguồn nhân lực mà Việt Nam có được thì hiện nay bình quân thu nhập đầu người còn thấp ( chỉ đến hết năm 2000 theo báo cáo của chính phủ thì thu nhập bình quân đầu người Việt Nam vào khoảng 200 USD/người/năm, bên cạnh đó thì tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam còn rất lớn, nhiều lao động không có việc làm.

    II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM.

    1. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong một vài năm qua.
    Hiện nay, Việt Nam đang đứng thứ 29 trên thế giới và đứng thứ 4 Đông Nam Á về xuất khẩu thủy sản. Tốc độ tăng trưởng bình quân 12%/năm. Năm 1997 giá trị xuất khẩu ngành thủy sản đạt 472 triệu USD chiếm 54,97% trong tổng kim nghạch xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam. Năm 1998 đạt trên 512 triệu USD (tăng 13,08% so với năm 1998). Từ 6/2000 đến 10/2000 kim ngạch đều vượt qua 100 triệu USD.
    2. Về thị trường xuất khẩu.
    Để cải thiện tốt đầu ra cho những sản phẩm thủy sản chế biến thì phía Việt Nam đã tạo điều kiện rất tốt cho các doanh nghiệp tiếp cận bằng cách ký các hiệp định đa phương và song phương với các quốc gia có quan hệ, đặc biệt đối với hai thị trường lớn mà phía Việt Nam quan tâm nhất là EU và Hoa Kỳ. Bởi vì bất cứ một quốc gia nào cũng muốn xuất khẩu hàng hóa của nước mình sang hai thị trường này.
    - Đối với thị trường Hoa Kỳ:
    Với dân số khoảng 300 triệu người chiếm khoảng 5% dân số thế giới, trong đó có khoảng 250 triệu người có mức sống cao. Nhưng bên cạnh đó thì dân số Hoa Kỳ lại sở hữu một lượng tiền lớn khoảng 35% - 40% lượng tiền ngoại tệ thế giới. Bên cạnh đó, một điều mà bất cứ một quốc gia nào cũng quan tâm đó là nhu cầu tiêu dùng ở Hoa Kỳ rất đa dạng.
    Đối với các doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hóa của mình sang thị trường này thì các biểu thuế quan nhập khẩu có lẽ là cản trở chính đối với thương mại mặc dù có nhiều hạn chế khác. Cơ quan Business International tập hợp được hơn 30 rào cản cơ bản đối với xuất khẩu theo ba loại đó là:
    . Các cơ cấu điều chỉnh
    . Các cơ cấu phân biệt đối xử
    . Cơ cấu độc đoán
    Trong đó cơ cấu điều chỉnh là quan trọng nhất dùng để hạn chế nhập khẩu ngoài các biểu thuế quan được xem xét bởi Business International đó là:
    . Các giấy phép nhập khẩu
    . Quotas và các hạn chế định tính khác
    . Hạn chế về thanh toán đối với nhập khẩu
    . Phân phối hối đoái theo tỷ lệ không dễ chịu
    . Những thương vụ bán phá giá
    . Tiền ký quỹ nhập khẩu quá cao
    . Các giai đoạn dài, ngắn tùy tiện áp dụng cho các giấy phép nhập khẩu.
    Trong các biểu thuế trên thì hay gặp nhất là: Biểu thuế, giấy phép nhập khẩu, quotas và giấy phép trao đổi.
    Biểu thuế gồm các loại thuế:
    . Thuế quan theo giá
    . Thuế quan theo lượng
    . Thuế quan hỗn hợp
    Đặc biệt đối với quotas thì Hoa Kỳ có quotas riêng để nhập những sản phẩm hàng hóa vào Hoa Kỳ. Bên cạnh đó thì luật pháp của Hoa Kỳ rất phức tạp và chi tiết (bởi vì mỗi tiểu bang của Hoa Kỳ lại có một cách tính thuế riêng). Vì vậy, muốn làm ăn thuận lợi thì tốt nhất nên có một luật sư tư vấn về luật.
    Thị trường Hoa Kỳ rất rộng lớn người dân lại có thu nhập cao nên số lượng hàng hóa mang đi xuất khẩu phải rồi rào. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nước ngoài phải lưu ý đó là dù đồ ăn thức uống nào đi chăng nữa thì cũng đều phải thỏa mãn các quy định nghặt nghèo của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ về vệ sinh an toàn thực phẩm.
     
Đang tải...