Tiểu Luận Sự cần thiết phải sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
    1.1. Quan niệm về doanh nghiệp nhà nước
    Doanh nghiệp nhà nước là bộ phận cấu thành quan trọng nhất của kinh tế nhà nước, quan trọng nhất nhưng không phải đồng nhất và đồng nghĩa với kinh tế nhà nước. Do vậy phải điểm lại các quan niệm về doanh nghiệp nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Trên thế giới, khi nghiên cứu hoặc đề xuất phương án cải cách doanh nghiệp nhà nước, các học giả có quan niệm khác nhau về doanh nghiệp nhà nước, các định nghĩa pháp lý và học thuật về doanh nghiệp nhà nước của các quốc gia khác nhau cũng rất khác nhau. Ở nước ta quan niệm về doanh nghiệp nhà nước qua các thời kỳ đổi mới quản lý cũng đã thay đổi rất nhiều và rất nhiều học giả, nhà quản lý đôi khi lẫn lộn giữa khái niệm doanh nghiệp nhà nước với các khái niệm gần nghĩa khác dẫn đến hiểu sai lệch về vai trò, vị trí của doanh nghiệp nhà nước và cuối cùng dẫn đến cách thức tổ chức quản lý, đổi mới doanh nghiệp nhà nước có sự khác nhau giữa các ngành, các địa phương.
    Trong điều kiện kinh tế kế hoạch hóa tập trung, doanh nghiệp nhà nước (trước đây gọi là xí nghiệp quốc doanh) chiếm vai trò độc tôn trong nền kinh tế, đó là những doanh nghiệp hạch toán kinh tế theo nguyên tắc thu đủ, chi đủ, bao cấp (Trung Quốc gọi là cơ chế ăn nồi cơm chung, Liên Xô cũ gọi là cơ chế chi phí). Về mặt sở hữu, đó là những doanh nghiệp do Nhà nước đầu tư vốn 100%, trực tiếp quản lý.
    Khi chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc chuyển đổi (cải cách, đổi mới) cơ chế quản lý đối với doanh nghiệp nhà nước luôn là vấn đề trung tâm. Kết quả là các doanh nghiệp nhà nước không những thay đổi về nguyên tắc hoạt động, cơ chế quản lý và hạch toán mà còn thay đổi cả cơ cấu sở hữu, phát triển một số hình thức đan xen sở hữu hoàn toàn mới. Chính vì vậy, Luật doanh nghiệp nhà nước ban hành ngày 20/4/1995 (lần đầu tiên ở Việt Nam) đã đưa ra khái niệm có tính pháp lý về doanh nghiệp nhà nước như sau:
    Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao. Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý [1].
    Qua gần 10 năm thực hiện, Luật đã có một vai trò rất quan trọng trong việc củng cố và phát triển doanh nghiệp nhà nước, góp phần tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, thu hút đầu tư nước ngoài, bảo đảm tính định hướng xã hội của nền kinh tế thị trường ở nước ta. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thời gian qua còn nhiều doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả, năng lực cạnh tranh yếu, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như những yếu kém về trình độ quản lý, công nghệ thiết bị lạc hậu . trong đó, có một nguyên nhân quan trọng là những vướng mắc về thể chế, chính sách tổ chức quản lý đối với doanh nghiệp nhà nước làm cho khu vực doanh nghiệp này thiếu tính năng động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Bên cạnh đó, sau khi Luật doanh nghiệp nhà nước có hiệu lực thi hành, đã có nhiều văn bản liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp nói chung được ban hành như Luật doanh nghiệp, Luật thuế, Luật thương mại . Trong đó, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp được đổi mới hơn so với doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước. Do vậy, để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả và tiến tới hình thành một mặt bằng pháp lý chung cho mọi loại hình doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp nhà nước đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/7/2004, khẳng định: "Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn" [15].
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...