Luận Văn Sự cần thiết phải xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Sự cần thiết phải xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam


    Phần mở đầu:
    Ngay từ khi mới ra đời cương lĩnh của Đảng cộng sản Việt Nam(1930) đã khẳng định mục tiêu lý tưởng phấn đấu của nước ta là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trải qua hơn 70 năm Đảng ta đã lãnh đạo đất nước kiên trì, quyết tâm phấn đấu theo lý tưởng đó. Nước ta giành độc lập từ tay giai cấp địa chủ phong khiến và thực dân do đó nền kinh tế nước ta lạc hậu chủ yếu là nông nghiệp, công nghiệp què quặt hơn nữa chúng ta chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến trang, do đó xây dựng chủ nghĩa xã hội là một quá trình phấn đấu đầy gian khổ chưa có tiền lệ nào trong lịnh sử. Chúng ta phải tự tìm con đường đi cho mình nên những sai lầm khuyết điểm là không thể tránh khỏi, sai lầm lớn nhất của chung ta đó là sự duy trì quá lâu dài nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp đã làm cho nền kinh tế nước ta trong những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Đại hội Đảng lần thứ VI đã nhận ra những khuyết điểm sai lầm đó và đề ra đường lối đổi mới. Về kinh tế chúng ta đã áp dụng cơ chế thị trường vào nền kinh tế nước ta dưới sự điều chỉnh của nhà nước. 15 năm đổi mới đã khẳng định được tính đúng đắn của đường lối đổi mới, không những chúng ta đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng mà còn đang hội nhập với kinh tế quốc tế và khu vực. Tuy nhiên xung quanh việc áp dụng kinh tế thị trường vào nước ta vẫn còn rất nhiều quan điểm trái ngược nhau, có quan điểm cho rằng kinh tế thị trường không dung hợp với chủ nghĩa xã hội, chấp nhận kinh tế thị trường là xa rời định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó vẫn là vấn đề phức tạp,vì vậy chúng ta cần đứng trên quan điểm toàn diện để có thể đánh giá một cách đúng đắn về công cuộc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.



    B: Nội Dung:
    1.Sự cần thiết phải xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:
    1.1.Kinh tế thị trường là gì và những đặc điểm của nó:
    1.1.1.Kinh tế thị trường là gì:
    Có phải kinh tế thị trường là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản hay không?

    Ngay từ đại hội Đảng VI đã khẳng định kinh tế thị trường không phải là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản, mà sự ra đời của chủ nghĩa tư bản chỉ đẩy nền kinh tế kinh tế thị trường lên một bước phát triển cao hơn cả về chất, quy mô, tính chất và mức độ bao quát của nó “kinh tế thị trường là một trong những yếu tố của quá trình phát triển xã hội chứ không phải là cái gì đó riêng có của chủ nghĩa tư bản” (7- 5) Kinh tế thị trường chính là bước phát triển cao hơn của kinh tế hàng hoá, là thành tựu văn minh mà loài người đạt được trong quá trình sản xuất và phát triển của mình. Kinh tế hàng hoá ra đời ngay sau khi tan rã chế độ cộng sản nguyên thuỷ do đó kinh tế thị trường không mang tính giai cấp. Mỗi nhà nước, thể chế chính trị đều có thể vận dụng nền kinh tế thị trường để đạt được những mục đích mà mình đề ra.
    Nền kinh tế thị trường vận động theo những quy luật chung vốn có của nó như quy luật giá trị, quy luật cạch tranh, thị trường có vai trò quyết định trong việc phân phối các nguồn lực kinh tế, giá cả do thị trường quyết định .Trong lịch sử kinh tế thế giới kinh tế thị trường như một tất yếu gắn liền với sự phát triển của mọi quốc gia, là con đường dẫn tới giàu có văn minh.
    1.1.2 Những ưu điểm của nền kinh tế thị trường:
    Có thể nói nhờ áp dụng cơ chế thị trường vào nền kinh tế mà các nước tư bản đã giầu lên một cách nhanh chóng và đạt được những thành tựu cao về khoa học và công nghệ. Trước kia chúng ta đồng nghĩa kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản do đó đã không nhìn được những ưu điểm của kinh tế thị trường mà chỉ thấy những mặt trái của nó và phủ nhận nó. Trước hết trong nền kinh tế thị trường mọi người được tự do về kinh tế, trong nền kinh tế hiện vật chỉ có hai hình thức sở hữu duy nhất đó là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể hình thức sở hữu tư nhân bị coi nhẹ làm kìm hãm sự làm giàu chính đáng của nhân dân.Trong nền kinh tế thị trường mọi công dân có quyền tự do kinh doanh làm giàu một cách chính đáng cho mình, khi lợi ích thiết thân của mỗi người được đảm bảo mới tạo điều kiện cho việc thực hiện chiến lược kinh tế của nhà nước,và chính điều đó sẽ tạo được sự tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng.
     
Đang tải...