Luận Văn sự cần thiết phải cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    sự cần thiết phải cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="width: 90%"]Thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNN đã bộc lộ nhiều hạn chế:
    +Hiệu quả kinh tế của DNNN giảm:
    Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX nhận định: hiệu quả của DNNN chưa cao (vấn đề công nợ, công nghệ, lao động dôi dư, tự chủ trong kinh doanh, trình độ quản lý, cơ cấu doanh nghiệp .). Nhiều DNNN có năng suất lao động thấp, chỉ đạt khoảng 38% so với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, vòng quay vốn trung bình giai đoạn 1985-1991 chỉ đạt 60% so với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
    Tại Hội nghị toàn quốc về đổi mới doanh nghiệp tháng 3 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã chỉ rõ những yếu kém của khối DNNN là một thách thức lớn khi Việt Nam hội nhập quốc tế. Thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ đạt 8.000 tỷ đồng trong tổng số 87.000 tỷ đồng nộp ngân sách nhà nước (chiếm tỉ lệ 9,19% ) trong khi đó tổng số nợ của khối này phải thu, phải trả lên tới khoảng 300.000 tỷ đồng. Sức cạnh tranh của DNNN rất yếu, Thủ tướng lấy ví dụ: chi phí vận chuyển công ten nơ từ khu công nghiệp Bình Dương đến cảng Vũng Tàu còn cao hơn từ Vũng Tàu đi Singapore.
    +Nhà nước giảm dần sự bảo hộ đối với DNNN:
    Hiện nay, các khoản nợ và việc chiếm dụng vốn giữa các doanh nghiệp với nhau rất lớn, Nhà nước lại phải đứng ra lo trả nợ- mặc dù không thu về được vốn- để đảm bảo cho sự hoạt động bình thường của các DNNN, hơn nữa còn phải bảo hộ DNNN bằng chính sách kinh tế vĩ mô như: miễn giảm thuế, cấp vốn ưu đãi đầu tư, bù lỗ .Do đó nhiều DNNN đã trở thành gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, gây thiếu lòng tin về khả năng, lợi ích của khu vực này đối với sự phát triển cân đối của nền kinh tế, đồng thời để lại những hậu quả nghiêm trọng về mặt xã hội như: tệ tham nhũng, quan liêu, cửa quyền, ỷ lại vào Nhà nước, thất nghiệp tăng .
    Mặt khác tỷ lệ lạm phát và nợ của Nhà nước ngày càng tăng, việc phát triển các nghành công nghiệp, phát triển sản xuất của các DNNN đều do Nhà nước hoặc lãnh đạo DNNN quyết định đã phần nào gặp trở ngại trong nền kinh tế thị trường- đòi hỏi phải có các quyết định nhanh và kịp thời. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và khu vực hoá về thị trường sản phẩm và thị trường vốn, các nghành công nghiệp gặp khó khăn hơn và không còn giải pháp nào khác là hợp tác quốc tế. Nền kinh tế phải dao động giữa thời kỳ vững chãi của khu vực kinh tế Nhà nước và sự phát triển của khu vực phi Nhà nước, cũng như việc mở rộng thị trường.
    +Nhà nước giảm dần chức năng làm kinh tế:
    Nhà nước không thể hành chính hoá nền kinh tế, cũng như không thể thay thế được vai trò của thị trường và các doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự quản lý của Nhà nước là điều kiện không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường, dù thị trường có hiệu quả đến đâu thì cũng không thể thả nổi hoàn toàn nền kinh tế cho quy luật tự điều chỉnh của thị trường. Nhà nước điều tiết thị trường thông qua các quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách và việc thành lập các cơ quan quản lý kinh tế.
    s

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     
Đang tải...