Tiểu Luận Sự cần thiết khách quan của vai trò quản lí kinh tế nhà nước

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Sự cần thiết khách quan của vai trò quản lí kinh tế nhà nước


    LỜI NÓI ĐẦU

    Theo C.Mac va F.Anghen: Không thể cải biến kinh tế xã hội nếu thiếu vai trò kinh tế của Nhà nước, loài người đã và đang còn sống lâu dài trong nền kinh tế thị trường,bên cạnh mặt tích cực là chủ yếu, nền kinh tế thị trường không thể tránh khỏi mặt tiêu cực. Phát huy mặt tích cực, chủ động hạn chế mặt tiêu cực của kinh tế thị trường thông qua vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước là một tất yếu khách quan.

    - Mô hình kinh tế thị trường theo đình hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta là một dạng cụ thể của mô hình kinh tế hỗn hợp, trong đó mục tiêu duy nhất là hạnh phúc của nhân dân thì Nhà nước ấy phải có nhiều công cụ mạnh, đủ sức chi phối mọi biểu hiện trái nghịch. Kinh tế quốc doanh giữ vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt sự phát triển các thành phần kinh tế khác, là chỗ dựa, là thực lực để Nhà nước giải quyết các vấn đề do nền kinh tế đặt ra mà khu vực kinh tế tư nhân không giải quyết được. Vì vậy việc xây dựng và hoàn thiện các công cụ theo hướng đảm bảo tính nhạy bén, phù hợp với sự biến động của thị trường , nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế của Nhà nước cũng như tạo mọi điều kiện cho khu vực kinh tế quốc doanh thực hiện trọng trách của mình là nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước.

    -Cơ chế thị trường của nước ta là cơ chế thị trường của một Nhà nước xã hội chủ nghĩa nên dù Nhà nước có vai trò quản lí nhưng vẫn phải đảm bảo Đảng lãnh đạo và nhân dân làm chủ, bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế phải được sắp xếp lại và kiện toàn theo hướng giảm bớt khâu trung gian, tinh giảm biên chế, đảm bảo chất lượng. Đồng thời phải đổi mới chế độ làm việc, xây dựng quy chế công chức, đổi mới phong cách, phương pháp làm việc, ý thức trách nhiệm. Kiên quyết đấu tranh chống tệ quan liêu, tham nhũng, thoái hoá biến chất. Tuyển chọn, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ viên chức Nhà nước làm công tác quản lý kinh tế và đội ngũ các nhà quản lý doanh nghiệp. Để thực hiện được nhiệm vụ đó thì phải đổi mới chương trình phương pháp đào tạo, gắn lý luận với thực tiễn, có quá trình rèn luyện, thử thách đối với đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế. Đi đôi với nó cần phải có chính sách bố trí, sử dụng, đãi ngộ, khen thưởng thoả đáng để khuyến khích tính tự chủ, sáng tạo và ý thức tự giác của cán bộ quản lý kinh tế.

    - Với vai trò khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trường, cũng có khi Nhà nước mắc phải những sai lầm, do đó Nhà nước luôn phải biết học hỏi kinh nghiệm, tự kiểm điểm bản thân, thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy cũng như nội bộ các nhân viên

    - Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước về kinh tế trong bước chuyển đổi sang cơ chế thị trường. Quản lý Nhà nước về kinh tế phải tập trung chủ yếu vào quản lý vĩ mô, tạo môi trường kinh tế và khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kinh doanh, phát huy mặt tích cực của kinh tế thị trường, bảo đảm sự tăng trưởng của nền kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng

    SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA VAI TRÒ

    QUẢN LÍ KINH TẾ NHÀ NƯỚC
     
Đang tải...